Thành Thế Vỹ, Ngoạithương Việt Nam thế kỉ XVII, XVIII và đầu thế kỉ XIX, Sđd, trang 200.

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM TRONG CÁC THẾ KỈ XI -XVIII (Trang 72 - 74)

đa. Ngoại thương Việt Nam đột nhiên hoạt động sầm uất trong hoàn cảnh đất nước bị chia cắt bởi hai tập đoàn phong kiến họ Nguyễn ở Đàng Trong và họ Trịnh ở Đàng Ngoài và chủ nghĩa tư bản phương Tây đang ráo riết tìm kiếm thị trường và thuộc địa. Nền kinh tế hàng hóa Việt Nam lúc này không còn là một nền kinh tế hàng hóa giản đơn nhưng chưa hẳn là một nền kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa. Ngoại thương Việt Nam được tiến hành giữa một nước nông nghiệp lạc hậu với các nước tư bản khoa học, kĩ nghệ phát triển. Chế độ phong kiến Việt Nam đang trên đà suy yếu mà những nhân tố tiến bộ của sản xuất vẫn chưa hình thành, lực lượng sản xuất ở Việt Nam mặc dù bị những quan hệ sản xuất phong kiến kìm hãm nhưng vẫn cứ theo qui luật chung mà phát triển đem lại cho ngoại thương những bước phát triển nhất định ngược lại sự phát triển của ngoại thương Việt Nam cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của lực lượng sản xuất.”

Đào Thị Phương Huyền – Luận văn tốt nghiệp trường ĐH Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh: Kinh tế ngoại thương Việt Nam trong các thế kỷ XI-XVIII – GVHD: TS. Trần Thị Thanh Thanh - Trang 139 - Năm 2009.

“Qua quá trình tìm hiểu về vấn đề ngoại thương trong một quá trình lịch sử lâu dài như vậy ta có thể rút ra các đặc điểm sau:

Trước hết, như đã đề cập ở trên, ngoại thương Việt Nam phát triển trong điều kiện của một nước nông nghiệp lạc hậu. Hàng hóa Việt Nam bán ra chủ yếu vẫn là các sản phẩm thiên nhiên (lâm sản, thổ sản, hải sản….) và hàng thủ công (tơ lụa, đường…)

Thứ hai, ngoại thương Việt Nam phát triển trong thời kỳ độc quyền mua bán của vua chúa. Nhưng độc quyền chỉ mang tính tương đối không thật là triệt để. Vì sự tiêu thụ cũng như sự cung cấp hàng hóa của phong kiến thống trị cũng rất hạn chế. Thương nhân nước ngoài luôn tìm cách thoát khỏi vai trò trung gian của giai cấp thống trị và người sản xuất cũng tìm cách để giao thiệp với thương nhân nước ngoài.. Do đó độc quyền cũng chỉ là mua trước, bán trước sau đó cho tự do mua bán với nhân dân.

hàng đổi lấy hàng, vật ngang giá chung dùng trong mua bán chủ yếu là bạc nén. Do những hạn chế của điều kiện kinh tế - xã hội trong nước nên mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam không được vai trò xúc tác của ngoại thương thúc đẩy nảy nở mau chóng. Và do đó ngoại thương Việt Nam chưa từng đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế dân tộc.”

Đào Thị Phương Huyền – Luận văn tốt nghiệp trường ĐH Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh: Kinh tế ngoại thương Việt Nam trong các thế kỷ XI-XVIII – GVHD: TS. Trần Thị Thanh Thanh - Trang 139, 140 - Năm 2009.

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM TRONG CÁC THẾ KỈ XI -XVIII (Trang 72 - 74)