về hợp tác quốc tế
3.1. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả việc áp dụng những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về hợp tác những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về hợp tác quốc tế
Trong thời gian tới, tình hình đất n−ớc và quốc tế đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục thực hiện sự nghiệp đổi mới trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, phát huy sức mạnh của toàn dân tộc, đ−a đất n−ớc tiến nhanh và vững chắc theo định h−ớng xã hội chủ nghĩa. Giai đoạn từ nay đến năm 2010 rất quan trọng của thời kỳ phát triển mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất n−ớc. Nhiệm vụ của nhân dân ta là tập trung mọi nguồn lực, tranh thủ thời cơ, v−ợt qua thử thách, tiếp tục phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị tr−ờng, có sự quản lý của Nhà n−ớc, theo định h−ớng xã hội chủ nghĩa.
Để thực hiện Chiến l−ợc phát triển kinh tế - xã hội 2005 - 2010 và ph−ơng h−ớng nhiệm vụ Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới, cần đẩy nhanh quá trình hội nhập quốc tế và khu vực, đặc biệt về chất l−ợng so với thời kỳ tr−ớc, đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất n−ớc.
Chúng ta thực hiện các mục tiêu nói trên trong bối cảnh tình hình trong n−ớc và quốc tế có nhiều thuận lợi, cơ hội lớn đan xen với những khó khăn, thách thức cũng rất lớn. Thuận lợi lớn nhất của tình hình trong n−ớc là sự ổn định chính trị - xã hội, là nền tảng vững chắc tạo ra môi tr−ờng thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của đất n−ớc. Quan hệ chính trị, kinh tế, ngoại giao của n−ớc ta đã đ−ợc mở rộng nhiều trên tr−ờng quốc tế.
Khó khăn lớn nhất là trình độ phát triển kinh tế của n−ớc ta còn thấp, chất l−ợng, hiệu quả và sức cạnh tranh còn kém. Trong quá trình hội nhập quốc tế, Vịêt Nam cũng còn nhiều khó khăn, hạn chế. Hạn chế dễ thấy nhất là công tác nghiên cứu, chuẩn bị và sự phối hợp, hợp tác quốc tế ch−a cao của các ngành, các cấp. Một số cán bộ của các cấp, các ngành ch−a đ−ợc trang bị kiến thức cần thiết về các định chế của các tổ chức kinh tế khu vực và toàn cầu, nhất là của Tổ chức Th−ơng mại Thế giới (WTO) và nhiều văn bản pháp lý quốc tế khác mà chúng ta cần vận dụng, thực hiện khi hội nhập kinh tế quốc tế. Chính sách, pháp luật của n−ớc ta còn chậm đ−ợc đổi mới do với yêu cầu hội nhập; còn chậm hình thành kế hoạch tổng thể, dài hạn về hội nhập kinh tế quốc tế và một lộ trình hợp lý cho việc thực hiện các cam kết quốc tế. Mặt khác, bộ máy quản lý nhà n−ớc của ta còn cồng kềnh, chồng chéo, thủ tục hành chính còn nhiều bất cập, đang là những cản trở rất nghiêm trọng cho quá trình hội nhập quốc tế của n−ớc ta. Sự điều chỉnh cơ cấu kinh tế còn thiếu đồng bộ, thiếu nhất quán và ch−a phù hợp với điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Đối với các doanh nghiệp n−ớc ta, một trong những hạn chế lớn nhất, đó là phần lớn còn thiếu hiểu biết về thị tr−ờng thế giới và pháp luật quốc tế, thiếu kinh nghiệm làm ăn với các đối tác quốc tế, năng lực quản lý kém, trình độ công nghệ còn lạc hậu, hiệu quả sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh còn yếu, t− t−ởng ỷ lại, trông chờ vào sự bao cấp và bảo hộ của Nhà n−ớc còn khá nặng. Đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại không chỉ thiếu về số l−ợng, mà còn yếu về trình độ tác nghiệp. Sự phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau giữa các cấp, các ngành trong lĩnh vực đối ngoại còn nhiều bất cập lớn.
Trong lĩnh vực t− pháp hình sự nói chung, hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự nói riêng, bên cạnh những đóng góp quan trọng vào công cuộc giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích của Nhà n−ớc, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, bảo vệ pháp chế xã
hội chủ nghĩa, phục vụ tích cực sự nghiệp đổi mới, cũng đã bộc lộ những khuyết điểm, yếu kém, ch−a đáp ứng yêu cầu và đòi hỏi của tình hình và nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới; còn nhiều tr−ờng hợp vi phạm các quyền tự do, dân chủ của nhân dân, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà n−ớc.
Để giải quyết tốt những vấn đề nêu trên, chúng ta có nhu cầu tăng c−ờng hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng chống tội phạm, phục vụ tốt hơn và thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế và khu vực, đặc biệt phục vụ việc n−ớc ta gia nhập WTO, đồng thời bảo vệ có hiệu quả quyền và lợi ích Nhà n−ớc, tổ chức và cá nhân, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm có tính quốc tế, theo đúng tinh thần nêu trong Báo cáo số 12BC/CCTP ngày 22-02-2006 của Ban Chỉ đạo cải cách t− pháp về kết quả 04 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác t− pháp trong thời gian tới. Tiếp tục nghiên cứu, ký kết các điều −ớc quốc tế song ph−ơng và đa ph−ơng trong lĩnh vực t− pháp quốc tế nói chung, trong lĩnh vực tố tụng hình sự nói riêng, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm có tính quốc tế. Đồng thời, khẩn tr−ơng xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi d−ỡng đội ngũ cán bộ t− pháp có trình độ ngoại ngữ và nghiệp vụ chuyên sâu về lĩnh vực hợp tác quốc tế về đấu tranh phòng chống tội phạm, thông qua việc tuyển chọn cho đi học tập, nghiên cứu ở n−ớc ngoài; mở các lớp bồi d−ỡng kiến thức, đào tạo tiếng Anh theo chuyên đề ở trong n−ớc cho các cán bộ t− pháp ở trung −ơng và cấp tỉnh, nơi có nhiệm vụ giải quyết những vụ án hình sự có yếu tố n−ớc ngoài. Tăng c−ờng công tác phối hợp quốc tế đấu tranh phòng chống tội phạm thông qua việc thực hiện các hiệp định t−ơng trợ t− pháp, dẫn độ tội phạm đã ký kết với một số n−ớc và khẩn tr−ơng, nhanh chóng tiến hành các biện pháp đấu tranh, ngăn chặn, bắt giữ ng−ời n−ớc ngoài phạm tội ở Việt Nam và xử lý hoặc dẫn độ khi n−ớc bạn có yêu cầu hoặc yêu cầu n−ớc
bạn hỗ trợ truy tìm, bắt giữ ng−ời phạm tội ở Việt Nam trốn sang n−ớc bạn để dẫn độ về Việt Nam xử lý. Có thực hiện tốt hợp tác quốc tế trong t−ơng trợ t− pháp về hình sự nh− vậy, thì hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm mới đ−ợc nâng cao hơn.
Trong thời gian tới, cần đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự, tăng c−ờng năng lực của các cơ quan t− pháp Việt Nam trong giải quyết các vụ việc hình sự có yếu tố n−ớc ngoài, trên cơ sở bám sát nội dung Ch−ơng trình trọng tâm công tác t− pháp năm 2006 số 05-CTr/CCTP ngày 22-02-2006 mà Ban Chỉ đạo cải cách t− pháp đã đề ra. Đánh giá thực tiễn thi hành các điều −ớc quốc tế liên quan đến t−ơng trợ t− pháp về hình sự, dẫn độ tội phạm mà Việt Nam đã ký kết, gia nhập, đã đạt đ−ợc những mặt tích cực gì, còn hạn chế, thiếu sót ở những điểm nào, từ đó tiếp tục nghiên cứu để có biện pháp khắc phục. Những vấn đề gì còn v−ớng mắc, ch−a đ−ợc giải quyết, mà cần phải đ−ợc ký kết để giải quyết, thì nhanh chóng đ−a ra đàm phán, ký kết với các n−ớc để thực hiện tốt hơn nữa công tác hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự, đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống loại tội phạm này, nh− cần tiến hành đàm phán, ký kết Hiệp định về chuyển giao ng−ời bị kết án với Liên bang Nga nhằm tạo cơ sở pháp lý trong hoạt động hợp tác, phối hợp đấu tranh phòng, chống tội phạm giữa cơ quan bảo vệ pháp luật hai n−ớc, giải quyết tình hình vi phạm pháp luật, phạm tội nói chung của công dân Việt Nam tại Liên bang Nga. Tr−ớc mắt, cần khẩn tr−ơng cụ thể hóa các cam kết quốc tế vào nội luật, quy định thống nhất thủ tục, trình tự xử lý, thực hiện các yêu cầu t−ơng trợ t− pháp về hình sự giữa Việt Nam với các n−ớc, tạo hành lang pháp lý đấu tranh phòng chống các loại tội phạm xuyên quốc gia, có yếu tố quốc tế một cách có hiệu quả và toàn diện hơn.
Nh− vậy, để khắc phục những hạn chế và bất cập về hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự, chúng ta cần tiến hành đồng bộ các biện pháp, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, kết hợp giữa sự phát huy
nội lực và nhân tố bên ngoài, trong đó nâng cao hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về hợp tác quốc tế nói riêng là yêu cầu mang tính cấp thiết hiện nay ở n−ớc ta.
Ngoài những lý do mang tính định h−ớng nêu trên, sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả việc áp dụng những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về hợp tác quốc tế còn bắt nguồn từ những nhu cầu sau đây:
Thứ nhất, nhu cầu tăng c−ờng hợp tác quốc tế trong hoạt động tố tụng hình sự.
Ngày nay, nhu cầu hội nhập quốc tế đã trở thành một đòi hỏi mang tính tất yếu khách quan trong tiến trình phát triển. Quá trình hội nhập quốc tế ở các quốc gia nói chung, ở Việt Nam nói riêng, đòi hỏi phải có một hệ thống pháp luật hoàn thiện, thực thi pháp luật có hiệu quả.
Do đó, hợp tác quốc tế trong hoạt động tố tụng hình sự, cũng giống nh− hợp tác quốc tế giữa các quốc gia trong các lĩnh vực kinh tế, th−ơng mại, khoa học, kỹ thuật, văn hóa, giáo dục... cũng phải đ−ợc nhìn nhận nh− một yếu tố mang tính khách quan, một quy luật tất yếu của thế giới không ngừng vận động và phát triển. Chỉ có trên cơ sở nhận thức nh− vậy, mới có thể hiểu đ−ợc một cách đầy đủ, nhất quán về sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả việc áp dụng những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về hợp tác quốc tế trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất n−ớc.
Thứ hai, nhu cầu xây dựng Nhà n−ớc pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, d−ới sự lãnh đạo của Đảng.
Trong Nhà n−ớc pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, pháp luật đ−ợc đề cao và đ−ợc bảo đảm thực hiện; những quyền con ng−ời cơ bản, trong đó có quyền sống đ−ợc tôn trọng và bảo vệ. Vì vậy, hợp tác quốc tế trong hoạt động tố tụng hình sự cũng phải đ−ợc đổi mới cả về nội dung lẫn
hình thức, bảo đảm phục vụ có hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ lợi ích của Nhà n−ớc, các quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân. Đ−ơng nhiên, việc bảo đảm thi hành những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về hợp tác quốc tế đ−ợc coi là mục tiêu cơ bản của t−ơng trợ t− pháp về lĩnh vực này, bên cạnh mục tiêu củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt giữa các quốc gia.
Thứ ba, nhu cầu khắc phục những yếu kém của hệ thống pháp luật hiện hành nói chung, những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về hợp tác quốc tế nói riêng.
Sau hai m−ơi năm đổi mới, hệ thống pháp luật n−ớc ta nói chung, những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về hợp tác quốc tế nói riêng, đã từng b−ớc hình thành, phát triển, tạo khuôn khổ pháp lý ngày càng hoàn chỉnh hơn để Nhà n−ớc quản lý bằng pháp luật trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng... nh−ng nhìn chung, hệ thống pháp luật đó ch−a đáp ứng các đòi hỏi của tình hình và nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới. Đối với việc hợp tác quốc tế trong hoạt động tố tụng hình sự, chúng ta còn thiếu nhiều văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh lĩnh vực này. Vì vậy, Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 25-04-2005 của Bộ Chính trị về Chiến l−ợc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định h−ớng đến năm 2020, đã nhấn mạnh:
Ký kết và gia nhập các công −ớc quốc tế về chống khủng bố quốc tế, chống tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia, chống rửa tiền, chống tham nhũng, các hiệp định t−ơng trợ t− pháp. Chú trọng việc nội luật hóa những điều −ớc quốc tế mà Nhà n−ớc ta là thành viên liên quan đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Sớm ban hành Luật dẫn độ tội phạm và chuyển giao ng−ời bị kết án phạt tù.
Thứ t−, nhu cầu làm phong phú thêm kho tàng lý luận luật tố tụng hình sự Việt Nam về hợp tác quốc tế. Đây không những là nhu cầu chính
đáng của cán bộ nghiên cứu khoa học pháp lý, cán bộ giảng dạy, nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên thuộc chuyên ngành t− pháp hình sự, mà còn là nhu cầu của những cán bộ thực tiễn trực tiếp đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Việc làm phong phú thêm kho tàng lý luận luật tố tụng hình sự Việt Nam về hợp tác quốc tế còn giúp cán bộ các cơ quan có liên quan đến hợp tác quốc tế trong hoạt động tố tụng hình sự có nhận thức đầy đủ, đúng đắn, chính xác những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về hợp tác quốc tế, từ đó áp dụng đúng trình tự, thủ tục thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này.