0
Tải bản đầy đủ (.doc) (110 trang)

Phát triển sản xuất công nghiệp và tác động của nó đến môi trường

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH (Trang 25 -28 )

III. MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VỚI BẢO VỆ MÔ

2. Phát triển sản xuất công nghiệp và tác động của nó đến môi trường

Có thể thấy được vai trò của môi trường trong sự phát triển của con người nói chung và sự phát triển của sản xuất công nghiệp nói riêng là hết sức quan trọng. Môi trường có mối quan hệ gắn bó và tác động liên tục tới hoạt động sống, hoạt động sản xuất … Ngày nay mối quan hệ "sản xuất - môi trường " ngày càng chặt chẽ hơn. Bảo vê môi trường không chỉ là vấn đề xã hội mà còn là vấn đề kinh tế. Hay nói cách khác thì bảo vệ môi trường là yêu cầu khách quan cho sự tăng trưởng kinh tế trong tương lai.

2. Phát triển sản xuất công nghiệp và tác động của nó đến môi trường tự nhiên. nhiên.

Hoạt động sản xuất công nghiệp có tác động rất lớn đến môi trường tự nhiên điều này được thể hiện rõ trong sơ đồ 1

Sơ đồ 1: Tác động của hoạt động sản xuất công nghiệp đến môi trường

Sản phẩm có ích

Quá trình tiêu dùng

Chất thải

2.1 Hoạt động sản xuất công nghiệp và vấn đề sử dụng tài nguyên.

- Công nghiệp là ngành sản xuất vật chất quan trọng đóng vai trò chủ đạo quyết định tới sự phát triển các ngành khác và của toàn bộ nền kinh tế. Ngành công nghiệp khai thác sử dụng tài nguyên biến tài nguyên thành sản phẩm có ích cho con người. Thông qua khai thác tài nguyên làm biến đổi mạnh mẽ môi trường tự nhiên.

- Nguồn tài nguyên khai thác và sử dụng trong sản xuất công nghiệp có thể ít biến đổi như nguồn nước, đất đai .., có khả năng tái sinh như rừng, ..cũng có thể không có khả năng tái sinh như khoáng sản.., trong quá trình khai thác, sử dụng, ngành công nghiệp có thể làm biến đổi nguồn tài nguyên, làm cạn kiệt hay biến chúng thành nguồn khan hiếm.

- Tài nguyên được khai thác, sử dụng trong sản xuất công nghiệp sẽ biến đổi thành những sản phẩm. Nhưng không phải tất cả chúng đều là những sản phẩm có ích cho tiêu dùng mà một phần là sản phẩm quay trở lại môi trường dưới dạng chất thải công nghiệp. Lượng chất thải này phụ thuộc vào bản thân ngành công nghiệp và trình độ của công nghệ dùng trong sản xuất.

- Các sản phẩm có ích sau một thời gian tiêu dùng sẽ hư hỏng và mất dần giá trị sử dụng khi đó nó quay lại môi trường dưới dạng chất thải tiêu dùng.

Về mặt lượng thì tài nguyên khai thác không mất đi mà chỉ thay đổi về chất sau mỗi chu kỳ sản xuất, tiêu dùng. Chúng quay trở về môi trường trong trạng thái chất thải công nghiệp và chất thải tiêu dùng. Chính điều này cho thấy hoạt động sản xuất công nghiệp sẽ biến đổi tài nguyên thành các chất thải và do đó sản xuất công nghiệp sẽ có tác động mạnh mẽ đến môi trường tự nhiên.

2.2 Những tác động của sản xuất công nghiệp đến sự biến đổi môi trường tự nhiên tự nhiên

Cùng với quá trình phát triển của công nghiệp, thì mức độ tác động cuả nó đến môi trường tự nhiên ngày càng tăng lên nhanh chóng. Những thành tựu khoa học kỹ thuật ra đời khi đưa vào sản xuất đã tạo ra được nhiều ngành nghề trong sản xuất công nghiệp, đồng thời quy mô của sản xuất không ngừng được mở rộng và từ đó cũng đồng nghĩa với việc tạo ra hàng loạt các tác động khác nhau vào môi trường tự nhiên.

Nhu cầu của con người cũng ngày càng tăng, số lượng các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp ngày càng nhiều, điều đó đã dẫn đến khai thác sử dụng tài nguyên với khối lượng rất lớn hơn rất nhiều lần so với khả năng tái sinh làm cho nguồn tài nguyên có xu hướng cạn kiệt. Công nghiệp khai thác khoáng sản phát triển nhanh, tác động to lớn đến môi trường tự nhiên, Công nghiệp năng lượng, hoá chất,…gây ra nhiều chất độc hại thải vào môi trường. Có thể mô tả cụ thể tác động của công nghiệp đến môi trường tự

nhiên thông qua những tác động của nó đến môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí…như sau:

- Công nghiệp khai thác tài nguyên khoáng sản: tác động trực tiếp đến môi trường đất làm suy thoái, phá huỷ môi trường đất, sói mòn sạt lở đất. Đối với môi trường nước sẽ làm tăng nồng độ các chất độc hại trong nước do ảnh hưởng của hoạt động khai thác như chất CO2, SO2.., giảm chất lượng nước. Đồng thời công nghiệp khai thác còn làm tăng nồng độ bụi trong môi trường không khí.

- Công nghiệp hoá chất : đối với môi trường đất có tác động xấu, hoá chất sử dụng không hết sẽ thấm vào đất làm cho mất khả năng sản xuất của đất đai. Đối với môi trường nước nước xả từ công nghiệp hoá chất có nhiều độc tố như Fe, Mn, Pb, axít, SO2, NO2. Và hoạt động này cũng tạo môi trường không khí những thiệt hại tương tự.

- Công nghiệp vật liệu xây dựng: thải ra nhiều chất thải rắn khó tiêu huỷ gây nguy hại cho môi trường đất. Làm suy giảm chất lượng các tầng nước.Tăng nồng độ bụi trong môi trường không khí cao vượt quá mức cho phép.

- Công nghiệp chế biến thực phẩm: Các chất cặn bã sau khi chế biến không được xử lý sẽ làm ô nhiễm đất, chua , mặn đất. gây chất thải có mùi khó chịu cho môi trường không khí, làm ảnh hưởng tới nguồn nước.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH (Trang 25 -28 )

×