So sánh nghi lễ trong giai đoạn sinh

Một phần của tài liệu nghi lễ vòng đời của người Chăm ISLAM ở An Giang (Trang 31 - 32)

3. SO SÁNH NGHI LỄ VÒNG ĐỜI NGƯỜI CHĂM ISLAM AN GIANG VÀ NGHI LỄ VÒNG ĐỜI CỦA NGƯỜI CHĂM BÀ NI, CHĂM BÀ LA MÔN KHU VỰ C MI Ề N

3.1. So sánh nghi lễ trong giai đoạn sinh

Chăm Islam Chăm Bà ni Chăm Bà la môn

9 Phụ nữ mang thai chỉ kiêng cữ những điều đơn giản nhằm đảm bảo sức khỏe và tinh thần tốt cho quá trình sinh nở; không sử dụng bùa chú; người chồng không phải cữ kiêng.

9 Kiêng cữ tương đối giống người Chăm Islam. Có

điều, đối với người Chăm Islam, người mẹ mang thai bé trai là niềm vui của gia đình, còn đối với người Chăm Bà ni mang thai bé gái mới là niềm vui lớn. 9 Ngoài kiêng cữ vềăn uống, sinh hoạt, còn cữ vềđường nói năng; phụ nữ mang thai phải đeo bùa trừ

ma; chồng không được sát sanh; người nữ gần sanh phải làm lễ cúng mụ.

9 Khi sanh xong, nhau thai phải được chôn ở chân cầu thang. Xác thuốc, than sưởi ấm cho người mẹ cũng được chôn nơi đây.

9 Trước đây có cất chòi tạm cho người phụ nữ sanh. Nhau thai được chôn trong khuôn viên sân nhà của sản phụ.

9 Nhau thai được chôn trong khuôn viên sân nhà; con trai chôn hướng mặt trời mọc, con gái chôn hướng mặt trời lặn. Than, xác thuốc phải hốt sạch và đốt ở ngã ba đường. Có nhiều hình thức nhằm xua đuổi tà ma đến quấy phá đứa trẻ như: đốt lửa ngoài sân,

27

bôi vôi lên các bình gốm, treo nhánh xương rồng trước cổng…

9 Thông thường, khi sinh

được 7 ngày người ta làm lễ cắt tóc và đặt tên. Gia đình làm dê, cừu hoặc gà tùy vào gia cảnh đểđãi bà con. Mọi người tụ họp lại cầu kinh, chúc phúc cho đứa trẻ. Đứa trẻ sẽ được đưa tới từng vịđể các vị này

đọc kinh vào tai nó. Ông Hakêm hoặc thầy Imâm cắt một lọn tóc tượng trưng và đặt tên cho đứa trẻ. Người Chăm Islam có 3 cách đặt tên: theo tên thánh, theo trí thức và tên thường. Tên thánh là quan trọng nhất vì tên này sẽđược kêu vào ngày “phán xét cuối cùng”.

Có nhiều trường hợp trùng tên. Sau khi đặt tên xong gia đình mời khách dùng tiệc.

9 Sinh xong 1 tháng sẽ đặt tên cho đứa trẻ, không cắt tóc. Lễ này do 3 thầy: I mưm, ông Tìnk và ông Chan đảm nhiệm. Lễ vật gồm dê, cơm. Ba ông này và ba mẹđứa trẻ

sẽđọc kinh, đặt tên cho đứa bé. Sau đó 3 vị tăng lữ dùng cơm, ăn xong đọc kinh lần nữa rồi kết thúc.

Không có tên thánh như Chăm Islam mà chỉ có các tên thông thường như: Phú, Phong, Vinh…

Ít có trường hợp trùng tên.

9 Không có nghi lễđặt tên, chủ yếu đặt tên luôn trong ngày trình tổ tiên khi đứa trẻ đầy tháng. Lễ vật trong ngày này gồm có trứng, thịt gà, chuối, xôi, trầu, cau, rượu,… Bà bóng sẽ là người làm lễ trình đứa bé trước tổ tiên. Sau đó bà cắt tóc, xỏ tai và đặt tên cho đứa trẻ. Ngoài ra, trong lễ này cũng cần phải có 1 ông thầy đểđeo bùa cho đứa trẻ, mục đích là ngừa tà ma. Người Chăm Bà la môn kiêng cữ việc đặt tên trùng.

Một phần của tài liệu nghi lễ vòng đời của người Chăm ISLAM ở An Giang (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)