Trương Tuấn, phụng ngự là Trương Vinh sang thu mua hương liệu”87.”
Đào Thị Phương Huyền – Luận văn tốt nghiệp trường ĐH Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh: Kinh tế ngoại thương Việt Nam trong các thế kỷ XI-XVIII – GVHD: TS. Trần Thị Thanh Thanh - Trang 62-68 - Năm 2009.
“Nhìn chung, thời Lê sơ được đánh giá là thời kỳ phát triển đỉnh cao của chế độ quân chủ trung ương tập quyền với sự hoàn thiện của bộ máy tổ chức chính quyền, an ninh quốc phòng được giữ vững, sự ra đời của bộ Luật Hồng Đức (Quốc triều hình luật) “biểu hiện rõ rệt tính giai cấp và quyền lực của nhà nước quân chủ đối với nhân dân nhưng đó cũng là bộ luật tiến bộ nhất trong lịch sử Việt Nam trung đại vì nó mang đậm nét sáng tạo và tinh thần thực tiễn của nhà nước quân chủ độc lập trong giai đoạn đi lên”88…Sự phục hồi và phát triển của nền kinh tế trong nước. Xuất phát từ mục đích bóc lột của giai cấp thống trị, chính sách “trọng nông” đã được nhà nước quân chủ thời kỳ này tiến hành một cách triệt để. “Trong hoàn cảnh xã hội nước ta ở thế kỉ XV, những chính sách đó có tác dụng quan trọng phục hồi và phát triển nông nghiệp, thúc đẩy sức sản xuất xã hội, kích thích sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp”89. Tuy vậy, đi cùng với nó là chính sách hạn chế ngoại thương nằm trong chính sách “ức thương” nói chung. Chính sách hạn chế và kiểm soát gắt gao thuyền buôn nước ngoài không tạo điều kiện cho quan hệ buôn bán với các nước phát triển. Người dân không được tự do buôn bán với người nước ngoài mà phải được sự cho phép của nhà nước (cấp giấy phép). Về phía nhà nước, các hoạt động thông thương đều bị nhà nước từ chối chỉ tiến hành một số ít các hoạt động trao đổi buôn bán lẻ tẻ với các sứ đoàn ngoại giao. Nhưng hoạt động giao thương này lại không mang lại 87 Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử toàn thư (tập 3), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 1968, trang 184.
88Theo Nguyễn Phan Quang, Võ Xuân Đàn, Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến năm 1884, Nxb Tp.HCM, 2005, trang 195. 1884, Nxb Tp.HCM, 2005, trang 195.
89Theo Nguyễn Phan Quang, Võ Xuân Đàn, Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến năm 1884, Nxb Tp.HCM, 2005, trang 200. Tp.HCM, 2005, trang 200.
hiệu quả kinh tế cao vì thường tính “với giá bán cao bắt ức triều đình phải mua” và số lượng hàng hóa chưa phải là lớn để có thể tạo nên những chuyễn biến lớn đối với sự phát triển của nền ngoại thương nước nhà. Và nói chung, tuy có bước phát triển hơn trước nhưng chính sách hạn chế ngoại thương của nhà nước thời Lê sơ đã cản trở sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa trong nước, nền kinh tế hàng hóa thời kỳ này vẫn bị nền kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc chi phối, ràng buộc…”
Đào Thị Phương Huyền – Luận văn tốt nghiệp trường ĐH Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh: Kinh tế ngoại thương Việt Nam trong các thế kỷ XI-XVIII – GVHD: TS. Trần Thị Thanh Thanh - Trang 68, 69 - Năm 2009.