0
Tải bản đầy đủ (.doc) (110 trang)

Tình hình đầu tư vốn

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH (Trang 50 -52 )

I. VÀI NÉT SƠ LƯỢC VỀ TỈNH QUẢNG NINH

2. Lực lượng lao động công nghiệp

3.1 Tình hình đầu tư vốn

Vốn là yếu tố hết sức quan trọng đối với hoạt động sản xuất nói chung và hoạt động sản xuất công nghiệp nói riêng. Việc đầu tư vốn cho sản xuất phát triển công nghiệp sẽ phần nào phản ánh trình độ công nghệ, mức độ hiện đại của quy trình sản xuất và quy mô của sản xuất. Với nhận thức vốn trong nước là quyết định vốn nước ngoài là quan trọng việc đầu tư phát triển cho các lĩnh vực kinh tế của tỉnh được quan tâm. Vốn đầu tư phát triển theo ngành kinh tế liên tục tăng trong giai đoạn 2000-2005.

Bảng 11: Đầu tư Xây dựng cho các ngành trong nền kinh tế.

(đơn vị: tỷ)

Năm tổng số CN &XD dịch vụ Nông, lâm, thuỷ sản Giá trị C.cấu (%) Giá trị C.cấ u (%) Giá trị C.cấu (%) Giá trị C. cấu (%)

2000 4385 100 868 20 2780 63 737 17 2001 5700 100 542 9,5 4274 75 884 15 2002 7994 100 1791 22,4 5340 66,8 863 10,8 2003 9900 100 2881 29,1 5455 55,1 1564 15,8 2004 11880 100 1925 16,2 7662 64,5 2293 19,3 2005 14250 100 3250 22,8 8839 62 2167 15,2 T/đ tăng BQ 26,6 30,2 26,02 21,05

(Nguồn: Niên giám Thống kê Quảng Ninh 2005)

Nhìn chung vốn đầu tư cho khu vực Công nghiệp và xây dựng thấp hơn so với khu vực dịch và chiếm tỷ trọng thấp trong tổng vốn đầu tư phát triển chỉ từ 15- 30% trong khi khu vực dịch vụ là 60-70%, riêng năm 2001 cơ cấu đầu tư cho công nghiệp và xây dựng giảm chỉ còn 9% trong tổng cơ cấu đầu tư, do năm này tỷ trọng đầu tư cho công nghiệp giảm đáng kể nhất là ngành than do ngành than gặp phải khó khăn trong tiêu thụ, nhiều xí nghiệp, nhiều mỏ công nhân không có việc làm do giảm sản lượng khai thác. Một đặc điểm dễ nhận thấy là vốn đầu tư cho riêng công nghiệp sẽ thấp vì cả khu vực công nghiệp và xây dựng mới chiểm một tỷ trọng khá khiêm tốn, mặt khác vốn đầu tư cho khu vực này phần lớn là xây dựng đường giao thông, các công trình công cộng.

Đầu tư cho công nghiệp còn chưa tương xứng với thu nhập mà nó tạo ra cho nên kinh tế của tỉnh. Đây có thể là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng công nghệ lạc hậu trong khai thác mỏ, các công trình giao thông chuyên dụng trong công nghiệp chưa đảm bảo và tình trạng ô nhiễm môi trường đang diễn ra.

Tuy nhiên nhận thấy vốn đầu tư cho công nghiệp và xây dựng tăng dần (tốc độ tăng bình quân 30,2%/năm) và chiểm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng vốn đầu tư phát triển. Xu hướng trong thời gian tới sẽ tăng cường

đầu tư cho công nghiệp nhằm hiện đại dây truyền công nghệ, bảo đảm tăng trưởng trong ngành công nghiệp và bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH (Trang 50 -52 )

×