Thực trạng môi trường vùng ven bờ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển ngành công nghiệp trọng điểm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (Trang 77 - 79)

III. THỰC TRẠNG DIỄN BIẾN MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG

2. Thực trạng môi trường trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

2.5 Thực trạng môi trường vùng ven bờ

Vùng ven bờ được chia làm 2 phần là Vịnh Hạ Long và ven bờ biển Quảng Ninh có bao gồm vịnh Bái Tử Long.

Vùng Vịnh Hạ Long là nơi chứa đựng mọi nguồn thải khác nhau của các đô thị (Hại Long, Cẩm Phả), Các khu công nghiệp (Cái Lân , Hòn Gai, Cẩm Phả), các cảng biển…Hàng năm riêng khai thác than và công nghiệp chế biến thực phẩm, dầu thực vật, đồ uống mỗi ngày đổ vào vịnh hàng 1000 m3 nước thải có chứa cả chất hữu cơ, chất độc hại. Cụm công nghiệp Nam Hạ long thải ra 3100m3 nước thải/ngày vào vịnh Cái Lân với các chất cod, Bod, NH3… Thị xã Cẩm Phả thải 1000m3/ngày với các chất Cod, Bod, NH3, SO4, dầu từ công nghiệp sàng tuyển và xuất khẩu than vào Vịnh Bái Tử Lon. hiện tượng bồi lắng ven bờ do tác động của mưa lũ và các dòng

chảy có cuốn theo các bụi than đen không chỉ bồi lắng mà còn làm đục nước. Bên cạnh đó hoạt động của công nghiệp cảng biển với lượng tàu viễn dương và nội địa khá lớn, nên có tác động không nhỏ đối với môi trường vùng Vịnh Hạ Long và Vịnh Bái Tử Long. Tình trạng tràn dầu và rò rit dầu mỡ trên mặt nước khá phổ biến, các cảng chưa có hệ thống sử lý nước thải tầu thuyền. Chất lượng nước trong khu vực gần các bến cảng đang bị ô nhiễm nhẹ.

Chỉ nhìn vào thực tế trên đã thấy môi trường vùng ven biển đang có nguy cơ tiềm ẩn về ô nhiễm nhất là khu vực ven bờ ( trừ chất lượng nước ở khu Di sản thiên nhiên Thế giới chất lượng còn tốt). Cần phải có giải pháp ngăn chặn ngay vấn đề ô nhiễm vùng ven bờ vì điều này có ảnh hưởng lớn đến đa dạng sinh học biển và đến cảnh quan của Di sản văn hoá Thế giới Vịnh Hạ Long.

Những tác động của công nghiệp đến môi trường trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh rất phức tạp và đa dạng ở mỗi vùng khác nhau thì không giống nhau nhưng hầu hết các khu vực khai thác than và gần khu vực khai thác than chỉ số EQI về chất lượng môi trường ở mức trung bình và xấu. Chỉ có các vùng núi và tiểu nông chất lượng môi trường còn được xếp vào mức tốt theo chỉ số EQI. Có thể tóm tắt chất lượng môi trường tỉnh trong bảng sau:

Bảng 22: Phân loại chất lượng môi trường tỉnh Quảng Ninh theo chỉ số môi trường EQI

STT Khu vực Chỉ số EQI Ghi chú

Giá trị Xếp Loại Khu

trung tâm

Khu vực TP Hạ Long 6,3-6,8 Trung bình Tại khu vực cảng cái Lân có EQI thuộc nhóm xấu

Cẩm phả-

Cửa ông- Mông Dương

4,3-4,8 Xấu

Hoàng bồ 7,0-7,2 tôt

Khu vực ven bờ

Vịnh Hạ Long 6,5-6,9 Trung bình Nước biển ven bờ có chất

lượng xấu Khu vực

phía Tây

Yên Hưng 6,5-6,9 Trung bình Tại các mỏ than

có EQI thuộc nhóm xấu

Uông Bí 6,3-6,6 trung bình

Đông triều- Mạo khê 6,6-6,9 Trung bình Khu vực

phía Đông

Vân Đồn 7,5-77 Tốt

Ba chẽ- Tiên yên- Quảng Hà 7,0-7,2 Tốt

Móng Cái 6,5-6,7 Trung bình

(Nguồn: Quy hoạch môi trường Quảng Ninh đến 2010)

Ở Quảng Ninh thứ tự ưu tiên của chỉ số EQI là gồm các yếu tố: Chất lượng môi trường không khí (xem xét về hàm lượng chất bụi lơ lửng và độ ồn trên các tuyến đường), chất lượng môi trường nước, Công tác thu gom rác thải.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển ngành công nghiệp trọng điểm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w