Những điểm yếu của trái cây Bến Tre:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ trái cây tỉnh Bến Tre (Trang 40 - 42)

- Điểm yếu kém lớn nhất có thể tập trung vào ba vấn đề của công nghệ sau thu hoạch:

+ Chưa có hệ thống bảo quản trái cây từ khi thu hoạch, vận chuyển đến nơi tiêu thụ. Thường người thu mua sử dụng xe lạnh để trữ các loại trái cây tươi – đây là phương tiện duy nhất để bảo quản trái cây tươi.

+ Như các phần trên đã phân tích, chế biến trái cây chỉ dừng lại ở sơ chế đơn giản, chưa có các nhà máy chế biến dạng vừa, nhỏ để có thể tồn trữ vài tháng: sản phẩm chế biến hiện tại cũng chỉ là vài loại sản phẩm như sấy, muối, làm mứt…Vẫn còn một khoảng trống khá lớn giữa công nghệ sản xuất trái cây và công nghệ sau thu hoạch.

+ Việc đóng gói trái cây chưa đựoc coi trọng trong khi đó vấn đề này được các nước có sản xuất trái cây tận dụng triệt để nhằm hấp dẫn khách hàng và cũng có tác dụng bảo quản trái cây được lâu hơn.

- Mối liên kết có trách nhiệm giữa các nhà vườn, các doanh nghiệp, các cấp, các ngành và các địa phương còn lỏng lẻo. Vẫn còn tình trạng mạnh ai nấy làm, thậm chí cạnh tranh lẫn nhau. Hiệp hội trái cây mới hình thành, mạng lưới tổ chức

chưa rộng khắp, thành viên hiệp hội là các doanh nghiệp chuyên kinh doanh trái cây, chưa lan toả tới các nhà vườn tham gia. Một số địa phương chưa quan tâm đến hoạt động để phát triển trái cây trên địa bàn của mình. Các Hợp tác xã về giống cây ăn trái còn yếu, chưa đủ mạnh và có uy tín để chi phối, hướng dẫn các thành viên đi vào quỹ đạo của mình.

- Sản xuất trái cây phát triển một cách tự phát, lộn xộn không theo một định hướng nào cả. Trồng, chặt vẫn là một điệp khúc chưa có lối ra. Quá trình chuyên môn hoá vẫn chưa thực hiện. Vùng nào thích hợp cho cây gì với diện tích bao nhiêu chưa có câu trả lời thoả đáng.

- Chất lượng trái cây Bến Tre cũng rất đáng bàn, quá nhiều loại với nhiều kích cỡ khác nhau, phẩm chất khác nhau về độ ngọt, mùi vị, màu sắc.

- Sản xuất chưa gắn với thị trường (về cơ cấu, về mùa vụ thu hoạch…). Thông tin và sự hiểu biết về thị trường còn quá ít, nhất là thị trường thế giới. Chưa có tổ chức, cơ quan nào chịu trách nhiệm cung cấp thông tin về thị trường một cách liên tục, thường xuyên cập nhật nên mảng thị trường vẫn còn bỏ ngõ. Mơ hồ về thị trường, người nông dân rất ngại đầu tư, ngại thay đổi.

- Kỹ thuật canh tác, ứng dụng khoa học công nghệ mới, hiện đại chưa được quan tâm đúng mức. Nông dân thiếu kiến thức về kỹ thuật canh tác hoặc quá lạm dụng vào một số kỹ thuật cho trái nghịch mùa dẫn đến hậu quả là mùa nghịch trở thành mùa chính. Hoặc một số khác sử dụng phân hóa học quá nhiều làm thoái hóa đất , chưa thấy được tầm quan trọng của việc sử dụng phân hữu cơ . Trường hợp dùng nhiều loại chất sinh trưởng cũng làm cho cây yếu đi , chu kỳ sống bị giảm rõ rệt. Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật vô tội vạ sẽ dẫn đến dư lượng thuốc trong trái cây cao.

- Tình trạng lộn xộn về các loại giống, giống không có xác nhận, thiếu kiểm soát tạo tâm lý e ngại cho người trồng . Giống của chúng ta chưa đạt chuẩn “5S” có

đặc tính giống cây mẹ: same size, same color, same quality, same taste, same gravity.

- Năng suất trái cây thấp, chi phí sản xuất lớn dẫn đến giá thành cao. Tình trạng sản xuất manh mún vẫn còn là phổ biến. Chưa có mối liên kết tốt giữa các nhà sản xuất để cùng sử dụng chung các phương tiện cũng là nguyên nhân dẫn đến giá thành tăng.

- Tính cạnh tranh của trái cây Bến Tre còn thấp trên nhiều mặt: chất lượng, giá thành, hình dáng, mẫu mã. Có thể nói ngay trên sân nhà cũng khó lòng địch lại các loại trái cây của nước ngoài.

- Xây dựng và quảng bá thương hiệu, nghiên cứu thị trường để Marketing các sản phẩm trái cây chưa được quan tâm đúng mức. Nhiều doanh nghiệp vẫn còn xa lạ và bở ngỡ khi tiếp cận với việc xây dựng hình ảnh trái cây Bến Tre trên thương trường.

- Hình thức mẫu mã sản phẩm ít được coi trọng. Bao bì, nhãn hiệu ít được chú ý dẫn đến việc kém hấp dẫn, thu hút người mua.

- Từ các yếu tố sản xuất manh mún và không có sự hợp tác liên kết với nhau, làm cho việc huy động lượng hàng ổn định trong một thời điểm nhất định do yêu cầu của khách hàng không được đảm bảo.

- Công tác tổ chức quản lý và đầu tư nghiên cứu bị xem nhẹ. Ít có đơn vị sản xuất hoặc kinh doanh nào đưa công việc này vào hoạt động nghiên cứu của mình một cách bài bản.

3.2. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ TRÁI CÂY BẾN TRE :

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ trái cây tỉnh Bến Tre (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)