Nghi lễ trong giai đoạn tử (tang lễ)

Một phần của tài liệu nghi lễ vòng đời của người Chăm ISLAM ở An Giang (Trang 28)

2..3.1. Quan niệm của người Chăm Islam về cái chết

Đối với người Chăm Islam, con người có 4 thế giới. Trong đó, cõi sống chỉ là cõi tạm để

chuyển qua cõi vĩnh hằng sau khi chết đi và chịu sự phán xét cuối cùng của Thánh Allah. Họ tin rằng, vào ngày phán xét cuối cùng, linh hồn sẽ trở về với thể xác và ngồi dậy để nghe lời phán xét của Thượng đế. Những ai khi sống, làm tròn nghĩa vụ của một tín đồ Hồi giáo, đến ngày phán xét cuối cùng, linh hồn sẽ được lên thiên đàng; ngược lại sẽ bị đày xuống địa ngục. Chính vì quan niệm đó nên người Chăm Islam tỏ ra hết sức bình thản đối với cái chết, xem sự chết như một điều tất yếu. Quan niệm này cũng chi phối những nghi thức tang lễ của người Chăm Islam. Tang lễ

của họ được tổ chức khá giản tiện, chủ yếu chôn cho xong thi hài người quá cốđể linh hồn của họ sớm về với Thượng đế. Người Chăm Islam cũng không cho rằng, có sự liên hệ giữa linh hồn người chết và người sống, cho nên họ không tổ chức cúng lạy người chết, không có bàn thờ tổ

tiên,…

Người Chăm Islam ở An Giang không có những nghi lễ mừng lên lão, mừng thượng thọ, họ cũng không có thói quen chuẩn bị cho sự “ra đi” như người Việt hay một số dân tộc khác. Khi gia đình thấy người bệnh sắp tắt thở, họ sẽ đặt người hấp hối quay đầu về phía Tây để người đó tựđọc câu kinh cầu xin Thượng đế tha thứ lỗi lầm của họ. Nếu người bệnh mê man, không đọc nổi câu kinh ấy thì người nhà sẽ đọc thay họ. Người Chăm Islam cũng cho rằng, sau khi chết, vong hồn người quá cố sẽđược hai vị thần là Monkar và Nakir đến thẩm vấn. Do vậy, tử thi phải

được tắm rửa sạch sẽđểđợi chờ cuộc thẩm vấn thiêng liêng này. Nếu người chết là đàn ông, họ

sẽđược những người đàn ông tắm rửa và khâm liệm. Ngược lại, nếu người chết là đàn bà, họ sẽ được những người đàn bà tắm tử thi và khâm liệm. Hiện nay, tại các làng Chăm ở An Giang, người ta đã thành lập những ban chuyên tắm rửa và khâm liệm tử thi. Những ban này làm việc chủ yếu trên tinh thần tự nguyện, bởi họ cho rằng, việc tắm rửa và khâm liệm tử thi là một việc làm nhân đạo.

Khi gia đình có thân nhân qua đời, người Chăm Islam chỉ thay nhau đọc kinh cầu cho linh hồn người quá cốđược siêu thoát, nghiêm cấm trường hợp than khóc, kêu gào thảm thiết. Họ cho rằng, những lời than khóc chỉ làm cho linh hồn người chết vướng víu không siêu thoát được, còn những giọt nước mắt sẽ tạo thành vũng nước lớn cản chân linh hồn về với Thượng đế.

Một phần của tài liệu nghi lễ vòng đời của người Chăm ISLAM ở An Giang (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)