Các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về hợp tác quốc tế trong

Một phần của tài liệu Chế định hợp tác quốc tế trong luật tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 81 - 101)

định của pháp luật tố tụng hình sự về hợp tác quốc tế trong thời gian tới ở n−ớc ta

3.3.1. Giải pháp hoàn thiện những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về hợp tác quốc tế

Trong 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới, hoạt động xây dựng pháp luật nói chung, xây dựng những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về hợp tác quốc tế của n−ớc ta nói riêng đã đạt đ−ợc những thành tựu to lớn, kịp thời thể chế hóa đ−ờng lối, chủ tr−ơng của Đảng về lĩnh vực này, bảo đảm, quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà n−ớc, tổ chức, công dân, góp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm có tính quốc tế ở n−ớc ta. Tuy nhiên, việc xây dựng những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về hợp tác quốc tế còn chậm trễ, ch−a đáp ứng những vấn đề cần nảy sinh trong thực tiễn áp dụng. Cho đến nay, chúng ta vẫn ch−a có Luật dẫn độ ng−ời phạm tội và chuyển giao ng−ời bị kết án phạt tù, vẫn ch−a ký đ−ợc Hiệp định t−ơng trợ t− pháp với các n−ớc có đông ng−ời Việt Nam sinh sống, làm việc nh− Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Liên bang Đức, Cộng hòa Pháp, Cộng hòa Philippines, Liên bang Ôxtrâylia...

Vì vậy, chúng ta phải nhận thức đầy đủ những thuận lợi, khó khăn của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, hợp tác quốc tế về t− pháp nói chung, hợp tác quốc tế trong hoạt động tố tụng hình sự nói riêng để chủ động triển khai các hoạt động xây dựng và hoàn thiện những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về hợp tác quốc tế theo lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của đất n−ớc.

Theo chúng tôi, h−ớng hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về hợp tác quốc tế nh− sau:

Thứ nhất, ban hành Luật dẫn độ ng−ời phạm tội và chuyển giao ng−ời bị kết án phạt tù. Luật này cần có những nội dung chủ yếu sau đây:

Một là, có quy phạm ghi nhận định nghĩa của khái niệm dẫn độ ng−ời phạm tội và khái niệm chuyển giao ng−ời bị kết án phạt tù.

Khái niệm dẫn độ đã đ−ợc quy định tại Luật Quốc tịch Việt Nam đ−ợc Quốc hội n−ớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, thông qua tại kỳ họp thứ 3, ngày 20-05-1998: "Dẫn độ là việc một n−ớc chuyển giao cho n−ớc khác ng−ời có hành vi phạm tội hoặc ng−ời bị kết án hình sự mà bản án đã có hiệu lực pháp luật đang có mặt trên lãnh thổ của n−ớc mình để n−ớc đ−ợc chuyển giao truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành hình phạt đối với ng−ời đó". Từ khái niệm này, có thể đ−a ra khái niệm dẫn độ ng−ời phạm tội nh− sau: dẫn độ ng−ời phạm tội là việc một n−ớc chuyển giao cho n−ớc khác ng−ời có hành vi phạm tội hoặc ng−ời bị kết án hình sự mà bản án đã có hiệu lực pháp luật đang có mặt trên lãnh thổ n−ớc của n−ớc mình để n−ớc đ−ợc chuyển giao truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành hình phạt đối với ng−ời đó. Khái niệm chuyển giao ng−ời bị kết án phạt tù đ−ợc hiểu là việc một n−ớc chuyển giao cho n−ớc khác ng−ời bị kết án phạt tù mà bản án đã có hiệu lực pháp luật để n−ớc đ−ợc chuyển giao thi hành hình phạt tù đối với ng−ời mang quốc tịch n−ớc đó.

Hai là, có quy phạm ghi nhận định nghĩa của các khái niệm: đẩy trả ng−ời phạm tội, trục xuất ng−ời vi phạm pháp luật và trình tự, thủ tục thực hiện.

Đẩy trả ng−ời phạm tội là biện pháp đ−ợc áp dụng đối với những đối t−ợng phạm tội ở n−ớc ngoài, sau đó lẩn trốn ở n−ớc ta. Đối t−ợng của đẩy trả t−ơng tự nh− dẫn độ, nh−ng không thể trao trả ng−ời phạm tội bỏ trốn bằng thủ tục dẫn độ, vì giữa n−ớc ta và n−ớc có đối t−ợng phạm tội bỏ trốn ch−a ký Hiệp định t−ơng trợ t− pháp. Nh− vậy, đẩy trả ng−ời phạm tội là việc trao trả ng−ời phạm tội ở n−ớc ngoài trốn sang Việt Nam cho n−ớc ch−a ký Hiệp định t−ơng trợ t− pháp với n−ớc ta.

Thủ tục đẩy trả ng−ời phạm tội đơn giản hơn so với thủ tục dẫn độ ng−ời phạm tội. Thông th−ờng Cảnh sát n−ớc áp dụng đẩy trả, áp giải đối

t−ợng tới địa điểm hai bên thỏa thuận để trao trả cho Cảnh sát n−ớc tiếp nhận. Tại địa điểm đó, Cảnh sát n−ớc tiếp nhận đọc lệnh bắt đối t−ợng và tiến hành các thủ tục tiếp nhận đối t−ợng.

Trục xuất ng−ời vi phạm pháp luật cũng đ−ợc coi là một biện pháp thay thế dẫn độ ng−ời phạm tội. Khác với đẩy trả ng−ời phạm tội, trục xuất ng−ời vi phạm pháp luật th−ờng đ−ợc áp dụng với những đối t−ợng ng−ời n−ớc ngoài vi phạm pháp luật của n−ớc sở tại. Với mục đích bảo vệ an ninh quốc gia, n−ớc sở tại có quyền trục xuất ng−ời vi phạm pháp luật ra khỏi lãnh thổ của n−ớc mình, mà không bắt buộc phải báo tr−ớc cho n−ớc tiếp nhận. Vi phạm pháp luật về xuất nhập cảnh cũng có thể là lý do để n−ớc sở tại quyết định trục xuất đối t−ợng. Do đó, khác với dẫn độ ng−ời phạm tội, đẩy trả ng−ời phạm tội, trục xuất ng−ời vi phạm pháp luật không chỉ thuộc thẩm quyền của các cơ quan t− pháp, mà còn thuộc thẩm quyền của các cơ quan hành chính. Thủ tục trục xuất đối t−ợng vi phạm pháp luật cũng không phức tạp: cơ quan có thẩm quyền của n−ớc sở tại ra quyết định trục xuất đối t−ợng, đ−a kẻ bị trục xuất ra sân bay hoặc ra khỏi cửa khẩu quốc tế của mình, là hết trách nhiệm. Đối t−ợng bị trục xuất sẽ bị nhập cảnh vào n−ớc đã ra quyết định trục xuất mình (năm 1998, chính quyền Hồng Kông và V−ơng quốc Đan Mạch đã xét xử 16 công dân Việt Nam nhập c− trái phép, sau đó trục xuất số đối t−ợng này về Việt Nam).

Ba là, có quy định về những nguyên tắc cơ bản của dẫn độ tội phạm và chuyển giao ng−ời bị kết án phạt tù, đó là nguyên tắc chủ quyền quốc gia, nguyên tắc có đi có lại, nguyên tắc tội phạm kép (double criminality), nguyên tắc quốc tịch (extradition of national). Nội dung nguyên tắc chủ quyền quốc gia và nguyên tắc có đi có lại đã đ−ợc đề cập ở trên, chúng tôi chỉ đi sâu, làm rõ về nguyên tắc tôi phạm kép và nguyên tắc quốc tịch.

Khái niệm tội phạm kép để chỉ những tội phạm có thể bị điều tra, truy tố, xét xử ở cả n−ớc yêu cầu dẫn độ và n−ớc đ−ợc yêu cầu dẫn độ. Điều

đó có nghĩa, một hành vi nguy hiểm cho xã hôi bị coi là tội phạm kép khi pháp luật hình sự của n−ớc yêu cầu dẫn độ và n−ớc đ−ợc yêu cầu dẫn độ đều coi là tội phạm.

Trong dẫn độ ng−ời phạm tội và chuyển giao ng−ời bị kết án phạt tù, nguyên tắc tội phạm kép biểu hiện ở chỗ, Việt Nam có quyền từ chối dẫn độ hoặc từ chối nhận chuyển giao ng−ời bị kết án phạt tù, nếu theo pháp luật hình sự của Việt Nam, hành vi của ng−ời bị yêu cầu dẫn độ hoặc đ−ợc yêu cầu chuyển giao không bị coi là tội phạm. Với những tội phạm đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, thì dù có thỏa mãn điều kiện tội phạm kép cũng vẫn bị từ chối dẫn độ. Đây là một trong những căn cứ để từ chối dẫn độ.

Nguyên tắc quốc tịch đ−ợc biểu hiện nh− sau: Việt Nam từ chối dẫn độ công dân của n−ớc mình. Để bảo vệ công dân n−ớc mình, Hiến pháp của các n−ớc trên thế giới đều đề cập vấn đề này một cách trực tiếp hoặc gián tiếp và Luật dẫn độ ng−ời phạm tội của một số n−ớc trên thế giới đều quy định đây là một trong những căn cứ để từ chối dẫn độ. Các n−ớc theo hệ thống pháp luật châu Âu lục địa thừa nhận nguyên tắc này, còn các n−ớc theo hệ thống pháp luật án lệ (common law) lại th−ờng không áp dụng nguyên tắc này. Điều này xuất phát từ quan niệm khác nhau về việc thiết lập quyền tài phán hình sự trong các vụ án hình sự.

Bốn là, có quy định về yêu cầu dẫn độ, từ chối dẫn độ.

Theo chúng tôi, n−ớc ta chỉ chấp nhận dẫn độ ng−ời phạm tội, nếu có đủ căn cứ chứng minh ng−ời bị yêu cầu dẫn độ là ng−ời phạm tội và tội phạm do ng−ời đó thực hiện là loại tội phạm có thể đ−ợc chấp nhận dẫn độ.

Văn bản yêu cầu dẫn độ để truy cứu trách nhiệm hình sự phải kèm theo lệnh bắt giữ đối t−ợng, những tài liệu, chứng cứ, chứng minh ng−ời bị yêu cầu dẫn độ đã thực hiện hành vi cấu thành tội phạm đ−ợc pháp luật hình sự quy định. Lệnh bắt giữ đối t−ợng phải do cơ quan có thẩm quyền

của n−ớc yêu cầu dẫn độ ban hành. Hiện nay, hầu hết các n−ớc là thành viên của Interpol, đều coi lệnh truy nã đỏ của Interpol, là căn cứ để chấp nhận dẫn độ ng−ời bị truy nã giữa các n−ớc thành viên của tổ chức này. Trong tr−ờng hợp ng−ời phạm tội đã gây ra thiệt hại vật chất, phải ghi rõ mức độ thiệt hại.

Văn bản yêu cầu dẫn độ để thi hành án phải kèm theo bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật, những quy định của pháp luật hình sự đ−ợc áp dụng làm căn cứ để kết án. Nếu ng−ời bị kết án đã thi hành một phần hình phạt, thì phải thông báo về việc thi hành này.

Những quy định về từ chối dẫn độ t−ơng tự nh− quy định t−ơng ứng tại Điều 344 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.

Năm là, có quy định về tạm giữ để dẫn độ.

Sau khi nhận đ−ợc yêu cầu dẫn độ, n−ớc nhận đ−ợc yêu cầu phải áp dụng những biện pháp cần thiết để truy tìm ng−ời bị yêu cầu dẫn độ đang bỏ trốn và ra lệnh bắt giữ. Trong tr−ờng hợp ch−a nhận đ−ợc văn bản yêu cầu dẫn độ, nh−ng đã có đề nghị dẫn độ qua các kênh thông tin khác, thì có thể ra lệnh bắt đối t−ợng với tính chất là bắt ng−ời trong tr−ờng hợp khẩn cấp.

Sáu là, có quy định về tr−ờng hợp nhiều n−ớc yêu cầu dẫn độ cùng một đối t−ợng.

Trên thực tế, có những tr−ờng hợp một n−ớc nhận đ−ợc yêu cầu dẫn độ của nhiều quốc gia về cùng một đối t−ợng, về cùng một tội danh hay nhiều tội danh khác nhau và n−ớc đ−ợc yêu cầu phải lựa chọn để chấp nhận một trong các yêu cầu dẫn độ đó. Theo chúng tôi, trong Luật dẫn độ ng−ời phạm tội và chuyển giao ng−ời bị kết án phạt tù có quy định theo h−ớng: việc lựa chọn sẽ đ−ợc tiến hành trên cơ sở phân tích tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, thời gian, địa điểm phạm tội, quốc tịch của ng−ời bị yêu cầu dẫn độ và thời gian gửi yêu cầu dẫn độ.

Bảy là, có quy định về quá cảnh.

Luật dẫn độ ng−ời phạm tội và chuyển giao ng−ời bị kết án phạt tù có quy định theo h−ớng: việc làm thủ tục xin quá cảnh cũng phải đ−ợc thực hiện nh− thủ tục xin dẫn độ, vì thực chất nó cũng là việc dẫn độ đối t−ợng qua lãnh thổ n−ớc ta cho một quốc gia khác.

Tám là, có quy định về thông báo kết quả truy cứu trách nhiệm hình sự đối với ng−ời bị dẫn độ.

Để thể hiện sự tôn trọng và duy trì mối quan hệ hữu nghị với các quốc gia khác trong hoạt động tố tụng hình sự, Luật dẫn độ ng−ời phạm tội và chuyển giao ng−ời bị kết án phạt tù có quy định theo h−ớng: sau khi tiến hành các hoạt động tố tụng, các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng của n−ớc ta phải thông báo kết quả truy cứu trách nhiệm hình sự đối với ng−ời bị dẫn độ cho n−ớc đ−ợc yêu cầu dẫn độ biết. Nếu bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng của n−ớc ta gửi bản sao bản án cho n−ớc đ−ợc yêu cầu dẫn độ biết.

Chín là, có quy định về cơ quan đầu mối thực hiện liên hệ về dẫn độ ng−ời phạm tội.

Để việc hợp tác quốc tế về dẫn độ ng−ời phạm tội đ−ợc thuận tiện, thống nhất, Luật dẫn độ ng−ời phạm tội và chuyển giao ng−ời bị kết án phạt tù có quy định theo h−ớng: Viện kiểm sát nhân dân tối cao là cơ quan đầu mối thực hiện hợp tác quốc tế về dẫn độ ng−ời phạm tội.

M−ời là, có quy định về chuyển giao ng−ời bị kết án phạt tù.

Luật dẫn độ ng−ời phạm tội và chuyển giao ng−ời bị kết án phạt tù cần có quy định về các vấn đề sau:

a) Điều kiện chuyển giao ng−ời bị kết án phạt tù. Một trong những điều kiện chuyển giao ng−ời bị kết án phạt tù là ng−ời đó phải đồng ý với

việc chuyển giao. Sở dĩ phải quy định nh− vậy vì nếu ng−ời đó đồng ý, thì việc giáo dục, cải tạo đối với ng−ời đó sẽ đ−ợc thực hiện dễ dàng hơn. Hơn nữa, sẽ là không nhân đạo, nếu buộc ng−ời bị kết án phạt tù phải thi hành án ở n−ớc nơi ng−ời đó mang quốc tịch, trong khi những ng−ời thân của ng−ời bị kết án phạt tù đang ở n−ớc nơi ng−ời đó bị kết án.

b) Ph−ơng pháp tiến hành chuyển giao ng−ời bị kết án phạt tù. c) Trình tự, thủ tục chuyển giao.

Thứ hai, các tổ chức tội phạm quốc tế đang và sẽ tăng c−ờng liên kết với các băng nhóm tội phạm ở Việt Nam để hoạt động, gây thiệt hại cho nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Để chống lại sự liên kết này, các cơ quan bảo vệ pháp luật các n−ớc có liên quan, nhất là các n−ớc có nhiều ng−ời Việt Nam sinh sống hoặc có chung đ−ờng biên giới với Việt Nam, cũng phải phối hợp với nhau chặt chẽ hơn. Mục tiêu của sự hợp tác trong lĩnh vực này có nhiều, nh−ng mục tiêu quan trọng nhất là ngăn chặn từ xa sự xâm nhập của các tổ chức tội phạm quốc tế vào n−ớc ta, bóc gỡ tận gốc các đ−ờng dây tội phạm quốc tế có liên quan đến Việt Nam, trong đó có các tổ chức khủng bố quốc tế do bọn phản động ng−ời Việt sống l−u vong ở n−ớc ngoài cầm đầu. Để tạo cơ sở pháp lý cho việc hợp tác này, các cơ quan chức năng cần nghiên cứu, đề xuất Nhà n−ớc ta gia nhập các điều uớc quốc tế đa ph−ơng nh− Công −ớc quốc tế về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, Nghị định th− về chống buôn bán ng−ời..., khẩn tr−ơng đàm phán, ký kết các Hiệp định t−ơng trợ t− pháp với các n−ớc có nhiều ng−ời Việt Nam sinh sống nh− Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Liên bang Đức, Cộng hòa Pháp, Cộng hòa Philippines, Liên bang Ôxtrâylia... Đối với những n−ớc mà Nhà n−ớc ta đã ký Hiệp định t−ơng trợ t− pháp, qua thực tiễn thực hiện, các cơ quan chức năng cần nghiên cứu đề xuất để kịp thời sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình mới ở Việt Nam cũng nh− ở n−ớc đối tác.

Thứ ba, đối với các n−ớc có chung đ−ờng biên giới với Việt Nam nh− Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, V−ơng quốc Campuchia, cần tiếp tục củng cố mối quan hệ hữu nghị, hợp tác thân thiện giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật để đấu tranh có hiệu quả với tội phạm có tính quốc tế. Đặc biệt, phải nghiên cứu xây dựng Quy chế phối hợp giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật của các tỉnh có chung đ−ờng biên giới để cùng nhau kiểm soát đ−ờng biên giới, phòng, chống tội phạm ở các khu vực biên giới, nhất là các loại tội phạm nh− buôn lậu, buôn bán phụ nữ, trẻ em, c−ớp biển... Việc phối hợp giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật của các tỉnh có chung đ−ờng biên giới phải đ−ợc thực hiện một cách th−ờng xuyên, cụ thể, nhanh nhạy, nh−ng phải trên cơ sở quán triệt đ−ờng lối đối

Một phần của tài liệu Chế định hợp tác quốc tế trong luật tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 81 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)