Một số ngành Công nghiệp then chốt của Quảng Ninh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển ngành công nghiệp trọng điểm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (Trang 44 - 48)

I. VÀI NÉT SƠ LƯỢC VỀ TỈNH QUẢNG NINH

1. Sơ nét về thực trạng tổ chức công nghiệp trên lãnh thổ

1.3 Một số ngành Công nghiệp then chốt của Quảng Ninh

Đặc điểm về địa hình, địa chất Quảng Ninh đã tạo nên một nền công nghiệp đặc thù riêng của tỉnh đó là phát triển ngành công nghiệp nặng, trong đó công nghiệp khác than và vật liệu xây dựng có vị trí then chốt. Trong một vài năm gần đây thì công nghiệp chế biến rất được quan tâm, có nhiều sản phẩm ngành công nghiệp chế biến đã được thị trường biết đến như đồ uống và chế biến thuỷ sản.

a. Ngành khai thác than.

Là một tỉnh có bể than lớn nhất cả nước với trữ lượng khai thác hàng năm bằng 90% sản lượng khai thác của cả nước. Tuy phát triển từ sớm nhưng hiện nay tiềm năng khai thác than của tỉnh vẫn còn rất lớn. Ngành khai thác than không chỉ có ý nghĩa với sự phát triển của các thành phần kinh trên địa bàn tỉnh mà còn đối với nền kinh tế quốc dân.

Sản lượng than khai thác năm 2001 là 11,55 triệu tấn đến năm 2005 khai thác khoảng 28 triệu tấn và đến 2010 dự kiến khoảng 40-45 triệu tấn. Khai thác than không chỉ phục vụ cho nhu cầu nhiên liệu trong nước mà còn tham gia vào xuất khẩu mang lại thu nhập cho nền kinh tế.

Bảng7: chỉ tiêu xuất khẩu ngành than (1999- 2002)

(Đơn vị: 1000 USD)

Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002

Xuất khẩu công nghiệp (1000USD) 139.888 147.509 168.331 201.512 Xuất khẩu than (1000USD) 79000 86000 111800 145141

Cơ cấu (% 56,5 58,3 66,42 72,0

Xuất khẩu than thường chiếm tỷ trọng lớn (trên 50%) trong tổng giá trị xuất khẩu, trong những năm gần đây khai thác than càng được mở rộng một phần do nhu cầu trong nước một phần đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, do vậy mà tỷ trọng xuất khẩu của ngành than vẫn tiếp tục tăng lên năm 1999 là 56,5% đến 2002 tăng lên đến 72%. Xu hướng trong thời gian tới vẫn tiếp tục tăng do giá nhiên liệu trên thế giới tăng lên việc sử dụng than coi là giải pháp ổn định.

Đặc điểm khai thác than ở Quảng Ninh là phần lớn khai thác lộ thiên chiếm từ 60-70%, khai thác hầm lò chỉ chiếm 30-40%. Khai thác lộ thiên có một số ưu điểm là điều kiện lao động thuận lợi, an toàn; năng suất lao động cao và giá thành khai thác thấp. Tuy nhiên một nhược điểm rất lớn của khai thác lộ thiên là thường chiếm diện tích mặt đất lớn cho khai trường và bãi thải; ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường sinh thái do gây ra các hiện tượng trôi lấp bãi thải.

b. Sản xuất vật liệu xây dựng.

Với lợi thế về các loại vật liệu xây dựng như sét xi măng, sét gạch ngói, cát xây dựng, gạch ốp… Thì việc khai thác và phát triển sản xuất vật liệu xây dựng là một điều tất yếu. Trên địa bàn tỉnh đã có nhiều cơ sở khai thác và chế biến vật liệu xây dựng như: Cụm sản xuất VLXD Yên Cư, mỏ đá Quang Hanh, mỏ đá Cẩm Phả, gạch Giếng đáy, cát trắng ở Vân Hải (Vân Đồn) … Các sản phẩm từ khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng gồm

Sản xuất Xi măng: Xi măng Hoành Bồ gồm 2 nhà máy Hạ Long với

công xuất 2,1 triệu tấn, Thăng Long với công xuất 2,3 triệu tấn/ năm; xi măng Cẩm Phả với công xuất 2,3 triệu tấn/ năm; xi măng Lam Thạch (Uông Bí) công xuất 250.000tấn/năm…

Đá xây dựng: Các cơ sở khai thác đá trên thị xã Uông Bí, Cẩm phả,

Yên Cư (Hạ Long) xây dựng mới cơ sở sản xuất đá Sơn Dương (Hoành Bồ ) với công suất 400.000m3/ năm.

Cát xây dựng: Tổ chức khai thác tại các địa phương, cát trắng tại Vân

Hải (Vân Đồn) công suất khoảng 500.00m3/ năm phục vụ cho nhu cầu sản xuất kính thuỷ tinh, thuỷ tinh xây dựng.

Gạch ngói: Nhà máy gạch Cotto nâng công suất lên 15triệu m2/năm,

gạch Terastone lên 2 triệu m2/ năm. Các cơ sở sản xuất gạch tuynel ở các huyện đều được đầu tư như gạch tuynel ở Đức Chính (Đông triều), Thượng Yên Công (Uông bí), Quang Hanh (thị xã Cẩm phả) và các huyện Tiên Yên, Ba Chẽ, Hải Hà. Đầu tư nhà máy gạch nung từ nguồn nguyên liệu đá xít than, công xuất khoảng 30 triệu viên/ năm tại thị xã Cẩm Phả và nhà mày gạch không nung công nghệ ép tại thị xã uông bí, công xuất khoảng 20 triệu viên/năm.

c. Công nghiệp sản xuất thực phẩm và đồ uống.

Đây là ngành tuy mới phát triển trong một và nămg gần đây nhưng trong thời gian tới được coi là ngành có thế mạnh. Năm 2000 trên địa bàn mới có 1942 cơ sở sản xuất thực phẩm và đồ uống đến năm 2003 là 2.225 cơ sở và đến 2005 ước tính có khoảng 2.258 cơ sở. (Số liệu: Niên giám thống kê

tỉnh Quảng Ninh 2005).

Sản phẩm thực phẩm tiêu biểu là thuỷ sản chế biến với các sản phẩm đông lạnh hộp, đông lạnh rời, sản phẩm đông lạnh cao cấp, hàng đông lạnh chín ăn liền phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu. Các cơ sở sản xuất thuỷ sản tiêu biểu là Cty cổ phần xuất khẩu thuỷ sản Quảng Ninh, công suất khoảng 6000 tấn/năm, Cty sản xuất thuỷ sản II Quảng Ninh với công xuất khoảng 8.000tấn/năm, Cty cở phần thực phẩm Hải tân: công suất khoảng 4000 tấn/năm. Một số cơ sở khác tại Yên hưng, Hạ Long, Cẩm Phả, Vân đồn,

Móng Cái sẽ được mở rộng đầu tư nâmg công suất lên từ 6000-8000 tấn/năm.

Sản phẩm đồ uống ( bia ,nước giải khát): Chương trình phát triển đến năm 2010 đã vạch ra về sản lượng bia là đạt trung bình 100 triệu lít / năm trong đó bia chai từ 5-10 triệu lít/năm, nâng cao thương hiệu bia Quảng Ninh phục vụ do dân cư và khách du lịch. Về nước giải khát sản lượng nước khoáng đóng chai là từ 15-20 triệu lít sẩn phẩm nước khoáng nổi tiếng như nước khoáng Quang Hanh. phục vụ cho dân cư trên địa bàn và dân các tỉnh đồng bằng Bắc bộ.

Sản phẩm dầu thực vật: Dầu thực vật Cái lân đã có uy tín và được

khách hàng đón nhận.

Ngành công nghiệp then chốt của Quảng Ninh có thể nhận thấy chủ yếu là công nghiệp khai thác than, khai thác vật liệu xây dựng, một số sản phẩm của ngành chế biến đồ uống và thực phẩm đông lạnh ( Bảng 8). Đặc điểm của những ngành này là bên cạnh mang lại thu nhập cao thì còn có ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên

Bảng 8: Sản lượng một số sản phẩm ngành công nghiệp then chốt của Quảng Ninh đơn vị 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Than sạch 1000 tấn 11.032 12.620 14.400 18.200 24.812 28000 Xi măng các loại 1000 tấn 108 110 136 137 167 190 Gạch, ngói nung các loại 1000 viên 259.135 279.296 348.411 476.462 599.856 639.465 Thuỷ sản đông lạnh tấn 20.729 26668 40.208 42.552 57.552 61.000

Bảng 9: Cơ cấu giá trị ngành công nghiệp then chốt trên địa bàn tỉnh (theo giá cố định 1994)

(Đơn vị tính: %)

Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005

Công nghiệp toàn tỉnh 100 100 100 100 100 100

than 52,8 55,2 56,1 55,45 62,1 60,2

sản xuất VLXD 25,2 23 22,89 21,8 16,52 16

sản xuất thực phẩm và đồ uống 10,8 9,9 9,81 8,36 7,08 6,85

Công nghiệp khác 11,3 11,9 11,2 14,39 14,3 16,95

( nNguồn: Niên giám thống kê Quảng Ninh 2005)

Cơ cấu giá trị ngành công nghiệp then chốt trên địa bàn tỉnh cho thấy: Công nghiệp khai thác than luôn chiếm tỷ trọng lớn (trên 50- trên 60%) trong tổng cơ cấu ngành công nghiệp toàn tỉnh. Nếu tính cả cơ cấu của ngành khai thác than và sản xuất VLXD thì cơ cấu này lên đến trên 75% tổng cơ cấu ngành, điều đó tạo lên đặc trưng phát triển ngành công nghiệp tỉnh Quảng Ninh.

Sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất thực phẩm và đồ uống tuy cơ cấu có giảm do tỷ trọng của công nghiệp khai thác than và các ngành công nghiệp khác tăng lên còn về giá trị thì sản xuất vật liệu xây dựng và sản xuất thực phẩm đồ uống vẫn tiếp tục tăng.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển ngành công nghiệp trọng điểm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w