193 64,3 2 Quy định quyền lợi và nghĩa vụ của công dân về
2.4. Hành vi của cán bộ lãnh đạo, quản lý đối với việc thực hiện pháp lệnh dân số
nguồn nhân lực cao cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Do đó, định hướng của PLDS đối với chất lượng dân số là nâng cao chất lượng dân số về cả thể chất, trí tuệ và tinh thần cho mỗi người dân và cho cả cộng đồng.
Quy định của PLDS là như vậy, thái độ của CBLĐQL là thế nào? Tổng hợp số liệu cuộc điều tra tại tỉnh Yên Bái cho thấy, tuyệt đại đa số cán bộ được hỏi đồng tình với quy định này. Cụ thể, có 100% ý kiến CBLĐQL được hỏi cho rằng nâng cao chất lượng dân số trong điều kiện hiện nay là một chủ trương đúng, phù hợp. Trong số này, tỷ lệ cán bộ rất đồng ý chiếm tới 58,9%. ở đây, phần đông CBLĐQL được hỏi đều nhất trí cho rằng, chất lượng dân số phụ thuộc vào việc thực hiện các giải pháp về bảo đảm quyền cơ bản của con người, quyền được phát triển toàn diện, quyền được tiếp cận thông tin và được tuyên truyền, giáo dục, giúp đỡ, đa dạng hoá các loại hình cung cấp hàng hoá và dịch vụ công cộng, đặc biệt đối với cư dân vùng có điều kiện kinh tế khó khăn. Chú ý thực hiện nâng cao chất lượng dân số thông qua việc hướng dẫn, giúp đỡ cộng đồng làm cho mọi người dân hiểu và thực hiện tốt các biện pháp bảo vệ sức khoẻ, bảo đảm điều kiện học tập, rèn luyện, vui chơi và tổ chức cuộc sống, sinh hoạt một cách khoa học. Chính vì vậy, nâng cao chất lượng dân số đòi hỏi sự tham gia rộng lớn của toàn xã hội. Phần đông CBLĐQL đã quán triệt quan điểm này. Đây chính là một trong những cơ sở quan trọng để CBLĐQL tích cực tham gia tổ chức, thực hiện việc nâng cao chất lượng dân số, thực hiện tốt PLDS.
2.4. Hành vi của cán bộ lãnh đạo, quản lý đối với việc thực hiện pháp lệnh dân số dân số
Nhận thức, thái độ và hành vi là quá trình có quan hệ ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Nhận thức đúng sẽ định hướng đến thái độ tích cực và điều chỉnh các hành vi phù hợp. Do vậy, khi nghiên cứu CBLĐQL với PLDS, ngoài việc tìm hiểu nhận thức, thái độ của họ cần xem xét hành vi của họ thế nào. Thông thường hành vi được thể hiện dưới các cấp độ sau: sự gương mẫu trong tư tưởng và hành động, sự tự giác tham gia tổ chức thực hiện một công việc nào đó và cuối cùng là việc huy động các nguồn lực cho việc thực hiện đầu tư, phát triển. Về hành vi của CBLĐQL ở Yên Bái với việc thực hiện PLDS, nghiên cứu cũng đã đi
sâu đề cập vấn đề theo ba yếu tố: nghiêm túc hay gương mẫu thực hiện, tham gia tổ chức thực hiện và đầu tư nguồn lực cho việc thực hiện PLDS.