Giải Pháp Tăng Cường Đào Tạo, Bồi Dưỡng Kỹ Thuật, Nghiệp Vụ Và Quản Lý Cho Các Chủ Trang Trại Và Người Lao Động Trong Trang Trạ

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại của tỉnh Đồng Nai (Trang 50 - 51)

3- Ngành nghề đào tạo của Chủ trang trạ

4.10.3.3. Giải Pháp Tăng Cường Đào Tạo, Bồi Dưỡng Kỹ Thuật, Nghiệp Vụ Và Quản Lý Cho Các Chủ Trang Trại Và Người Lao Động Trong Trang Trạ

Quản Lý Cho Các Chủ Trang Trại Và Người Lao Động Trong Trang Trại

Nhân tố con người là một trong những nhân tố quan trọng, ảnh hưởng lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh.

Từ thực trang phân tích trên, để cho kinh tế trang trại phát triển và mang lại hiệu quả cao, rất cần thiết phải đặt vấn đề tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho các chủ trang trại và những người lao động trong các trang trại.

Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho các Chủ trang trại những kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn về tổ chức và quản lý sản xuất, về cách tiếp cận với kinh tế thị trường, tiếp cận với khoa học kỹ thuật- công nghệ mới,...đồng thời đối với những người lao động trong các trang trại cũng phải được huấn luyện, bồi dưỡng, đào tạo họ trở thành những lao động có kỹ thuật và có tay nghề vững vàng.

4.10.3.4. Giải Pháp Về Quy Hoạch Và Xây Dựng Cơ Sở Hạ Tầng

Tiến hành thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế trang trại nhằm đưa kinh tế trang trại phát triển phù hợp vơi quy hoạch phát triển nông nghiệp nông thôn của tỉnh, hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung, gắn sản xuất với chế biến khắc phục tình trạng phát triển tự phát, hiệu quả thấp, kém bền vững của các trang trại, thực hiện khai thác có hiệu quả tài nguyên đất đai, nguồn nước, lao động, vốn và các tiềm năng kinh tế khác, đảm bảo vệ sinh môi trường.

Trên cơ sở qui hoạch vùng sản xuất nông nghiệp, Nhà nước cần đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng ở nông thôn nhằm giúp cho các trang trại khắc phục được những khó khăn trở ngại.

Nhà nước xây dựng các cụm kinh tế, văn hóa với hệ thống cơ sở hạ tầng trường học, trạm y tế, nông thôn...

Xây dựng các hồ nước, các trạm bơm phục vụ cho việc tưới tiêu vào mùa khô nhằm đảm bảo năng suất cây trồng cho các trang trại.

Xây dựng hệ thống kênh mương nội đồng để dẫn nước đến các vùng sản xuất khô hạn ở các huyện trên địa bàn.

Mở rộng và nâng cấp đường giao thông nông thôn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các trang trại chuyển hàng hóa đến nơi tiêu thụ.

Mở rộng mạng lưới điện nông thôn nhằm nâng cao tỷ lệ sử dụng điện tối đa đạt 100% để phục vụ cho nhu cầu tưới tiêu của các trang trại.

Khuyến khích các Chủ trang trại đóng góp nhiều hơn vào quỹ đầu tư và phát triển nông thôn, theo chủ trương: “Nhà nước và nhân dân cùng làm”.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại của tỉnh Đồng Nai (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)