2.1. những quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về hợp tác quốc tế hành về hợp tác quốc tế
Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi) đ−ợc Quốc hội n−ớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, thông qua tại kỳ họp thứ t−, ngày 26-11-2003, (sau đây gọi tắt là Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Phần thứ tám của Bộ luật này là một phần hoàn toàn mới, gồm 2 ch−ơng (ch−ơng 36 và ch−ơng 37) với 7 điều (từ Điều 340 đến Điều 346) quy định các nguyên tắc của hợp tác quốc tế trong hoạt động tố tụng hình sự và một số hoạt động hợp tác quốc tế đặc thù nh− dẫn độ, chuyển giao hồ sơ, tài liệu, vật chứng của vụ án. Việc Quốc hội n−ớc ta thống nhất đ−a vấn đề hợp tác quốc tế vào Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 có ý nghĩa hết sức quan trọng cả về ph−ơng diện lý luận cũng nh− thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm trong xu thế tăng c−ờng, mở rộng hội nhập và hợp tác quốc tế hiện nay. Mặc dù mới chỉ dừng lại ở một số quy định mang tính nguyên tắc, nh−ng những quy định của Bộ luật đã tạo ra cơ sở pháp lý cho việc mở rộng hợp tác quốc tế trong hoạt động tố tụng hình sự để đấu tranh có hiệu quả với tội phạm, đặc biệt với tội phạm có tính quốc tế. Vì vậy, bên cạnh việc ý nghĩa lý luận và thực tiễn, việc bổ sung phần này có ý nghĩa chính trị rất lớn trong tình hình Đảng và Nhà n−ớc ta chủ tr−ơng đa ph−ơng hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế và chủ động hội nhập quốc tế để tận dụng thời cơ và v−ợt qua thử thách trong bối cảnh quốc tế có nhiều biến động nh− hiện nay.
2.1.1. Những quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về các nguyên tắc hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định các nguyên tắc hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự là nhằm xác định những t− t−ởng mang tính
chỉ đạo cần quán triệt về mặt nhận thức và hành động trong quá trình thực hiện. Việc xác định một cách rõ ràng các nguyên tắc hợp tác không những tạo ra cơ sở pháp lý để thực hiện một cách thống nhất những cam kết song ph−ơng và đa ph−ơng của Đảng, Nhà n−ớc ta nh− Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02-01-2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác t− pháp trong thời gian tới đã chỉ rõ: "Tổ chức thực hiện tốt các công −ớc quốc tế, hiệp định t−ơng trợ t− pháp và các hiệp định phòng, chống tội phạm mà Nhà n−ớc ta đã ký kết hoặc gia nhập", mà còn là một b−ớc thể chế hóa đ−ờng lối đối ngoại "đa ph−ơng hóa, đa dạng hóa" trong thế chủ động của Đảng đ−ợc xác định tại Nghị quyết Hội nghị Trung −ơng 3 khóa VII và tiếp tục đ−ợc khẳng định tại Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng.
Điều 340 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định:
Hợp tác quốc tế trong hoạt động tố tụng hình sự giữa các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng của n−ớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các cơ quan có thẩm quyền t−ơng ứng của n−ớc ngoài đ−ợc thực hiện trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc của nhau của nhau, bình đẳng cùng có lợi, phù hợp với Hiến pháp của n−ớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và những nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế [9].
Điều 343 Bộ luật này còn quy định: "Căn cứ vào các điều −ớc quốc tế mà n−ớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập, các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng của n−ớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể..." [9].
Nh− vậy, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định bốn nguyên tắc hợp tác quốc tế trong hoạt động tố tụng hình sự: 1) nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, không can thiệp vào công
việc của nhau, bình đẳng và cùng có lợi; 2) nguyên tắc phù hợp với Hiến pháp và các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế; 3) nguyên tắc phù hợp với các điều −ớc quốc tế mà n−ớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập và quy định của pháp luật Việt Nam; 4) nguyên tắc có đi có lại.
1. Nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, không can thiệp vào công việc của nhau, bình đẳng và cùng có lợi
Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản trong pháp luật quốc tế đ−ợc Hiến ch−ơng Liên Hợp Quốc ghi nhận với tính chất là nguyên tắc nền tảng cho mọi quan hệ quốc tế song ph−ơng hoặc đa ph−ơng.
Trong quan hệ quốc tế, độc lập, chủ quyền quốc gia đ−ợc coi là tối cao và bất khả xâm phạm. Độc lập của quốc gia thể hiện ở chỗ quốc gia có quyền tự quyết mọi vấn đề đối nội và đối ngoại của mình, các n−ớc khác không có quyền can thiệp hoặc áp đặt. Không có một thế lực nào, cơ quan nào có quyền đứng trên quốc gia, đặt ra pháp luật buộc quốc gia phải thực hiện. Chủ quyền quốc gia gồm hai nội dung: quyền tối cao của Nhà n−ớc ta trong phạm vi lãnh thổ của mình và quyền độc lập của Nhà n−ớc ta trong quan hệ quốc tế. Trong phạm vi lãnh thổ của Việt Nam, Nhà n−ớc ta có quyền tối cao về lập pháp, hành pháp và t− pháp. Mọi vấn đề về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của n−ớc ta do Nhà n−ớc ta quyết định, các n−ớc khác cũng nh− các tổ chức quốc tế không có quyền can thiệp. Mọi pháp nhân, thể nhân ở trên lãnh thổ của một quốc gia, kể cả pháp nhân, thể nhân n−ớc ngoài đều phải tuân theo pháp luật của quốc gia đó. Vì vậy, khi nhận đ−ợc một yêu cầu hợp tác trong hoạt động tố tụng hình sự, quốc gia nhận đ−ợc yêu cầu có quyền chấp nhận hay từ chối thực hiện yêu cầu đó tùy thuộc hoàn toàn vào ý chí của mình. Để chấp nhận hay từ chối một yêu cầu hợp tác trong hoạt động tố tụng hình sự, quốc gia đ−ợc yêu cầu căn cứ vào pháp luật về dẫn độ ng−ời phạm tội của n−ớc mình, những điều −ớc quốc tế
có liên quan mà mình ký kết hoặc gia nhập hay căn cứ vào mối quan hệ qua lại giữa hai quốc gia. Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về dẫn độ ng−ời phạm tội, cũng nh− việc ký kết hoặc gia nhập điều −ớc quốc tế về dẫn độ ng−ời phạm tội hoàn toàn thuộc chủ quyền của mỗi quốc gia, mà không có quốc gia nào có quyền ép buộc.
Khẳng định chủ quyền của mình, quốc gia đ−ợc yêu cầu có thể từ chối hợp tác, nếu sự hợp tác đó có ảnh h−ởng xấu tới quyền, lợi ích hợp pháp hoặc chủ quyền của mình. Khi yêu cầu hợp tác quốc tế trong hoạt động tố tụng hình sự bị từ chối, quốc gia yêu cầu sẽ không có quyền tiến hành bất cứ hoạt động điều tra nào trên lãnh thổ quốc gia khác. Khi yêu cầu hợp tác quốc tế trong hoạt động tố tụng hình sự đ−ợc chấp nhận, thì nhìn chung, mọi hoạt động điều tra sẽ do quốc gia đ−ợc yêu cầu thực hiện. Quốc gia yêu cầu chỉ đ−ợc thông báo về kết quả cuối cùng của hoạt động đó. Quốc gia yêu cầu chỉ có thể tiến hành một số hoạt động điều tra trên lãnh thổ quốc gia đ−ợc yêu cầu, nếu đ−ợc quốc gia đó đồng ý.
Việt Nam là một quốc gia thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ bao gồm: đất liền, vùng trời, vùng biển và các hải đảo. Lãnh thổ Việt Nam là thống nhất, toàn vẹn và bất khả xâm phạm.
Nhà n−ớc ta chỉ có nghĩa vụ tuân thủ các nguyên tắc của pháp luật quốc tế, các quy định của điều −ớc quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập, đồng thời tôn trọng các tập quán quốc tế phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại. Trong quá trình thực hiện hợp tác quốc tế, các cơ quan tiến hành tố tụng của n−ớc ngoài phải tôn trọng độc lập, chủ quyền của Việt Nam, tuân thủ pháp luật Việt Nam và phải thể hiện thái độ bình đẳng, cùng có lợi trong mối quan hệ với các cơ quan t−ơng ứng của Việt Nam. Mọi hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng n−ớc ngoài tại Việt Nam phải phù hợp với pháp luật Việt Nam và Nhà n−ớc Việt Nam thực hiện chủ quyền của mình thông qua việc ban hành chính sách, pháp luật về
hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự. Các cơ quan tiến hành tố tụng của Việt Nam phải thực hiện các biện pháp bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo đảm lợi ích của Việt Nam trong quá trình hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự.
2. Nguyên tắc phù hợp với Hiến pháp và các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế
Hiến pháp là đạo luật cơ bản, đạo luật gốc đặt ra những quy định có tính chất nền tảng của chế độ nhà n−ớc, chế độ xã hội, quyền và nghĩa vụ của công dân, tổ chức bộ máy nhà n−ớc và là cơ sở để xác định toàn bộ hệ thống pháp luật Việt Nam. Xét về mặt pháp lý, Hiến pháp là đạo luật có hiệu lực pháp lý cao nhất. Từ đặc điểm này, hợp tác quốc tế trong hoạt động tố tụng hình sự phải phù hợp với Hiến pháp, điều đó có nghĩa:
Thứ nhất, những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về hợp tác quốc tế trong hoạt động tố tụng hình sự phải hoàn toàn phù hợp với tinh thần và nội dung các quy định của Hiến pháp, khi có mâu thuẫn, thì chỉ quy định của Hiến pháp mới có hiệu lực.
Thứ hai, các văn bản quy phạm pháp luật về hợp tác quốc tế trong hoạt động tố tụng hình sự phải đ−ợc ban hành trên cơ sở Hiến pháp và để thi hành Hiến pháp.
Thứ ba, các Hiệp định t−ơng trợ t− pháp về hình sự mà Nhà n−ớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia không đ−ợc mâu thuẫn, đối lập với quy định của Hiến pháp. Khi có mâu thuẫn, đối lập với quy định của Hiến pháp, thì cơ quan nhà n−ớc có thẩm quyền không tham gia ký kết, không phê chuẩn hoặc bảo l−u đối với từng điều riêng biệt.
Thứ t−, các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, ng−ời có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải thực hiện chức năng của mình theo quy định của Hiến pháp, sử dụng đầy đủ các quyền hạn, làm tròn các nghĩa vụ, chức năng mà Hiến pháp quy định.
Hợp tác quốc tế trong hoạt động tố tụng hình sự phải phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế, đó là t− t−ởng, quan điểm chính trị - pháp lý cơ bản chỉ đạo, làm cơ sở xây dựng và thi hành pháp luật quốc tế hiện đại. Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế hiện đại là thành quả của cuộc đấu tranh lâu dài của các chủ thể pháp luật quốc tế hiện đại, của các lực l−ợng tiến bộ, đ−ợc thừa nhận rộng rãi. Nội dung các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế hiện đại đ−ợc ghi nhận trong trong nhiều văn bản pháp luật quốc tế quan trọng nh− Hiến ch−ơng Liên Hợp Quốc, Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Băng - Đung, của các n−ớc á - Phi năm 1955, các văn kiện của Phong trào không liên kết, Định −ớc Henxinki năm 1975 của các n−ớc châu Âu về an ninh và hợp tác... Theo quan điểm của chúng ta, hệ thống các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế hiện đại gồm:
1. Tôn trọng chủ quyền quốc gia;
2. Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia; 3. Quyền dân tộc tự quyết;
4. Không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác; 5. Cấm dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực;
6. Hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế; 7. Tôn trọng các quyền cơ bản của con ng−ời; 8. Các quốc gia có trách nhiệm hợp tác với nhau; 9. Tự nguyện thực hiện các cam kết quốc tế.
Hợp tác quốc tế trong hoạt động tố tụng hình sự phải phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế. Điều đó có nghĩa việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về hợp tác quốc tế trong hoạt động tố tụng hình sự phải tuân thủ các nguyên tắc trên, không đ−ợc quá nhấn mạnh hoặc bỏ qua bất cứ nguyên tắc nào.
3. Nguyên tắc phù hợp với các điều −ớc quốc tế mà n−ớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập
Điều −ớc quốc tế là một trong những hình thức pháp lý chủ yếu chứa đựng các quy phạm pháp luật quốc tế. Trải qua các giai đoạn phát triển của quan hệ quốc tế, các điều −ớc quốc tế đã đ−ợc ký kết ngày càng nhiều nhằm điều chỉnh các lĩnh vực của đời sống quốc tế, trong đó có lĩnh vực hợp tác quốc tế trong hoạt động tố tụng hình sự. Điều −ớc quốc tế không chỉ là những hình thức chứa đựng các quy phạm pháp luật quốc tế mà còn là ph−ơng tiện, công cụ chủ yếu để thực hiện chính sách đối ngoại của mỗi quốc gia.
Tuy nhiên, điều −ớc quốc tế tự nó không phải là nguồn của pháp luật trong n−ớc. Các quy phạm điều −ớc là các quy phạm pháp luật quốc tế, chứ không phải quy phạm quốc gia. Vì vậy, sau khi điều −ớc quốc tế phát sinh hiệu lực, việc thực hiện điều −ớc quốc tế trong phạm vi lãnh thổ của mỗi quốc gia do chính quốc gia đó tự quyết định. Việc Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định hợp tác quốc tế trong hoạt động tố tụng hình sự phải phù hợp với điều −ớc quốc tế mà n−ớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập, thể hiện sự nhất quán trong đ−ờng lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà n−ớc ta, cũng nh− tập quán quốc tế. Nguyên tắc này đòi hỏi hợp tác quốc tế trong hoạt động tố tụng hình sự, một mặt bảo đảm uy tín của Việt Nam trên tr−ờng quốc tế trong việc thực hiện nghiêm chỉnh các cam kết quốc tế và trở thành đối tác tin cậy của cộng đồng quốc tế, mặt khác phải bảo đảm phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của Việt Nam. Bên cạnh đó, việc hợp tác quốc tế trong hoạt động tố tụng hình sự của n−ớc ta với các quốc gia, khu vực này, không đ−ợc làm ph−ơng hại đến quan hệ quốc tế đã đ−ợc thiết lập giữa Việt Nam với các quốc gia, khu vực khác.
4. Nguyên tắc có đi có lại
Có đi có lại đ−ợc hiểu là sự đáp lại hay trả lại t−ơng xứng cái đ−ợc cho. Trong quan hệ quốc tế, n−ớc này sẽ đối xử với n−ớc kia t−ơng xứng với sự đối xử của n−ớc hữu quan đối với mình, nhằm bảo đảm sự cân bằng và lợi ích của mỗi bên. Nguyên tắc này đ−ợc áp dụng để giải quyết đối với từng vụ việc cụ thể trong từng tr−ờng hợp cụ thể khi giữa n−ớc ta và n−ớc đối tác ch−a ký kết hoặc ch−a gia nhập các điều −ớc quốc tế có liên quan vấn đề cần hợp tác. Đối với lĩnh vực hợp tác quốc tế trong hoạt động tố tụng hình sự, nguyên tắc có đi có lại đ−ợc đ−a ra xem xét trong tr−ờng hợp quốc gia có yêu cầu hợp tác về tố tụng hình sự, nh−ng lại ch−a ký kết Hiệp định t−ơng trợ t− pháp về hình sự với n−ớc ta.
Điều cần chú ý là nguyên tắc có đi có lại không đồng nghĩa với sự trao đổi ngang bằng và ngay lập tức. Tùy từng tr−ờng hợp cụ thể, trên cơ sở cân nhắc tính chất của vụ việc, quan hệ ngoại giao giữa n−ớc ta với n−ớc