Số Lượng Loại Hình Sản Xuất Trang Trại Và Sự Phân Bố Trên Địa Bàn Tỉnh

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại của tỉnh Đồng Nai (Trang 30 - 31)

3- Ngành nghề đào tạo của Chủ trang trạ

4.2.Số Lượng Loại Hình Sản Xuất Trang Trại Và Sự Phân Bố Trên Địa Bàn Tỉnh

Bảng 4.3 : Số Lượng Loại Hình Sản Xuất Trang Trại Và Sự Phân Bố Trên Địa

Bàn Tỉnh Tính đến ngày 31/12/2003 toàn tỉnh có 3117 trang trại. Đồng Nai có số lượng

trang trại đứng thứ 11 so với cả nước và đứng thứ 3 so với Miền Đông Nam Bộ (sau Bình Dương và Tây Ninh). Trong tổng số 3117 trang trại toàn tỉnh có 6 loại hình trang trại ( phân loại theo loại hình sản xuất trang trại), đó là:

_ Trang trại chăn nuôi có số lượng nhiều nhất là 1290 trang trại, chiếm 41,38%. _ Trang trại trồng cây lâu năm 1168 trang trại, chiếm 37,47%.

_ Trang trại nuôi trồng thuỷ sản có 245 trang trại, chiếm 7,86%. _ Trang trại tổng hợp 221 trang trại, chiếm 7,09%.

_ Trang trại trồng cây hàng năm là 182 trang trại, chiếm 5,83%.

_ Trang trại lâm nghiệp có số lượng ít nhất, chỉ có 11 trang trại, chiếm 0,37%.

Nhìn chung trang trại ở Đồng Nai phát triển nhiều và chủ yếu là trang trại cây lâu năm và trang trại chăn nuôi. Đây cũng là hai lĩnh vực thuộc thế mạnh của nông nghiệp Đồng Nai.

Sự phân bố của các loại hình trang trại tại địa phương:

_ Trang trại chăn nuôi có số lượng lớn nhất và tập trung phát triển ở Tp.Biên Hòa 348 trang trại (chiếm 26,98% tổng số trang trại chăn nuôi). Huyện Thống Nhất 316 trang trại chăn nuôi ( chiếm 24,5%). Huyện Trảng Bom có 155 trang trại, chiếm 12,02%. Huyện Long Thành có 121 trang trại (chiếm 9,38%).

_ Trang trại trồng cây lâu năm có 1168 trang trại, được phân bổ tập trung nhiều nhất ở Huyện Định Quán với 228 trang trại, chiếm 19,52%, kế đến là huyện Trảng Bom 219 trang trại (chiếm 18,75%). Huyện Xuân Lộc có 204 trang trại (chiếm 17,47%). Huyện Cẩm Mỹ có 191 trang trại, chiếm 16,35%.

_ Huyện Vĩnh Cửu có số lượng trang trại tổng hợp tập trung tương đối lớn với 43 trang trại, chiếm 19,46% tổng số trang trại tổng hợp.

_Trang trại nuôi trồng thủy sản chủ yếu là nuôi tôm, phát triển mạnh ở huyện Nhơn Trạch với 156 trang trại, chiếm 63,67%. Các chủ trang trại đã lợi dụng khu vực rừng đước, các triền bào dọc sông Đồng Nai, Thị Vải, để đắp đùng, đập nuôi tôm.

Ngoài ra còn có loại trang trại đặc thù, tập trung nhiều ở huyện Định Quán, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ… Trang trại đặc thù ở Định Quán chủ yếu là nuôi cá bè trên khu vực sông La Ngà và lòng hồ Trị An. Trang trại đặc thù làm nấm, nuôi ong trong các vườn cây lâu năm chủ yếu tập trung ở Xuân Lộc,Cẩm Mỹ, thị xã Long Khánh.

Như vậy việc hình thành và phân bố các loại hình trang trại ở tỉnh Đồng Nai hoàn toàn không mang tính tự phát mà phát triển dựa vào lợi thế so sánh của từng vùng (điều kiện tự nhiên, đất đai, mặt nước …) và kinh nghiệm sản xuất truyền thống của hộ nông dân ở các địa phương.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại của tỉnh Đồng Nai (Trang 30 - 31)