a./ Vấn đề quy hoạch vùng chuyên canh trái cây:
- Xây dựng vùng trái cây chuyên canh của tỉnh Bến Tre phải nằm trong quy hoạch vùng trái cây tập trung của cả nước , trong hệ thống của Đồng bằng sông Cửu Long, gắn liền với khu vực Bến Tre – Tiền Giang –Vĩnh Long.
- Để xác định vùng trồng cây ăn trái gì, trồng ở đâu cần phải xem xét các yếu tố:
+Vị trí vùng (nhiệt độ, cao độ), sinh thái, hệ thống canh tác, đất đai (vật lý, hoá học…)
+ Thời tiết (nhiệt độ, ánh sáng…) + Nguồn nước (tưới tiêu, ngọt mặn…)
- Chiến lược phát triển vùng trồng cây ăn trái còn phải căn cứ theo giá trị kinh tế như:
+ Danh mục cây có tiềm năng tiêu thụ, các đặc tính tiếp thị sản phẩm …
+Đặc thù về sinh thái nông nghiệp mối liên quan của kỹ thuật với các yếu tố xã hội.
+ Tăng cường đầu tư thâm canh theo hướng chuyên canh hoặc xen canh để thay thế vườn tạp, vườn quảng canh.
+ Chuyên canh nhằm giúp chuyên môn hoá sâu và nâng cao tay nghề của người làm vườn. Cần phải nghiên cứu về đất đai, khí hậu, nguồn nước kỹ lưỡng trước khi xây dựng vùng trái cây chuyên canh. Cũng như phải có thị trường tương đối ổn định để xác định loại cây nào cần tập trung. Huyện Chợ Lách: nên trồng chuyên canh các loại sầu riêng, măng cụt, bòn bon, nhãn. Huyện Châu Thành: bòn bon, chôm chôm, cam. Huyện Mỏ Cày: cam, xoài. Giồng Trôm: chuối già, chanh.
+ Xen canh: giúp người sản xuất ít bị rủi ro hơn khi “đụng hàng, dội chợ” thực hiện lấy ngắn nuôi dài, có sản phẩm bán quanh năm. Có thể trồng chung các loại cây như: nhãn và sầu riêng, nhãn và chôm chôm, măng cụt và bòn bon, cam và nhãn, cam và chôm chôm…
+ Vùng lãnh thổ quy hoạch trái cây tập trung vào các huyện Chợ Lách, 9 xã phía Tây Châu Thành, một phần các huyện khác (Mỏ Cày, Giồng Trôm).
+ Các loại cây ăn trái cần quy hoạch là: nhãn xuồng cơm vàng, sầu riêng hạt lép cơm vàng, măng cụt, chôm chôm, bòn bon, ca cao, bưởi da xanh.
b./ Vấn đề ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong khâu tạo giống, canh tác.
- Giống: cây ăn trái phải là khâu đột phá đầu tiên, khâu quyết định trong việc canh tác cây ăn trái. Hầu hết nhà vườn hiện nay dùng giống truyền thống (mỗi người kiểu trồng cây, áp dụng theo phương pháp riêng của mình), ít áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, hoặc muốn mua giống tốt sạch bệnh không biết mua ở đâu. Vì hiện nay trên thị trường giống rất lộn xộn, không được kiểm soát, chất lượng không đảm bảo. Nói chung giống cây tốt phải đảm bảo các yêu cầu: cho cây sinh trưởng và phát triển tốt, năng suất cao và ổn định nhiều năm, không nhiễm sâu bệnh, chất lượng tốt phù hợp với người tiêu dùng. Trung tâm giống của Tỉnh phải chi phối các trung tâm
giống các huyện thị và các xã trọng điểm, không nên để tình trạng mạnh ai nấy làm, mạnh ai nấy bán.
Thông qua Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn và Trung tâm giống cây trồng thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về giống, tạo điều kiện liên kết với các trung tâm giống ở các địa phương khác trong vấn đề cung ứng giống. Đặc biệt cần quan hệ thường xuyên với Viện nghiên cứu cây ăn quả trong việc nhập giống tốt, giống lạ, giống dự đoán sẽ là nhu cầu của thị trường trong tương lai gần để cải thiện giống nội địa. Củng cố và nâng cao tầm trung tâm giống của tỉnh bằng cách đầu tư kinh phí và con người cho trung tâm ngay từ bây giờ. Lập quy hoạch sản xuất giống cho từng thời kỳ, từng vùng, có sự kiểm tra. Đồng thời quản lý chặt chẽ các cơ sở nhân giống ngoài Trung tâm, loại trừ kinh doanh giống không nguồn gốc, không xác nhận ở ngoài thị trường.
- Một số kỹ thuật trồng trọt:
+ Tạo tán được xem vừa là một kỹ thuật kiến trúc và vừa là nghệ thuật quản lý tán cây, nhất là đối với các loại sầu riêng, xoài, chôm chôm…
Trồng dày và hạn chế bộ rễ dựa trên việc tỉa cành, tạo tán tốt, làm giảm sinh khối tán vườn (thích hợp đối với vườn lớn, tăng hiệu quả phun thuốc, phân bón, tăng hiệu quả quang hợp (quản lý tốt ánh sáng, không gian), tăng hiệu quả thu hoạch (giảm lao động, đỡ hư trái), loại bỏ cành sâu bệnh (tỉa cành có chọn lọc).
+ Tăng cường các kỹ thuật cho trái nghịch mùa, sử dụng chất điều hoà sinh trưởng trồng cây trong nhà kính, nhà lưới, sử dụng công nghệ sản xuất cây sạch bệnh, dùng kỹ thuật bao trái hợp lý .
+ Kéo dài thời vụ sản phẩm bằng những cách sau: . Trồng một số giống cho những thời vụ khác nhau.
. Dùng chất kích thích sinh trưởng để điều chỉnh thời vụ ra hoa. . Tạo giống mới có thời vụ ít lệ thuộc thời tiết.
+ Giảm dư lượng hoá chất trong sản phẩm + Chọn giống kháng bệnh (giống sạch)
+ Dùng kỹ thuật IPM và các hoá chất bảo vệ thực vật cho phép.
+ Xử lý trái sau thu hoạch không dùng hoá chất như: hơi nóng, bức xạ, siêu âm
c/ Công nghệ sau thu hoạch:
- Bảo quản: cây nhằm góp phần giữ trái tươi được lâu hơn và không làm giảm đi nhiều về chất lượng. Sử dụng các phương pháp bảo quản tiên tiến để kéo dài thời gian sau khi thu hoạch từ một đến hai tháng để trái cây có thể vươn xa hơn ở các thị trường Châu Aâu, Châu Mỹ. Bảo quản tốt cũng sẽ nâng được giá trị trái cây và đảm bảo được số lượng cho các hợp đồng tiêu thụ. Cần nghiên cứu áp dụng các kỹ thuật hiện tại của nước ngoài hoặc những kỹ thuật đã áp dụng thành công ở trong nước.
Theo khảo sát và đề xuất của Phân viện Công nghệ sau thu hoạch Thành phố Hồ Chí Minh, một số mô hình bảo quản có thể áp dụng cho một số loại trái cây của Bến Tre như sau:
+ Nhãn: xông khí SO2 ở nồng độ 2-2,5% trong thời gian 30 phút. Cũng có thể nhúng nhãn vào dung dịch benomyl nồng độ 500ppm trong một phút. Sau đó đóng gói vào rỗ nhựa ở nhiệt độ 3 –5 oC, ẩm độ cao 95%.
+ Chôm chôm: bảo quản trong bao PE ở nhiệt độ 7-11oC, giữ nồng độ khí CO2 trong môi trường bảo quản 9 –12 %.
+ Cam, bưởi: nhúng vào dung dịch thuốc trừ nấm bệnh và các chất kích thích sinh trưởng sau đó làm ráo nước và được bao phủ bằng màng mỏng PE.
+ Sầu riêng: để ở nhiệt độ 15oC, ẩm độ 85 –90%.
+ Măng cụt: nhúng qua thuốc diệt nấm, thường là thiophanate – methyl 1000ppm trong 3 phút sau đó bao bằng OTR 2000 ở nhiệt độ 13±1oC .
+ Các loại trái cây xắt miếng chứa trong hộp xốp hàn kín bằng nhựa trong để tiêu thụ tại các siêu thị, chợ, khu đông dân cư… nên được khuyến khích người dân thực hiện.
Do hiện nay các cơ sở chế biến của Bến Tre còn rất yếu kém nên Nhà nước cần tập trung nhiều vào lĩnh vực này. Một số sản phẩm có thể nghiên cứu chế biến là:
+ Nhãn khô và chế biến, chuối sấy, mít sấy.
+ Nước dừa đóng chai, nước ép từ xoài, nước ép các loại trái cây khác. + Chôm chôm đóng hộp.
+ Các loại mứt trái cây. + Các loại rượu trái cây.
Nói chung, về chế biến sau thu hoạch nên tập trung vào các dạng: sấy khô dòn trái cây, mứt trái cây, nước giải khát trái cây.
Ngoài ra, cần nhận chuyển giao công nghệ sản xuất túi bao trái trên cây, bao trái khi thu hoạch, thùng rỗ đựng trái cây để góp phần nâng cao chất lượng sạch đẹp, đảm bảo vận chuyển đi xa. Mẫu mã, kiểu dáng đẹp, phù hợp với thị trường (trong nước và xuất khẩu).
* Một số công việc cần thiết trong ứng dụng công nghệ bảo quản sau thu hoạch:
- Khuyến khích việc đầu tư vào các dự án đầu tư (trong nước và nước ngoài) về chế biến, bảo quản trái cây trong giai đoạn trước mắt (các kho mát, kho lạnh, xí nghiệp chế biến quy mô nhỏ…).
- Tỉnh cố gắng đầu tư xây dựng nhà đóng gói (Packing house) hiện đại, tráng vỏ trái cây bằng màng bảo vệ, đóng gói và lưu trữ lạnh. Nên giao cho các doanh nghiệp nhà nước quản lý hoặc các hợp tác xã lớn. Việc làm này tạo điều kiện thuận lợi cho khách nước ngoài tham quan và có niềm tin trong giao dịch.