Thực trạng môi trường vùng phía Tây

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển ngành công nghiệp trọng điểm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (Trang 73 - 74)

III. THỰC TRẠNG DIỄN BIẾN MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG

2.2Thực trạng môi trường vùng phía Tây

2. Thực trạng môi trường trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

2.2Thực trạng môi trường vùng phía Tây

Theo đặc điểm phát triển công nghiệp, tại vùng phía Tây đã xuất hiện những ảnh hưởng của hoạt động công nghiệp tới môi trường

a. Môi trường không khí và tiếng ồn.

Một số vùng tiểu đô thị và vùng núi thì không khí trong lành do ở đây chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp (Huyện Yên Hưng, các xã huyện Đông Triều ) Tuy vậy, đánh giá ảnh hưởng của công nghiệp đến vùng là không nhỏ ở những khu vực phát triển như Uông Bí, Mạo khê, ..

Dọc quốc lộ 18A chạy từ Đông triều đến Uông Bí, đường chạy từ mỏ than Vàng Danh, Khe Ngát đến cảng Điền Công do ảnh hưởng của khai thác và vận chuyển than nồng độ bụi vượt tiêu chuẩn cho phép 1,2-1,5 lần nhất là vào mùa khô, bụi than bám đen các công trình dân sinh gây mất mĩ quan (Bảng 21)

Uông bí là khu vực ô nhiễm nhất trong vùng này vì trên địa bàn Uông Bí có sự giao nhau giữa các tuyến vận tải than theo QL18 và tuyến từ các khu vực mỏ Vàng Danh, Đồng Vông, Uông Thượng ra bến cảng. Mặt khác Mỏ than Bảo Đài có kho than nằm ở hướng gió Đông Bắc làm phát tán bụi

than. Nhà máy nhiệt điện Uông Bí với phương tiện và thiết bị lạc hậu trong hoạt động đã tạo ra lượng khói bụi đáng kể, khai thác VLXD ở Yên Cư, đốt lò thủ công ở Dốc Đỏ Uông Bí … tất cả các hoạt động đó đã làm cho môi trường bị ô nhiễm đến mức báo động.

Về tiếng ồn trong vùng chủ yếu chỉ một số nơi gần đường giao thông, và các khai trường khai tiếng ồn vượt tiêu chuẩn cho phép thác như thị trấn Mạo Khê độ ồn đo được là 79,2 dBA vượt quá tiêu chuẩn là 1,1 lần,Vàng Danh là 76dBS vượt quá tiêu chuẩn là 1,1 lần, Khe Ngát là 77,5 dVA vượt quá tiêu chuẩn cho phép…(Xem bảng 21)

b. Môi trường nước.

Nguồn nước thải từ các mỏ than hầu như không được sử lý khi thải ra môi trường, cùng với mưa bão sàng tuyển đã gây ra ô nhiễm nước sông và mạch nước ngầm, bên cạnh đó nhà máy nhiệt điện Uông bí với lượng nước làm nguội máy và xỉ than trong khi đó hồ sử lý nước thải của nhà máy không đủ năng lực để sử lý cặn lắng, gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường sống. Trong vùng này có một số nơi chất lượng nước đã vượt quá tiêu chuẩn cho phép như Phà Chiều vượt 133/80 lần, bến Đụm 175/80 lần, sông Cầm vượt 151/80 lần ( xem bảng 21)

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển ngành công nghiệp trọng điểm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (Trang 73 - 74)