Dẫn theo Nguyễn Phan Quang, Phong trào Tây Sơn và cải cách của Quang Trung Nguyễn Huệ, Nxb Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, 2000, trang 153 154.

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM TRONG CÁC THẾ KỈ XI -XVIII (Trang 68 - 72)

“Lạng Sơn là một thị trấn nhỏ, nơi giao thông giữa Nam và Bắc (Việt-Trung) người

Kinh, người Thổ ở lẫn lộn là chốn đô hội vậy. Nơi mà hàng hóa buôn bán chỉ đến đa phần là Vạn Ninh, Mục Mã. Những nhà buôn bán gần xa, thuyền xe đến tới xô chạm, tìm kiếm Lạng Sơn có lẽ là một trong những chỗ phồn thịnh chăng”107 .

Dưới thời Tây Sơn, thương nhân Trung Quốc sang Việt Nam bằng hai con đường thủy bộ truyền thống. Nếu theo đường bộ, con đường bị cách trở bởi núi non trùng điệp thì thương nhân đi từ Long Châu, Quảng Tây, qua các cửa ải trên của Lạng Sơn hoặc Cao Bằng để vào Việt Nam. Trong điều kiện phương tiện vận tải còn thô sơ lúc đó, họ chỉ mang được số lượng hàng nhỏ mà chủ yếu là vật dùng hàng ngày. Theo đường biển, con đường mậu dịch với quy mô lớn với phương tiện vận chuyễn nhanh, số lượng hàng hóa dồi dào thì thương nhân có mặt hầu như ở khắp các hải cảng lớn từ Bắc đến Nam. Họ mang vào Việt Nam các mặt hàng: vải, gấm, đồ sứ, đồ sắt, thuốc nhuộm, dược liệu và mua về gạo, cau, hồ tiêu, sa nhân, tre gỗ, hương liệu, đường. Đó là chưa kể các cuộc trao đổi, mua bán bằng con đường ngoại giao của sứ thần hai nước. Sử Trung Quốc chép lại sự kiện sứ thần Việt Nam “ đặt một số hàng lớn hàng dệt tơ ở Giang Minh, mỗi lần giao dịch giá đến vài vạn lạng bạc”.

Thứ ba, Quan h ệ buôn bán vớ i ph ư ơ ng Tây:

Thời Tây Sơn việc buôn bán không chỉ bó hẹp trong phạm vi với Trung Quốc mà còn mở rộng ra quan hệ với tất cả các nước muốn đặt quan hệ với Việt Nam. Năm 1777, khi Tây Sơn đã làm chủ hầu hết Đàng Trong. Shapman, một đại diện công ty Anh ở Ấn Độ đã tìm gặp Nguyễn Nhạc, Nguyễn Nhạc cho phép thương nhân vào buôn bán tại các cửa biển của Tây Sơn kiểm soát và đặt mua vũ khí của Anh. Dưới triều đại mình Quang Trung tỏ ra rộng rãi, dành cho thương nhân phương Tây những điều kiện dễ dàng, muốn họ tăng cường buôn bán với nước ta. Triều Tây Sơn tạo điều kiện cho thương nhân ra vào và có thái độ sòng phẳng trong giao dịch, mua bán nên đã gây 107 Theo gia phả của họ Hoàng ở Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội, soạn năm Minh Mệnh 19 (1838), dẫn theo Phạm Ái Phương, Sđd trang 39.

lại được niềm tin đối với họ. Nhận xét này được chứng minh qua kết luận của các giáo sĩ thương nhân phương Tây đã từng đến Việt Nam. Ông Crawfurd vào Việt Nam năm 1822 viết: “ Người ta có quyền nói rằng dân chúng khát khao dòng vua chính thống được khôi phục như một vài người châu Âu đã quen tán tụng Gia Long và chế độ nhà Tây Sơn đã mất nhân tâm. Tôi đã được nói chuyện với nhiều thương gia Trung Quốc ở Huế lâu năm về vấn đề kể trên. Những người này đã từng sống dưới chính quyền vừa của họ Nguyễn vừa của Tây Sơn. Trái lại, họ đã phê bình rằng nhà vua Tây Sơn còn có công bằng và ôn hòa hơn nhà vua hiện thời (Minh Mệnh và cả phụ vương của ngài nữa (Gia Long)”108

Nhưng bấy giờ các công ty tư bản phương Tây lại giao thiệp với Nguyễn Ánh ở Gia Định nhiều hơn, vì họ muốn giúp Nguyễn Ánh lật đổ Tây Sơn để thực hiện từng bước mưu đồ can thiệp, xâm lược. Nhiều thương nhân Anh, Pháp, Bồ Đào Nha…yêu cầu được viện trợ cho Nguyễn Ánh đều không nằm ngoài mục đích ấy.

Thứ t ư , v ề mặt tài chính

Trong vòng 5 năm ở ngôi, Quang Trung cho đúc tiền “Quang Trung thông bảo”, gồm mấy chục loại khác nhau. Theo Đỗ Văn Ninh: “ Tiền Quang Trung được lưu hành rộng rãi trên khắp nơi trong nước, kể cả miền biên viễn và hải đảo xa xôi. Về số lượng, tiền Quang Trung áp đảo tất cả mọi loại tiền Việt Nam và cả Trung Quốc được lưu hành đồng thời, địa bàn lưu hành chủ yếu là từ Bình Trị Thiên trở ra Bắc nhưng ở các tỉnh phía Nam cũng lưu hành rất nhiều”. Cũng theo tác giả “ Sau khi kết thúc chiến tranh, đánh đuổi quân Thanh…, Nguyễn Huệ mở rộng việc buôn bán trong nước…, đề nghị nhà Thanh mở cửa ải thông chợ búa…, mà một trong những khâu quan trọng của chính sách kinh tế mới là việc đúc tiền và lưu hành tiền”. “ Nếu tính chung triều đại Tây Sơn 25 năm ở ngắn ngủi (1778-1802), nhà Tây Sơn đã đúc 37 kiểu tiền . Kiểu tiền là 37 song loại tiền có số lượng lớn hơn. Nếu chỉ tính mỗi loại tiền là một lần đúc

108 Phạm Ái Phương,Vài nét về tình hình công thương nghiệp Việt Nam thời Tây Sơn, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 1, năm 1989, trang 39-40. Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 1, năm 1989, trang 39-40.

(thực ra mỗi loại tiền thường được đúc lại nhiều lần). Tiền Tây Sơn đã được đúc trên 37 lần trong vòng 25 năm”. Điều đó cho thấy nhà Tây Sơn đã lưu hành một lượng tiền không nhỏ trong thời gian tồn tại của triều đại mình .

Nhà Tây Sơn đã làm được một việc lớn mà từ đầu thời độc lập, tự chủ của lịch sử nước ta từ hồi thế kỉ X chưa làm được, đó là việc thay thế tiền Trung Quốc trên thị trường khắp nước.Đúc nhiều tiền mới chỉ là môt việc, phát hành được tiền đó trong nhân dân, được nhân dân tín nhiệm tiêu dùng lại là việc quan trọng hơn. Tiền Tây Sơn không những được nhân dân trong nước tín nhiệm tiêu dùng mãi hàng nửa thế kỉ sau khi triều Tây Sơn mất, mà còn được lưu hành cả ra nước ngoài. Sách “ Trung Quốc hóa tệ sử” ghi việc “cấm dùng tiền ngoại Quang Trung” trong bảng “ Niên biểu những sự kiện lớn về lịch sử tiền tệ Trung Quốc”109…từ trước chưa từng thấy có hiện tượng tiền Việt Nam lưu hành trên đất Trung Quốc110.

Qua những chính sách trên đối với công thương nghiệp của triều Tây Sơn ta có thể thấy, như cách nói ngày nay rõ ràng “tư duy kinh tế” của các thế hệ thời Quang Trung đã được đổi mới mạnh mẽ, thậm chí làm chuyễn biến sâu sắc những sĩ phu vốn được nhào nặn bằng học thuyết Khổng Mạnh. Chọn đúng hướng đi phù hợp với thời đại và hoài bão dân tộc, những sĩ phu này bắt đầu tự giác “kiểm tra lại” những nhận thức giáo điều, xơ cứng về các vấn đề kinh tế-xã hội và về vai trò của công thương nghiệp nói riêng.

Nhìn chung, với chính sách khôi phục kinh tế khẩn trương của Quang Trung nền công thương nghiệp mặc dù chưa tạo được bước phát triển quan trọng nhưng đã có chuyển biến đáng kể, góp phần tích cực vào công cuộc hồi sinh đất nước. Từ trong hoang tàn, nghèo đói, trì trệ của chiến tranh, vua Quang Trung đã quyết tâm vươn lên xây dựng một nền công thương nghiệp tự chủ, giàu mạnh. Tiếc rằng vua Quang Trung đột ngột qua đời sau 4 năm trị vì đất nước nên những hoài bão lớn lao của ông đã không thể thực hiện được. Trong những thập kỉ tiếp theo những chủ trương chính sách 109 Theo Bành Tín Uy, Trung Quốc hóa tệ sử, Nxb Nhân dân Thượng Hải, 1965, dẫn Theo Đỗ Văn Ninh, Tiền cổ Việt Nam, Sđd, trang 140.

đúng đắn ấy nếu được tiếp tục thực hiện bởi một nhà nước phong kiến có tư tưởng canh tân thì có lẽ những mầm mống kinh tế tư bản đã được manh nha từ trước sẽ lớn mạnh dần, đưa Việt Nam tiến lên một hình thái kinh tế xã hội cao hơn111.”

Đào Thị Phương Huyền – Luận văn tốt nghiệp trường ĐH Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh: Kinh tế ngoại thương Việt Nam trong các thế kỷ XI-XVIII – GVHD: TS. Trần Thị Thanh Thanh - Trang 98-101 - Năm 2009.

“Những hàng hóa của Việt Nam bán ra chủ yếu là sản phẩm thiên nhiên (lâm sản, hải sản, thổ sản…) và hàng thủ công (tơ lụa, đường là chính). Không kể những sản phẩm lấy trên rừng, dưới biển (trầm hương, quế, yến sào, vây…) những hàng thủ công như tơ lụa, đường… đã tạo ra một sự tấp nập, rộn ràng trong đời sống kinh tế của nhân dân. Tơ lụa, đường, hai thứ hàng chủ chốt đó đã phát triển nghành thủ công khá mạnh. Vàng bạc cũng khiến cho những người làm nghề vàng bạc hoạt động nhiều lên112.

Đào Thị Phương Huyền – Luận văn tốt nghiệp trường ĐH Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh: Kinh tế ngoại thương Việt Nam trong các thế kỷ XI-XVIII – GVHD: TS. Trần Thị Thanh Thanh - Trang 134, 135 - Năm 2009.

N g oại th ư ơ n g Việt N a m hoạt động hầu như c h ỉ để phục cho nhu cầu của g iai cấp thố n g t r ị , nuôi d ư ỡ n g v à c ủ ng cố n ền thố n g trị của nhà n ư ớ c pho n g k iến.

Phạm vi hoạt động của nó cũng chỉ quanh quẩn ở các nước láng giềng như Trung Quốc, Diệp Điều, Ja-va, Xiêm la, Trảo Oa… Cho đến thế kỉ XVII khi chủ nghĩa tư bản ở các nước phương Tây phát triển và lan tràn khắp thế giới ngoại thương Việt Nam lúc này không chỉ được tiến hành chỉ với “thiên triều” hay các nước “man di” mà bắt đầu tiếp xúc với các lái phương Tây hoạt động tích cực trên con đương theo đuổi lợi nhuận tối

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM TRONG CÁC THẾ KỈ XI -XVIII (Trang 68 - 72)