Về xây dựng phơng án cổ phần hóa

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CỔ PHẦN HÓA DNNN TỪ THỰC TIỄN NGÀNH DƯỢC (Trang 62 - 63)

Phơng án sản xuất, kinh doanh sau CPH đóng vai trò quan trọng quyết định thành công hay thất bại của doanh nghiệp sau CPH. Các doanh nghiệp cần thiết phải xây dựng phơng án sản xuất, kinh doanh, xây dựng các giải pháp thực hiện phơng án, đảm bảo hiệu quả theo Nghị quyết của ĐHĐCĐ. Tuy nhiên việc xây dựng Phơng án sản xuất kinh doanh và giải pháp phát triển công ty theo Luật Doanh nghiệp của doanh nghiệp dợc sau CPH còn lúng túng. Nhiều doanh nghiệp cha có phơng án kinh doanh khả thi cũng nh cơ cấu sản phẩm không có sự đổi mới. Việc xác định qui mô vốn điều lệ của một số doanh nghiệp dợc CPH cha khoa học và phù hợp với thực tế dẫn đến tình trạng hoạt động của công ty hiệu quả cha cao.

Theo qui định tại Điều 3 Nghị định 187/2004/NĐ-CP, có 03 hình thức CPH công ty nhà nớc bao gồm:

+ Giữ nguyên vốn nhà nớc hiện có tại doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu thu hút thêm vốn, áp dụng đối với những doanh nghiệp CPH có nhu cầu tăng thêm vốn điều lệ.

+ Bán một phần vốn nhà nớc hiện có tại doanh nghiệp hoặc kết hợp vừa bán bớt một phần vốn nhà nớc vừa phát hành thêm cổ phiếu để thu hút vốn;

+ Bán toàn bộ vốn nhà nớc hiện có tại doanh nghiệp hoặc kết hợp vừa bán toàn bộ vốn nhà nớc vừa phát hành thêm cổ phiếu để thu hút vốn.

Các DNDNN phần lớn đều xây dựng phơng án CPH theo hình thức bán một phần hoặc toàn bộ vốn Nhà nớc hiện có tại doanh nghiệp cho các đối tợng là ngời lao động tại doanh nghiệp và các nhà đầu t, rất ít doanh nghiệp chọn ph- ơng án kết hợp giải pháp phát hành thêm cổ phiếu để nâng mức vốn điều lệ của CTCP. Vì vậy, do vốn điều lệ không đợc bổ sung thêm nên sau khi CPH, doanh nghiệp thiếu vốn để hoạt động. Chỉ trong thời gian ngắn, để tăng vốn, nhiều

doanh nghiệp dợc phải tiếp tục tổ chức phát hành thêm cổ phiếu nên gây mất nhiều thời gian và chi phí.

Bên cạnh đó cũng có những doanh nghiệp xây dựng phơng án CPH theo hớng kết hợp việc bán một phần hoặc toàn bộ vốn Nhà nớc tại doanh nghiệp và phát hành thêm cổ phiếu nhng lại cha xây dựng đợc phơng án kinh doanh khả thi nên không đợc phê duyệt.

Tình trạng này do hai nguyên nhân: thứ nhất, lãnh đạo doanh nghiệp không quan tâm đầy đủ hoặc hạn chế về năng lực. Thứ hai, cơ quan quản lý trực tiếp thiếu sự hớng dẫn trong việc xây dựng phơng án sản xuất kinh doanh đảm bảo mục tiêu tiếp tục phát triển doanh nghiệp. Vì vậy, một số doanh nghiệp xây dựng phơng án mang tính đối phó, sơ sài và ít có giá trị thực tế, không khả thi nên hạn chế hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Ngoài ra, một số doanh nghiệp dợc sau CPH cha thực hiện phơng án sản xuất kinh doanh đã đề ra, cha nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

Điển hình là Công ty CP thơng mại y tế Hải phòng (chi nhánh Công ty XNK y tế 1) sau khi CPH tuy có nhiều lợi thế nhng HĐQT của Công ty cha đề ra phơng án kinh doanh tốt nên hạn chế hiệu quả hoạt động của Công ty. Hoạt động của Công ty có tình trạng cào bằng, không rõ trách nhiệm. Mức chi trả cổ tức chỉ đạt 0,3 - 0,35%/tháng, không đạt mức cổ tức của ĐHĐCĐ đề ra. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tợng đơn th về mua, bán cổ phần tại doanh nghiệp này.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CỔ PHẦN HÓA DNNN TỪ THỰC TIỄN NGÀNH DƯỢC (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w