So sánh nghi lễ trong giai đoạn trưởng thành

Một phần của tài liệu nghi lễ vòng đời của người Chăm ISLAM ở An Giang (Trang 32 - 37)

3. SO SÁNH NGHI LỄ VÒNG ĐỜI NGƯỜI CHĂM ISLAM AN GIANG VÀ NGHI LỄ VÒNG ĐỜI CỦA NGƯỜI CHĂM BÀ NI, CHĂM BÀ LA MÔN KHU VỰ C MI Ề N

3.2. So sánh nghi lễ trong giai đoạn trưởng thành

Chăm Islam Chăm Bà ni Chăm Bà la môn

9 Trước đây có lễ Khotanh Koran để mừng đứa trẻ thuộc được một sốđoạn kinh Koran, nhưng nay lễ này không còn.

9 Không có lễ Khotanh Koran như người Chăm Islam.

9 Không có các nghi lễ trưởng thành. Trong giáo lý Bà la môn có đề cập tục đeo dây thiêng cho các bé trai thuộc đẳng cấp cao (con các thầy) nhưng hiện nay không thấy còn tục này. 9 Tục cắt da quy đầu được thực hiện đối với các bé trai dưới 15 tuổi nhằm đảm bảo sự “sạch sẽ” cho người con trai khi đến thánh

đường cầu kinh. Thường thì người

9 Tục cắt da quy đầu đối với các bé trai chỉđược thực hiện mang tính chất tượng trưng. Người ta chỉ dùng dao gỗđể cắt. Lứa tuổi Một vài nơi có tổ chức cúng gà khi đứa bé 15 tuổi nhưng không phổ biến. Cũng có người cho rằng lễ thức này do

28

ta sẽ tập hợp các bé trai cùng lứa lại, lý giải cho chúng biết vì sao phải làm việc này, sau đó ông Chèn Khotanh đọc kinh và cắt da quy đầu cho trẻ. Làm xong tục này đứa trẻ

mới được xem là trưởng thành; không làm xem như hèn nhát, dơ

dáy, không được cưới vợ, không

được làm chủ gia đình, không được quyền phân chia tài sản… Ngày nay tục này đã có nhiều tiến bộ, thực hiện an toàn và vệ sinh hơn do những người “Chèn Khotanh” được trang bị kiến thức, dụng cụ y tế

chuyên khoa.

thực hiện nghi thức này dành cho các bé trai cũng tương tự

nhưđối với người Chăm Islam.

Người Chăm Bà ni không coi trọng lễ trưởng thành dành cho bé trai, trong khi đó, lễ cấm cung của bé gái lại được thực hiện khá nghiêm túc và nhiều lễ thức (khác biệt so với người Chăm Islam). ảnh hưởng của người Chăm Bà ni mà có, bản thân người Chăm Bà la môn trước kia không có.

9 Tục cấm cung nhưtrước

đây, phụ nữđến tuổi dậy thì không

được đi bất cứ nơi đâu, chỉđược ở

trong một căn phòng kín đáo. Cô gái sinh hoạt, dệt vải và đi lại trong căn phòng đó. Nếu cần đi đâu, cô ta chỉđi vào ban đêm và có người thân đi cùng. Thường các cô gái cũng chỉđi vào các dịp lễ cưới của chị em, bạn bè trong xóm.

Các gia đình khá giả sẽ thuê một bà già khéo tay về dạy cho cô gái dệt vải và phục vụ sinh hoạt của cô. Ngày nay, tục này không còn nữa.

9 Tục cấm cung được quy định rất nghiêm ngặt. Người con gái mà chưa qua lễ

cấm cung sẽ bị coi nhưở tình trạng “cấm”, không được phép nghĩđến hôn nhân.

Lễ cấm cung thường được nhiều gia đình tổ chức chung cho các con gái của họ.

Người ta phải dựng hai căn nhà tạm đối diện nhau, chiếc lớn ở phía Đông để làm lễ, chiếc nhỏ ở phía Tây cho các cô vào đó cấm mình. Suốt

đêm, ông Gru và thầy Imâm sẽ đọc kinh trong nhà lớn, còn các cô gái sẽ ngủ trong nhà nhỏ và được 4 bà già canh giữ

không cho ra ngoài với bất cứ

lý do nào. Hôm sau, các cô sẽ

mặc lễ phục, được một người

đàn bà và một người đàn ông có bồng đứa bé trên tay hướng dẫn qua căn nhà làm lễ. Các cô vào lần lượt từng người. Ông thầy cả đặt vào miệng mỗi cô một hạt muối, cắt một lọn tóc nhỏ trên đầu rồi cho uống nước. Sau đó, các cô trở

trở lại nhà nhỏ tiếp tục cấm mình. Đến trưa, các cô thay áo

29

dài trắng và trở ra, lần lượt

đến lạy các ông Imâm, Gru. Dịp này các cô cũng được cha mẹ, bạn bè, bà con tặng tiền bạc, trâu bò và có khi ruộng

đất xem như của hồi môn.

9 Nghi thức cưới xin: Coi sự độc thân như là điều tội lỗi. Hôn nhân không chỉ là bổn phận của con cái đối với gia đình mà còn là bổn phận của một tín đồđối với Thượng đế.

Gia đình người Chăm Islam ở An Giang là gia đình phụ quyền, chồng

đi cưới vợ, làm chủ tài sản của gia

đình, có quyền thừa kế tài sản nhiều hơn nữ giới, được quyền cưới vợ lẻ. Tuy nhiên, hầu hết các gia đình đều là gia đình một vợ một chồng.

Không có tình trạng nam nữ chung sống trước hôn nhân. Đây là điều mà giáo luật nghiêm cấm, nếu vi phạm sẽ bị cộng đồng lên án, cô lập.

9 Nghi thức cưới xin:

Coi sựđộc thân là tội lỗi, hôn nhân là trách nhiệm, bổn phận của cá nhân đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và Thượng đế. Gia đình Chăm Bà ni theo chế độ mẫu hệ, vợ đi cưới chồng, vợ làm chủ tài sản, có quyền quyết định mọi vấn đề quan trọng của gia đình và dòng tộc. Cũng không có tình trạng nam nữ sống trước hôn nhân. Họ

xem đây là điều cấm kỵ.

9 Nghi thức cưới xin:

Coi hôn nhân là trách nhiệm, nếu cha mẹ đã

ưng thuận thì phải nghe theo.

Duy trì chế độ mẫu hệ, quyền chủ động trong hôn nhân thuộc về nhà gái. Khi con gái sắp

đến tuổi lấy chồng, cha mẹ đã phải lo “nhắm” trước những chàng trai trong vùng để “lựa rể” cho con mình. Không có trường hợp sống trước hôn nhân.

Đối tượng kết hôn: Khuyến khích kết hôn giữa anh chị em họ. Điển hình như con chú, con bác, con dì, con cô, con cậu. Cô gái có thể lớn tuổi hơn chàng trai chứ không nhất thiết phải nhỏ hơn. Nguyên tắc cơ

bản trong chếđộ hôn nhân của người Chăm Islam là nam, nữ phải cùng tôn giáo. Tuy nhiên, trong thực tế, vẫn có trường hợp người Chăm Islam kết hôn với người không cùng tôn giáo. Đối với người ngoại đạo, họ phải thực hiện một số

thủ tục và làm lễ nhập đạo trước khi làm lễ cưới.

Đối tượng kết hôn: Do cha mẹ

cô gái chọn, phải cùng chung tôn giáo. Quá trình lựa chọn của cha mẹ cô gái phải diễn ra âm thầm, bí mật.

Đối tượng kết hôn: Phải là người trong đạo và phải do cha mẹ

chọn lựa.

Độ tuổi kết hôn: trước đây, nam nữ

thường được xây dựng gia đình rất

Độ tuổi kết hôn: Trước đây kết hôn sớm, nạn tảo hôn rất

Độ tuổi kết hôn: Tương

30

sớm, bởi vì hôn nhân của họ do cha mẹ sắp xếp, khi ấy, độ tuổi của nữ

khi kết hôn thường vào khoảng 15 – 18 tuổi. Còn nam kết hôn ở độ

tuổi từ 16 – 20. Hiện nay, tuổi kết hôn của nữ thường là khoảng 18 – 20, còn nam từ 18 – 25. phổ biến nhưng hiện nay, đa phần kết hôn đúng độ tuổi theo quy định của Pháp luật. Islam và Chăm Bà ni. Nguyên tắc kết hôn: • Đối tượng kết hôn phải là người Chăm Islam hoặc những người đã đảm bảo đức tin với Thánh Allah, thề sẽ tuân thủ các luật tục Hồi giáo. • Trong lễ cưới bắt buộc phải có cô dâu và chú rể.

• Cô dâu chú rể là những người trưởng thành và có đủ trí khôn. • Bắt buộc hôn lễ phải được sự chấp thuận của cha vợ và chú rể (biểu hiện của chếđộ phụ quyền). • Phải trao đủ số tiền đồng cho cô dâu. Nguyên tắc kết hôn: Gần giống như nguyên tắc kết hôn của người Chăm Islam. Tuy nhiên, người Chăm Bà ni không có tục trao tiền đồng, tiền chợ như người Chăm Islam. Nguyên tắc kết hôn: Gần giống với người Chăm Islam và Chăm Bà ni. Không có tục thách cưới.

Trang phục: Ngoài trang phục cổ

truyền cô dâu và chú rể còn mặc những trang phục cưới hiện đại.

Trang phục: Trang phục cưới cổ truyền, chú rể mặc áo “loak” hoặc áo trắng kiểu sơ

mi, xà rông trắng, cột đầu bằng khăn “xếu” có tua hai bên màu trắng. Cô dâu mặc áo dài truyền thống Chăm, váy, khăn choàng. Toàn bộ trang phục cưới của cô dâu chú rể đều màu trắng.

Trang phục: Trang phục cô dâu là áo dài Chăm truyền thống, may bằng vải trắng. Trang phục chú rể là áo trắng truyền thống Chăm, bên ngoài khoác một chiếc áo màu, đầu quấn khăn Chăm, bên ngoài trùm một chiếc khăn thổ cẩm, mặc váy bằng cách quấn một tấm chăn.

Vị chủ hôn (ông Wali): Ông Wali phải là người thuộc về họ bên nội của cô dâu (phụ hệ). Có thể là cha cô dâu hoặc ông nội, ông cố, anh em trai của cô dâu, chú bác ruột… Cũng có thể mời các vị giáo cả, phó

Vị chủ hôn: Thường là thầy I mâm và ông Gru (những người đứng đầu tôn giáo ởđịa phương). Họ vừa là chủ hôn, vừa là người đến chứng kiến

Vị chủ hôn: (chủ lễ) là người vai chú hay bác của cô dâu chú rể, có uy tín, có tuổi hợp với cô dâu chú rể, gia đình

31

giáo cả hay các vị chức sắc, những người lớn tuổi có uy tín trong xóm làm Wali.

hôn lễ cho đôi trai gái. khá đặc biệt phải am hiểu phong tục, tập quán dân tộc. Mỗi năm chỉđược làm chủ lễ 1 lần.

Các vị chức sắc không

được tham gia vào nghi lễ cưới xin.

Ôn Uốk và mụ Uốk: nhất thiết nhà trai phải có ôn Uốk và nhà gái phải có mụ Uốk. Đây là những người rất am hiểu về các tập tục của dân tộc. Họ hướng dẫn cho cô dâu và chú rể

từ cách ăn mặc, trang sức đến cách trang trí phòng hoa chúc, các nghi thức hành lễ… Ngoài ra, theo quan niệm của người Chăm Islam, ôn Uốk và mụ Uốk còn có “phép thuật”, có khả năng giúp cô dâu chú rể chống lại các thế lực “ma quái” theo quấy phá đám cưới cũng như

cuộc sống của đôi vợ chồng sau này.

Ông mai sẽ đảm nhiệm luôn vai trò này. Tuy nhiên, việc ăn mặc, trang hoàng phòng cưới cô dâu do đàn gái tự làm lấy.

Ông Chủ hôn đảm nhiệm vai trò hướng dẫn nghi lễ cho đôi trai gái.

Người mai mối (maha): Khi gia

đình nhà trai xác định được đối tượng cần tiến tới hôn nhân, họ sẽ

nhờ mụ maha hay ông maha đến nhà người con gái để tìm hiểu, dọa hỏi ý kiến. Chủ yếu họ sẽ nói cho gia đình cô gái biết có người muốn kết tóc se tơ với cô; cho gia đình cô biết là họ sẽđi tiền đồng, tiền chợ

bao nhiêu. Maha thường là những người trung niên trở lên, có uy tín. Nếu là mụ maha thì thường là vợ

của ông giáo cả, phó giáo cả hay vợ

của các thầy, các chức sắc trong làng.

Ông mai: Là người có uy tín trong khu vực, am hiểu các luật tục, lễ nghi.

Ông mai vừa có vai trò giúp hai gia đình liên hệ, trao đổi thông tin, yêu cầu của nhau, vừa là người hướng dẫn cô dâu chú rể những lễ thức trong ngày cưới.

Ông mai chỉ có vai trò như người nối kết lương duyên của đôi trai gái, chỉ có nhà gái mời ông mai.

Ông mai cần phải giỏi

ăn nói.

Ông không hướng dẫn các nghi thức hành lễ

mà phải do ông Chủ

hôn hướng dẫn.

Cách chọn ngày cưới: Không nhất thiết phải coi ngày khi cưới hỏi. Thông thường, họ sẽ tổ chức vào khoảng thời gian sau mùa hành hương, tức tháng 12 theo lịch Islam

Quy định khá chặt chẽ. Chỉ

cưới vào các tháng 3, 6, 10, 11 theo lịch Hồi giáo, tương

đương tháng 7, 10, 2 Tây lịch. Chỉđược cưới vào ngày trăng

Quy định khá giống người Chăm Bà ni. Tuy nhiên, người Chăm Bà la môn chỉ được cưới vào ngày

32

(khoảng tháng 3 tây lịch) hoặc tổ

chức vào dịp sinh nhật Thiên sứ

Muhammad, khoảng 12/3 theo lịch Islam (khoảng tháng 7 Tây lịch). Vào thời điểm này, các gia đình người Chăm thường tổ chức ăn mừng linh đình, nếu tổ chức đám cưới thì rất tiện lợi.

tròn (ngày rằm) về cuối tháng, trong tuần chỉ cưới vào ngày thứ 3 và thứ 5. chẵn theo lịch Chăm và phải đúng vào các ngày thứ ba, thứ tư, thứ năm trong tuần. Giờ cưới tốt nhất là từ trưa đến chiều (giờ thuộc âm).

- L hi (hay còn gọi là đám nói):

Vào ngày này, gia đình chú rể

khoảng mười người bao gồm cha mẹ, anh chị em và những người hàng xóm có uy tín sẽ mang lễ vật

đến nhà cô gái. Trong đoàn, nhất thiết phải có vị Ahly (trưởng các xóm, ấp) và ông bà mai đi cùng. Bên nhà gái, thường phải có cha mẹ

cô gái, thân nhân họ hàng và ông Ahly tham dựđể chứng kiến. Theo thông lệ, trong lễ này, nhà trai sẽ

trao tiền chợ cho gia đình cô gái. Trong lễ nói, cha mẹ chàng trai không bắt buộc phải có mặt mà chỉ

cần có người đại diện trong dòng họ và ông maha hoặc mụ maha

đứng ra trao đổi với nhà gái là

được. Sau đó, nếu xảy ra việc từ

hôn thì chỉ cần thông báo cho ông mai hoặc bà mai mà thôi. Từ lễ hỏi

đến lễ cưới thời gian dài, ngắn tuỳ

mỗi gia đình.

Một phần của tài liệu nghi lễ vòng đời của người Chăm ISLAM ở An Giang (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)