Hoàn thiện qui định pháp luật trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nớc nói chung

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CỔ PHẦN HÓA DNNN TỪ THỰC TIỄN NGÀNH DƯỢC (Trang 81 - 90)

nhà nớc nói chung

3.2.1.1. Củng cố và có chính sách hợp lý đối với các doanh nghiệp nhà nớc cổ phần hóa

Theo kinh nghiệm CPH DNNN trong thời gian qua và kinh nghiệm quốc tế, các doanh nghiệp đang trên đà phát triển, sản xuất và kinh doanh các mặt hàng có chất lợng, hiệu quả, đang nằm trong thị hiếu tiêu dùng, có mức thu lợi nhuận lớn, không có khó khăn về khả năng thanh toán, tình hình tài chính lành mạnh, có đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý nhiều kinh nghiệm, có trình độ

chuyên môn giỏi và phẩm chất tốt, đang nhận đợc sự tín nhiệm cao của đông đảo quần chúng lao động trong DN, sẽ là những đơn vị thực hiện CPH hiệu quả nhất, kể cả quá trình tổ chức thực hiện cũng nh hoạt động sau CPH.

Vì vậy, để một DNNN hấp dẫn các nhà đầu t, có thể CPH đợc nhanh chóng và đạt kết quả tốt, trớc tiên doanh nghiệp đó phải có cơ sở vật chất trang thiết bị hiện đại, đội ngũ cán bộ quản lý có năng lực, kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có xu hớng phát triển ổn định, có lãi, khả năng sinh lời cao và tình hình tài chính của doanh nghiệp trớc khi CPH phải tơng đối lành mạnh.

Do đó, trớc khi CPH, đối với những DN cha đủ điều kiện cần thiết để thực hiện thì cần phải có chính sách cũng nh kế hoạch chuẩn bị trên mọi phơng diện kể cả thực hiện những biện pháp để giúp DNNN thực hiện cơ cấu lại. Đó có thể bao gồm những chính sách hỗ trợ vốn, bổ sung thay thế cán bộ, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh và lành mạnh hóa tình hình tài chính của doanh nghiệp, đặc biệt là xử lý các khoản nợ tồn đọng để nhanh chóng hội tụ đầy đủ điều kiện tham gia CPH. Cụ thể là:

a) Cơ cấu lại năng lực sản xuất kinh doanh

Cần có cơ chế hỗ trợ cho các DNNN thuộc diện CPH để nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các DNNN thuộc các ngành nghề kinh doanh có điều kiện nh ngành dợc mà điều kiện kinh doanh của các doanh nghiệp này còn cha đáp ứng theo các qui chế chuyên môn về dợc. Trên cơ sở đó, sau khi chuyển sang hình thức tổ chức mới, các doanh nghiệp có thể tiếp tục hoạt động đợc ngay, không bị gián đoạn. Các doanh nghiệp này cần đợc nhận sự giúp đỡ từ Quỹ hỗ trợ sắp xếp và CPH DNNN và đợc vay các khoản u đãi với sự điều chỉnh giảm về lãi suất và gia tăng về thời hạn.

Quá trình CPH DNNN nói chung và DNDNN nói riêng cha đạt đợc kế hoạch đề ra một phần là do vớng mắc trong việc giải quyết, xử lý nợ tồn đọng khó đòi lâu năm và nợ mới phát sinh, nhng chủ yếu là nợ lâu năm khó đòi.

Một số DNDNN từ Ban lãnh đạo đến ngời lao động trong doanh nghiệp đều rất tha thiết và quyết tâm CPH đối với DN mình đang công tác nhng do v- ớng mắc về giải quyết công nợ tồn đọng đã phát sinh từ hàng chục năm, cha đợc xử lý từ các giai đoạn trớc nên không thể xác định đợc giá trị doanh nghiệp và dẫn đến việc không CPH đợc DN hoặc quá trình CPH kéo dài, gây tâm lý không ổn định cho ngời lao động làm việc tại doanh nghiệp, ảnh hởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Việc cha xử lý đợc các khoản công nợ tồn đọng này có cả nguyên nhân khách quan, chủ quan và nguyên nhân từ việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan nhà nớc có liên quan (nh cơ quan thi hành án, cục thuế...).

Vì vậy, đối với nợ tồn đọng khó đòi, phát sinh trớc thời điểm CPH, các cơ quan chức năng cần hỗ trợ DN CPH giải quyết dứt điểm. Đối với các khoản nợ có khả năng thu hồi thì hỗ trợ DNNN để thu hồi đợc trớc khi CPH. Đối với những khoản nợ không thể thu hồi ngay thì cần xây dựng cơ chế cho phép doanh nghiệp đợc bóc tách công nợ cha xử lý đợc để tiến hành CPH đối với phần vốn còn lại của doanh nghiệp. Việc xử lý công nợ tồn đọng sẽ đợc giải quyết theo các qui định pháp luật về xử lý nợ tồn đọng. Có nh vậy, việc CPH DNNN mới có thể thực hiện đợc theo tiến độ đề ra và DN mới có thể ổn định trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Bên cạnh đó, các qui định về xử lý nợ tồn đọng cần phải thông thoáng hơn bởi nếu qui định quá chặt chẽ, doanh nghiệp sẽ tìm mọi cách để xác định các khoản nợ đó không có khả năng thu hồi. Chẳng hạn nh xác định khách nợ là doanh nghiệp, tổ chức đã giải thể, phá sản hoặc khách nợ là cá nhân đã chết, mất tích...

Hơn nữa, cũng cần nghiên cứu lại tính khả thi của qui định pháp luật về vấn đề xác định các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi. Chẳng hạn điểm 1.3.2 phần I Mục B Thông t số 85/2002/TT-BTC ngày 26/09/2002 hớng dẫn thực hiện Nghị định số 69/2002/NĐ-CP qui định các căn cứ xác định các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi đối với khách nợ đã ngừng hoạt động là xác nhận của cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp về việc doanh nghiệp đã ngừng hoạt động không có khả năng thanh toán. Tuy nhiên, do thay đổi hệ thống chính trị ở nhiều quốc gia, nhiều cơ quan thành lập doanh nghiệp nớc ngoài nay đã thay đổi hoặc không còn tồn tại nữa. Vì vậy, đề nghị bổ sung việc cho phép đại sứ quán hoặc thơng vụ của Việt Nam tại nớc sở tại có quyền xác nhận doanh nghiệp đã ngừng hoạt động, tránh trờng hợp không có cơ quan nào xác nhận cho DN.

Ngoài ra, cần cho phép thành lập các công ty hỗ trợ chuyển đổi sở hữu và mua bán nợ để giúp doanh nghiệp chủ động xử lý các khoản nợ phải thu ngay trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này rất cần thiết để xác định tài sản doanh nghiệp trớc CPH theo hớng tiếp nhận, quản lý, khai thác và tổ chức bán đấu giá những loại tài sản không đa vào giá trị doanh nghiệp chuyển đổi sở hữu.

Những giải pháp nêu trên nhằm mục tiêu là tạo cho CTCP chuyển đổi từ DNNN sự rõ ràng, minh bạch về vốn, có một điểm xuất phát với đầy đủ những gì cần có cho một CTCP theo đúng nghĩa.

3.2.1.2. Cụ thể hóa và phân định rõ ràng hơn về phơng thức, lộ trình và trách nhiệm thực hiện

Phơng thức, lộ trình CPH DNNN là vấn đề lớn, có ảnh hởng đến tiến độ CPH DNNN. Vì vậy, cần qui định rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý có liên quan cũng nh lãnh đạo DN trong trờng hợp chậm CPH, gắn trách nhiệm hành chính của ngời lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phơng, lãnh đạo DN với kết quả sắp xếp và CPH ở đơn vị mình theo lộ trình đã đợc Thủ tớng Chính phủ phê duyệt.

Các cấp trên quản lý DN phải chịu trách nhiệm trớc pháp luật đối với các quyết định của mình nếu quyết định đó sai hoặc chậm chễ, làm thiệt hại lợi ích của DN và cũng là lợi ích chung của xã hội.

Điều 9 Nghị định 187/2004/NĐ-CP và khoản 4 Điều 19 Nghị định 69/2002/NĐ-CP qui định doanh nghiệp phải báo cáo cơ quan nhà nớc có thẩm quyền quyết định giá trị doanh nghiệp. Tuy nhiên lại không qui định thời hạn phải trả lời của các cơ quan này. Thực tế là vì cha có quy định nên khi gặp tình huống khó khăn thì DN phải một mình hứng chịu, mặc dù DN không tự quyết định đợc các tình huống đó. Bên cạnh đó, cần qui định cụ thể trách nhiệm của lãnh đạo DN trong trờng hợp DN chậm CPH so với tiến trình đã đợc phê duyệt.

Điểm e khoản 1 và điểm c khoản 2 Điều 40 Nghị định 187/2004/NĐ-CP đã bổ sung trách nhiệm của các Bộ, UBND tỉnh, thành phố trục thuộc Trung - ơng, Hội đồng Quản trị Tổng công ty nhà nớc trong trờng hợp không thực hiện phơng án CPH đã đợc phê duyệt. Theo đó thì Thủ trởng các cơ quan quản lý nhà nớc, HĐQT Tổng công ty nhà nớc phải chịu các hình thức kỷ luật theo qui định hiện hành. Tuy nhiên, từ trớc đến nay cha có tổ chức, cá nhân nào phải chịu hình thức kỷ luật về vấn đề này. Vì vậy, cần qui định rõ loại trách nhiệm pháp lí đối với hành vi này (trách nhiệm hành chính, trách nhiệm dân sự hay trách nhiệm hình sự...).

Ngoài ra cũng cần qui định cụ thể trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nớc trong việc tiếp tục cung cấp thông tin, phổ biến chính sách, chế độ cho DN sau chuyển đổi, giải quyết kịp thời các vớng mắc cho DN. Hoàn thiện hệ thống cơ quan đăng ký kinh doanh và thông tin DN thuộc cơ quan kế hoạch và đầu t để kết hợp đăng ký kinh doanh đối với DN sau CPH và cung cấp thông tin cho DN sau CPH.

Cần bổ sung qui định về việc tính toán và định giá tài sản vô hình nh các mối quan hệ hợp tác, bằng phát minh sáng chế, bản quyền, nhãn hiệu hàng hóa và đặc biệt là yếu tố nhân sự, đội ngũ lao động trong doanh nghiệp có trình độ, tâm huyết - “nguồn vốn” chất xám có tính chất quyết định đến thành công của DN, quyết định năng suất lao động - một yếu tố chi phí của đầu vào, đồng thời nó cũng quyết định định đến quá trình đổi mới công nghệ và hoàn thiện sản phẩm cũng nh khả năng thích ứng của doanh nghiệp đối với sự thay đổi của môi trờng kinh doanh. Đây là những yếu tố tác động đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Vì vậy, cần đợc quan tâm khi định giá doanh nghiệp, tránh thất thoát tài sản Nhà nớc.

Về việc xác định giá trị phần vốn đầu t dài hạn của DN CPH tại DN khác, Nghị định 187/2004/NĐ-CP qui định DN đợc quyền lựa chọn việc kế thừa hoặc không kế thừa. Trong trờng hợp doanh nghiệp kế thừa thì giá trị vốn đầu t dài hạn của DN CPH tại các DN khác đợc đánh giá theo giá trị thị trờng tại thời điểm định giá nhng không đợc thấp hơn giá trị ghi trên sổ sách kế toán.

Việc sửa đổi, bổ sung qui định này đợc lý giải là do “các hoạt động liên doanh, liên kết những năm đầu thờng lỗ (theo kế hoạch), có trờng hợp đối tác cố tình lỗ thông qua việc chuyển giá để mua lại phần vốn của DNNN” [5]. Qui định này nhằm giảm thiểu tổn thất cho Nhà nớc trong quá trình CPH DNNN nhng là phi thực tế, đi ngợc lại với nguyên tắc gắn với thị trờng trong định giá doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, cũng có trờng hợp DNNN góp vốn bằng quyền sử dụng đất và một số DNNN giờ đây thừa nhận rằng quyền sử dụng đất đó có thể đã đợc định giá quá cao khi thành lập liên doanh, góp vốn. Vì vậy, việc xác định giá trị tài sản DN cần phải đợc tính tại thời điểm xác định giá trị DN. Nh vậy mới chính xác và là giá trị thực và cũng chính là tôn trọng quy luật thị trờng, quy luật kinh tế. Do đó, việc áp đặt giá trị phần vốn đầu t dài hạn vào DN khác tối thiểu phải bằng giá trị ghi trên sổ sách kế toán theo qui định pháp luật hiện

hành không phải là giá trị thực tế và qui định này mới chỉ bảo vệ quyền lợi của Nhà nớc. Điều này là không hợp lý và cần thiết phải qui định lại việc xác định phần vốn này theo giá thị trờng tại thời điểm định giá DN CPH.

Theo quan điểm của ông Daniel Musson, chuyên gia về DNNN, Ngân hàng thế giới tại Việt Nam về vấn đề định giá thì “Định giá không phải là một môn khoa học chính xác. Các phơng pháp định giá hoặc là dựa trên thông tin quá khứ, hoặc là dựa trên dự đoán về tơng lai. Phơng pháp dựa trên thông tin quá khứ có thể không phản ánh đợc hiện tại và tơng lai, còn phơng pháp dựa trên suy đoán về tơng lai thì phụ thuộc vào độ chính xác của suy đoán. Cách duy nhất để hạn chế những điểm yếu này là chào bán trên thị trờng công khai”. [12]

Ngoài ra, cần bổ sung việc tính tài sản hình thành từ quỹ khen thởng, quỹ phúc lợi dới dạng hiện vật vào giá trị DN trên cơ sở chuyển thành cổ phần để chia cho ngời lao động trong DN tại thời điểm CPH theo thời gian thực tế đã làm việc tại DN.

3.2.1.4. Cụ thể hóa qui định về quyền của các cổ đông thiểu số

Cần qui định quyền của các cổ đông thiểu số trong việc đề cử ngời vào HĐQT, ban Kiểm soát và quyền triệu tập ĐHĐCĐ, nhất là qui định về nguyên tắc xác định số lợng ngời mà họ đợc cử, cũng nh hình thức và nội dung của việc yêu cầu triệu tập ĐHĐCĐ nhằm đảm bảo các quyền này có thể thực thi có hiệu quả trong thực tế.

Bên cạnh đó, cần bổ sung cơ chế uỷ quyền biểu quyết nhằm tạo điều kiện tập trung lợng phiếu nhất định cho những quyết định tại ĐHĐCĐ trớc áp lực của các cổ đông đa số.

3.2.1.5. Sửa đổi qui định về quyền, nghĩa vụ cổ đông là ngời lao động, nhà đầu t chiến lợc

Các chính sách u đãi cho cổ đông là ngời lao động, cổ đông chiến lợc cần thống nhất với Luật Doanh nghiệp hiện hành và theo nguyên tắc thị trờng, tức là có thể bán cổ phần u đãi nếu họ muốn, để cổ phiếu có tính chuyển đổi. Điều này có nghĩa là ngời lao động, nhà đầu t chiến lợc có quyền bán cổ phiếu của mình nếu họ thấy lợi hơn là giữ, là hình thức đầu t linh hoạt phù hợp với nhu cầu của ngời lao động... Điều này buộc Ban quản lý doanh nghiệp phải quản lý tốt cũng nh cần phải tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cổ đông này.

3.2.1.6. Về trách nhiệm của doanh nghiệp sau cổ phần hóa

Theo qui định tại Điều 108 Luật Doanh nghiệp, các công ty chuyển đổi đợc hởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ cha thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty đợc chuyển đổi.

Khoản 2 Điều 8 Nghị định 187/2004/NĐ-CP cũng qui định công ty cổ phần đợc kế thừa mọi quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của công ty nhà nớc trớc khi cổ phần hoá và có các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Qui định này gây khó khăn cho các doanh nghiệp CPH vì việc chuyển đổi hình thức hoạt động của DN t nhân hoàn toàn khác với DNNN CPH. Khi DNNN CPH, hình thức sở hữu thay đổi từ sở hữu nhà nớc sang các hình thức sở hữu khác (tập thể, t nhân...), trong đó nhiều doanh nghiệp không còn vốn Nhà nớc tại doanh nghiệp. Vì vậy, vấn đề này cần phải phân biệt làm hai trờng hợp: nếu nghĩa vụ, trách nhiệm của công ty nhà nớc trớc khi CPH đã đợc tính đến khi xác định giá trị doanh nghiệp thì CTCP có thể kế thừa các nghĩa vụ, trách nhiệm đó. Trờng hợp các nghĩa vụ, trách nhiệm cha đợc tính đến khi xác định giá trị DN thì CTCP không thể kế thừa. Tức là CTCP không thể kế thừa các trách nhiệm của DNNN trong mọi trờng hợp. Đây là vấn đề nhạy cảm, gắn liền với lợi ích và nghĩa vụ của các cổ dông. Nếu qui định không rõ ràng sẽ gây bất lợi cho các cổ đông khi tham gia đầu t vào DN CPH.

3.2.1.7. Có chính sách hợp lý giữa doanh nghiệp nhà nớc và các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác

Cần nghiên cứu và ban hành các chính sách để tạo lập môi trờng kinh

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CỔ PHẦN HÓA DNNN TỪ THỰC TIỄN NGÀNH DƯỢC (Trang 81 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w