Đặc điểm tổ chức sản xuất tại xí nghiệp may xuất khẩuViệt Thá

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hạch toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại Xí nghiệp May xuất khẩu Việt Thái (Trang 31 - 35)

3.1. Đặc điểm quy trình kỹ thuật công nghệ sản xuất sản phẩm

May Việt Thái là xí nghiệp công nghiệp chế biến, đối tợng là vải. Quy trình sản xuất sản phẩm tại xí nghiệp may Việt Thái trải qua nhiều công đoạn khác nhau. Khi tiến hành sản xuất thì vải xuất ra từ kho nguyên vật liệu đợc chuyển xuống nhà cắt, ở đây nhà cắt thực hiện công việc của mình theo đúng mẫu mã, kích thớc do phòng kỹ thuật giác sơ đồ đa xuống. Sau khi vải đợc cắt thành bán thành phẩm, theo yêu cầu của khách hàng bán sản phẩm nào cần thêu, in thì đợc chuyển xuống nhà thêu hoặc gửi đi in. Sau đó các công nhân đầu chuyền chuyển đến các chuyền may (tổ may), các bán thành phẩm đợc bộ phận kẻ vẽ giác lại theo dập định vị trớc, tiếp theo bộ phận may hoàn thiện qua các công đoạn của thành phẩm rồi chuyển đến bộ phận chuyên dùng đóng cúc, dán mex... Khi sản phẩm hoàn thiện đợc chuyển đến bộ phận vệ sinh để vệ sinh hàng. Các thành phẩm sau khi qua công đoạn vệ sinh sẽ đợc kiểm hóa của chuyền may kiểm tra một cách chặt chẽ kỹ lỡng về mặt kỹ thuật (đúng quy cách phẩm cấp, mẫu mã) kết thúc quá trình sản xuất tại phân xởng.

Sau khi thành phẩm hoàn thành đợc chuyển lên tổ KCS của xí nghiệp, kết hợp khách hàng kiểm tra lại. Thành phẩm nào đạt tiêu chuẩn thì đợc đa sang tổ đóng gói đóng gói lại và chuyển vào kho thành phẩm, sản phẩm nào cha đạt tiêu chuẩn đợc chuyển trả lại các bộ phận liên quan để sửa chữa.

Xí nghiệp có mô hình sản xuất với dây chuyền công nghệ khép kín và chia thành các bộ phận khác nhau: tổ cắt, tổ may, tổ hoàn thành, tổ bảo quản. Ngoài ra, tham gia vào quá trình sản xuất còn có một phân xởng thêu. Việc tổ chức sản xuất tại xí nghiệp có sự chuyên môn hoá cao, phân công lao động hợp lý. Hiện nay xí nghiệp có hai phân xởng may chính với dây chuyền công nghệ hiện đại. Mỗi phân xởng đợc chia thành bốn tổ sản xuất. Tại mỗi phân xởng đều có một quản đốc. Nhiệm vụ của họ là đôn đốc quản lý quá trình sản xuất, đồng thời quản lý tài sản máy móc và cả trang thiết bị tại phân xởng. Hàng tháng lập báo cáo gửi lên phòng tài vụ làm cơ sở cho việc hạch toán sau này.

Nói chung quá trình sản xuất ở đây từ khi bắt đầu đến khi kết thúc đều đợc phối hợp một cách nhịp nhàng giữa các tổ sản xuất và các bộ phận đảm bảo cho quá trình sản xuất đợc tiến hành liên tục.

Nhà thêu

Nhà cắt Bộ phận

kẻ vẽ Bộ phận may chuyên dùngBộ phận

Bộ phận KCS

công ty kiểm hoáBộ phận Bộ phận vệ sinh

Sơ đồ 4: Sơ đồ tổ chức sản xuất tại xí nghiệp may xuất khẩu Việt Thái 4. Đặc điểm bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp may xuất khẩu Việt Thái.

Xí nghiệp may xuất khẩu Việt Thái là một đơn vị hạch toán độc lập dới sự chỉ đạo trực tiếp của công ty xuất nhập khẩu Thái Bình. Xí nghiệp đã áp dụng hình thức quản lý trực tuyến chức năng bao gồm ban giám đốc, các phòng ban, các phân xởng. Giám đốc là ngời lãnh đạo cao nhất trực tiếp chỉ huy mọi hoạt động, các phòng ban, phân xởng tham mu cho giám đốc theo chức năng, nhiệm vụ của mình.

Ban giám đốc hiện nay của xí nghiệp gồm hai ngời: một giám đốc và một phó giám đốc.

Giám đốc: đại diện pháp nhân của xí nghiệp chịu trách nhiệm trực tiếp trớc các cơ quan nhà nớc có thẩm quyền về vấn đề tài chính, và là ngời đại diện cho tập thể đội ngũ cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp. Giám đốc điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh trên cơ sở bảo toàn vốn nhà nớc giao và có lãi, có quyền đề bạt, bãi miễn các cá nhân trong xí nghiệp.

Phó giám đốc: giúp việc cho giám đốc, kiêm trởng phòng kế hoạch vật t xuất nhập khẩu, chủ tịch công đoàn và làm bí th thành đoàn trong xí nghiệp. Phó giám đốc theo dõi chỉ đạo kế hoạch nhận nguyên phụ liệu, kiểm tra đôn đốc quy trình sản xuất, chất lợng sản phẩm, tiêu thụ sản phẩm theo kế hoạch.

Dới ban giám đốc là các phòng ban. Hiện nay xí nghiệp có 7 phòng ban khác nhau. Mỗi phòng ban thực hiện chức năng và nhiệm vụ riêng của mình.

Phòng tổ chức hành chính: tham mu cho giám đốc về công tác tổ chức, sắp xếp, bố trí lực lợng cán bộ, lực lợng công nhân sản xuất, làm thủ tục tuyển dụng, tiếp nhận, thuyên chuyển, thôi việc cho cán bộ công nhân viên, giả quyết chế độ hu trí, mất sức, quản lý hồ sơ. Tiến hành hợp đồng lao động, theo dõi hoạt động lao động.

Phòng kế hoạch vật t: có chức năng tham mu cho giám đốc trong lĩnh vực bảo quản và cung cấp vật t, lập kế hoạch và giao kế hoạch cho các phân xởng, kiểm tra, giám sát nguyên phụ liệu và xuất giao thành phẩm, khai thác, tìm kiếm thị trờng.

Phòng kỹ thuật: có chức năng tạo mẫu mã, sắp xếp dây chuyền sản xuất hợp lý, chỉnh sửa hàng, giám sát sản xuất về mặt kỹ thuật, giác sơ đồ cho tổ cắt.

Phòng kiểm tra chất lợng (KCS): kiểm tra chất lợng các thành phẩm, nguyên vật liệu, dụng cụ đồ dùng mua ngoài. Kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, đóng gói và vận chuyển sản phẩm.

Phòng kế toán: giúp ban giám đốc kiểm tra việc thực hiện các chế độ quản lý kinh tế tài chính của các phòng ban. Hớng dẫn chỉ đạo các phòng ban và các

bộ phận trực thuộc thực hiện việc ghi chép ban đầu đúng chế độ, phơng pháp. Giúp giám đốc tổ chức công tác thông tin kinh tế, hạch toán kinh tế, phân tích hoạt động kinh tế và quyết toán với cấp trên. Giúp giám đốc phổ biến, hớng dẫn thờng xuyên kiểm tra việc thực hiện các chế độ, thể lệ quản lý kinh tế tài chính trong phạm vi xí nghiệp. Tổ chức tổng hợp xác minh, cung cấp các số liệu theo quy định để phục vụ công tác kế hoạch hoá, công tác quản lý các phòng ban. Tham gia ý kiến với các phòng ban liên quan trong việc lập kế hoạch về từng mặt và kế hoạch tổng hợp của xí nghiệp.

Phòng lao động tiền lơng: ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu về số lợng lao động, thời gian lao động và kết quả lao động: tính lơng, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các khoản phụ cấp, trợ cấp; phân bổ tiền lơng và bảo hiểm xã hội vào các đối tợng sử dụng lao động, lập báo cáo về lao động tiền lơng. Phân tích tình hình quản lý, sử dụng thời gian lao động, quỹ tiền lơng, năng suất lao động.

Phòng đời sống- y tế: làm công tác xã hội nh quản lý các công trình công cộng, môi trờng, đời sống cán bộ công nhân viên, bảo đảm về y tế sức khỏe cho mọi ngời lao động.

Ngoài ra tổ bảo vệ, tổ vệ sinh, tổ cơ điện, tổ nhà ăn và các tổ sản xuất đều hoạt động dới sự chỉ đạo của giám đốc.

Tất cả các phòng ban và các tổ sản xuất đều có quan hệ mật thiết với nhau, có nghĩa vụ giúp đỡ giám đốc một cách tích cực trên tất cả các mặt để giám đốc ra đợc những quyết định kịp thời và có hiệu quả.

Ban Giám Đốc

P. Y tế tế Các phân xởng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hạch toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại Xí nghiệp May xuất khẩu Việt Thái (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w