Những quan điểm của Đảng và Nhà n−ớc cần quán triệt trong việc nâng cao hiệu quả áp dụng những quy định

Một phần của tài liệu Chế định hợp tác quốc tế trong luật tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 77 - 81)

triệt trong việc nâng cao hiệu quả áp dụng những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về hợp tác quốc tế

Điều 4 Hiến pháp n−ớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 quy định: "Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành cho quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác -Lênin và t− t−ởng Hồ Chí Minh, là lực l−ợng lãnh đạo Nhà n−ớc và xã hội".

Đảng lãnh đạo Nhà n−ớc và xã hội thông qua việc đề ra đ−ờng lối, chủ tr−ơng, chính sách, định h−ớng cho sự phát triển và kiểm tra việc tổ chức thực hiện đ−ờng lối, chủ tr−ơng, chính sách của Đảng. Vì vậy, các cấp, các ngành, trong mọi hoạt động của mình, phải quán triệt đầy đủ đ−ờng lối, chủ tr−ơng, chính sách của Đảng để đ−a những quan điểm chỉ đạo của Đảng đi vào cuộc sống. Việc nâng cao hiệu quả áp dụng những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về hợp tác quốc tế cũng phải quán triệt các quan điểm chỉ đạo của Đảng về lĩnh vực này.

Để nâng cao hiệu quả việc áp dụng những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về hợp tác quốc tế, cần nghiên cứu quán triệt các quan điểm

của Đảng về hợp tác quốc tế nói chung, hợp tác quốc tế trong hoạt động tố tụng hình sự nói riêng trong các văn kiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, VIII, IX, Nghị quyết Hội nghị Trung −ơng lần thứ 8 (khóa VII), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02-02-2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác t− pháp trong thời gian tới, Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 25-04-2005 của Bộ Chính trị về Chiến l−ợc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định h−ớng đến năm 2020, Nghị quyết số 49- NQ/TW ngày 02-06-2005 của Bộ Chính trị về Chiến l−ợc cải cách t− pháp đến năm 2020. Cụ thể, đối với việc hợp tác quốc tế trong hoạt động tố tụng hình sự, Nghị quyết số 49- NQ/TW ngày 02-06-2005 của Bộ Chính trị về Chiến l−ợc cải cách t− pháp đến năm 2020, đã nhấn mạnh:

Tổ chức thực hiện tốt các điều −ớc quốc tế mà Nhà n−ớc ta đã tham gia. Tiếp tục ký kết Hiệp định t−ơng trợ t− pháp với các n−ớc khác, tr−ớc hết là với các n−ớc láng giềng, các n−ớc trong khu vực và các n−ớc có quan hệ truyền thống.

Tăng c−ờng sự phối hợp chung trong hoạt động phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm có yếu tố quốc tế và khủng bố quốc tế với các tổ chức Interpol và Aseanpol, với cảnh sát các n−ớc láng giềng và khu vực, với cảnh sát một số quốc gia có nhiều công dân Việt Nam sinh sống, lao động, học tập.

Đào tạo đủ số l−ợng cán bộ t− pháp có trình độ nghiệp vụ và ngoại ngữ chuyên sâu về lĩnh vực t− pháp quốc tế nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà n−ớc, tổ chức, công dân Việt Nam, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và khu vực.

Qua nghiên cứu các văn kiện nói trên, có thể rút ra một số quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà n−ớc cần quán triệt trong việc nâng cao hiệu quả áp dụng những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về hợp tác quốc tế nh− sau:

Thứ nhất, hợp tác quốc tế trong hoạt động tố tụng hình sự phải quan triệt đ−ờng lối, chủ tr−ơng, chính sách của Đảng về quan hệ đối ngoại, bám sát và phục vụ có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị trong từng giai đoạn cách mạng.

Tr−ớc mắt, cần thực hiện tốt chủ tr−ơng của Đảng về tăng c−ờng hợp tác quốc tế về công tác t− pháp đ−ợc thể hiện trong Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02-02-2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác t− pháp trong thời gian tới: Nghiên cứu, tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế về tổ chức và hoạt động của các cơ quan t− pháp, về đào tạo cán bộ t− pháp, về đấu tranh phòng, chống tội phạm, về giải quyết các loại tranh chấp trên cơ sở bảo đảm độc lập, chủ quyền, an ninh quốc gia.

Phổ biến rộng rãi và tổ chức thực hiện tốt các Công −ớc quốc tế, Hiệp định t−ơng trợ t− pháp và các Hiệp định hợp tác phòng, chống tội phạm mà Nhà n−ớc ta đã ký kết hoặc gia nhập; tiếp tục nghiên cứu việc ký kết Hiệp định t−ơng trợ t− pháp với các n−ớc khác, tr−ớc hết là với các n−ớc láng giềng, các n−ớc trong khu vực và các n−ớc có quan hệ truyền thống.

Hợp tác chặt chẽ với Trung Quốc, Lào, Cămpụchia... trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, nhất là tội phạm về ma túy, buôn lậu, vận chuyển và l−u hành tiền giả, mua bán phụ nữ và trẻ em...

Thực hiện chủ tr−ơng trên, cần tổng kết, đánh giá việc áp dụng những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về hợp tác quốc tế trong hoạt động tố tụng hình sự, rút ra những −u điểm, nh−ợc điểm, nguyên nhân của những nh−ợc điểm đó, từ đó đề xuất các giải pháp khắc phục.

Thứ hai, việc nâng cao hiệu quả áp dụng những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về hợp tác quốc tế cần đặt trong tổng thể cải cách t− pháp, xuất phát từ yêu cầu xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh,

góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ vững chắc Tổ quốc, gắn với đổi mới công tác lập pháp, cải cách hành chính.

Việc nâng cao hiệu quả áp dụng những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về hợp tác quốc tế là nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà n−ớc, tổ chức và công dân, bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, từ đó thúc đẩy kinh tế, xã hội ngày càng phát triển. Tăng c−ờng hợp tác quốc tế trong hoạt động tố tụng hình sự đang đ−ợc Đảng và Nhà n−ớc coi là nhiệm vụ quan trọng của cải cách t− pháp, bởi lẽ trong xu thế hội nhập quốc tế và khu vực, chúng ta không thể đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, tôi phạm có tính quốc tế nói riêng, nếu không có sự hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự với các n−ớc khác trên thế giới.

Thứ ba, việc nâng cao hiệu quả áp dụng những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về hợp tác quốc tế phải kế thừa truyền thống pháp lý của dân tộc, những thành tựu đã đạt đ−ợc của nền t− pháp xã hội chủ nghĩa; tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của n−ớc ngoài phù hợp với hoàn cảnh của n−ớc ta và yêu cầu chủ động hội nhập quốc tế, đáp ứng đ−ợc xu thế phát triển của xã hội trong t−ơng lai.

Hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự phải đ−ợc thực hiện trên cơ sở giữ gìn, phát huy những truyền thống pháp lý dân tộc tốt đẹp nh− tính nhân bản, nhân văn trong hoạt động t− pháp, đồng thời phải tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm lập pháp hình sự, tố tụng hình sự, kinh nghiệm đấu tranh phòng, chống tội phạm của các n−ớc tiên tiến trên thế giới, phù hợp với những điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của n−ớc ta và yêu cầu chủ động hội nhập quốc tế. Hợp tác quốc tế trong hoạt động tố tụng hình sự phải mang tính dự báo, đáp ứng xu thế phát triển của xã hội trong t−ơng lai.

Một phần của tài liệu Chế định hợp tác quốc tế trong luật tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)