tụng hình sự về hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự ở Việt Nam
Trong điều kiện đất n−ớc mở cửa, tình hình tội phạm có tính quốc tế (hay còn gọi là tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm có yếu tố n−ớc ngoài), ở n−ớc ta diễn biến phức tạp vào có chiều h−ớng gia tăng. Tình trạng ng−ời Việt Nam phạm tội ở n−ớc ngoài, ng−ời n−ớc ngoài phạm tội ở Việt Nam, ng−ời Việt Nam phạm tội ở trong n−ớc bỏ trốn ra n−ớc ngoài, ng−ời n−ớc ngoài phạm tội ở n−ớc ngoài trốn sang Việt Nam, các băng nhóm tội phạm ở trong n−ớc cấu kết với các tổ chức tội phạm n−ớc ngoài làm, tàng trữ, vận chuyển, l−u hành tiền giả, các giấy tờ có giá giả khác, buôn lậu vũ khí, sản xuất, buôn bán hàng giả, sản xuất, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy, mua bán phụ nữ, trẻ em, làm hộ chiếu giả... có xu h−ớng gia tăng, gây thiệt hại nghiêm trọng đến công cuộc đổi mới của n−ớc ta.
Để đấu tranh phòng, chống tội phạm có tính quốc tế đạt hiệu quả cao thì hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này trở thành vấn đề mang tính tất yếu, phù hợp với xu thế chung của thời đại. Tuy nhiên, tình hình hợp tác quốc tế trong hoạt động tố tụng hình sự ở các thời kỳ khác nhau, rất khác nhau, phụ thuộc vào bối cảnh của tình hình quốc tế và tình hình của mỗi n−ớc ký kết.
Thời kỳ tr−ớc năm 1992, khi còn tồn tại Liên Xô và các n−ớc xã hội chủ nghĩa khác, Việt Nam đã ký sáu Hiệp định t−ơng trợ t− pháp về dân sự và hình sự với các n−ớc xã hội chủ nghĩa anh em, hiện nay còn bốn Hiệp định đang có hiệu lực, đó là Hiệp định ký với Cộng hòa Cu Ba ngày 30-11-1984; Hiệp định ký với Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Tiệp Khắc ngày 12-10-1982
(Cộng hòa Séc và Cộng hòa Slovakia đều kế thừa Hiệp định này); Hiệp định ký với Cộng hòa nhân dân Hung-ga-ri ngày 18-01-1985; Hiệp định ký Cộng hòa nhân dân Bun-ga-ri ngày 03-10-1986. Trong các Hiệp định nói trên đều có quy định về hợp tác quốc tế trong hoạt động tố tụng hình sự.
Việc triển khai các hiệp định nói trên, cũng nh− triển khai các quy định về hợp tác quốc tế trong hoạt động tố tụng hình sự trong thời kỳ này hầu nh− không có kết quả. Đặc biệt, từ khi ở Liên Xô và các n−ớc Đông âu, có sự biến động lớn về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, thì các n−ớc này hầu nh− không đề cập thực hiện các Hiệp định đã đ−ợc ký kết [72, tr. 176-177]]. Hiện nay, ở các n−ớc nh− Liên bang Nga, Cộng hòa Séc, Cộng hòa Xlôvakia, Cộng hòa Liên bang Đức... có một số l−ợng lớn ng−ời Việt Nam là l−u học sinh, ng−ời lao động xuất khẩu lao động, đi du lịch, thăm thân rồi ở lại, từ n−ớc khác đến để làm ăn, sinh sống... Hoạt động của số ng−ời này ở n−ớc sở tại rất phức tạp, gây ra nhiều vụ vi phạm pháp luật, thậm chí gây ra nhiều vụ phạm tội, làm ảnh h−ởng xấu đến quan hệ của Việt Nam với các n−ớc này.
Chỉ tính riêng ở Liên bang Nga, trong năm 1994, đã xảy ra 29 vụ c−ớp, 5 vụ giết ng−ời, hàng trăm vụ bắt giữ ng−ời trái pháp luật để đòi nợ, có liên quan đến ng−ời Việt Nam. Các vụ phạm tội do ng−ời Việt Nam gây ra đều do Cảnh sát, Viện kiểm sát, Tòa án Liên bang Nga tiến hành điều tra, truy tố, xét xử theo pháp luật Liên bang Nga. Trong một số vụ phức tạp, phía Nga có yêu cầu Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga phối hợp, điều tra, xác minh, xử lý ng−ời phạm tội. Một số tr−ờng hợp, Cảnh sát Nga tiến hành trục xuất đối t−ợng về n−ớc, yêu cầu Việt Nam điều tra, xử lý nh−ng lại không tuân theo trình tự, thủ tục dẫn độ đã đ−ợc quy định trong Hiệp định t−ơng trợ t− pháp mà hai n−ớc đã ký kết. Trong những năm này, cơ quan đại diện của Bộ Công an Việt Nam tại Liên bang Nga chỉ đ−ợc phía Nga thông báo cho tiếp nhận đối t−ợng ở sân bay mà không có ng−ời
áp giải, không có tài liệu, hồ sơ về hoạt động của đối t−ợng ở Liên bang Nga. Điều này gây khó khăn cho phía Việt Nam vì không có hồ sơ, tài liệu, nên không có đủ căn cứ để khởi tố, điều tra. Khi Cơ quan Công an Việt Nam đề nghị cơ quan có thẩm quyền t−ơng ứng của Liên bang Nga cung cấp hồ sơ, tài liệu thì không đ−ợc trả lời hoặc bị từ chối không thực hiện yêu cầu. Vì vậy, năm 1994, trong số 20 đối t−ợng mà phía Liên bang Nga trục xuất về Việt Nam, cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chỉ khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đ−ợc 11 đối t−ợng, còn 9 đối t−ợng phải đình chỉ điều tra vì không đủ chứng cứ.
Từ thực tế trên có thể rút ra nhận xét, Hiệp định t−ơng trợ t− pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự và hình sự giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga ch−a đ−ợc thực hiện nghiêm chỉnh. Nhiều tr−ờng hợp không cần có ý kiến của phía Việt Nam, phía Nga đã trục xuất về Việt Nam số ng−ời Việt Nam phạm tội trên lãnh thổ Liên bang Nga, trong khi phía Nga hoàn toàn có thể trao đổi, thực hiện các thủ tục để dẫn độ số này theo quy định tại Ch−ơng II - dẫn độ để truy tố hình sự và thi hành án Hiệp định t−ơng trợ t− pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự và hình sự mà hai n−ớc đã ký kết.
Về các n−ớc khác thuộc Đông Âu cũ, tình hình thực hiện các Hiệp định t−ơng trợ t− pháp mà Nhà n−ớc ta đã ký kết cũng hết sức khó khăn. Hồ sơ yêu cầu hợp tác về tố tụng hình sự hoặc hồ sơ trục xuất ng−ời Việt Nam phạm tội th−ờng không đầy đủ, nhất là về phía Cộng hòa Liên bang Đức, tình hình ng−ời Việt Nam phạm tội ở n−ớc này rất phức tạp. Theo số liệu của Cộng hòa Liên bang Đức, hiện nay có khoảng 85.000 công dân Việt Nam đang sinh sống, lao động và học tập tại n−ớc này, trong đó có 5.680 ng−ời có giấy phép c− trú, 50.700 ng−ời có giấy phép l−u trú, 15.626 ng−ời đang chờ thủ tục cấp giấy phép c− trú hoặc l−u trú, số còn lại không có phép. Hoạt động phạm tội của ng−ời Việt Nam tại Cộng hòa Liên bang Đức
rất phức tạp, nh−ng Hiệp định t−ơng trợ t− pháp và pháp lý về dân sự, gia đình và hình sự giữa n−ớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và n−ớc Cộng hòa dân chủ Đức ký ngày 15-12-1980 gồm 98 điều đã hết hiệu lực ngày 16-04-1994 do Cộng hòa Liên bang Đức không kế thừa Hiệp định này nên không có cơ sở pháp lý cho hợp tác quốc tế trong hoạt động tố tụng hình sự. Để giải quyết tình hình này, ngày 12-02-1996, Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) n−ớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký Nghị định th− về hợp tác đấu tranh phòng, chống tội phạm với Bộ Nội vụ Cộng hòa Liên bang Đức, trong đó phía Đức đặc biệt quan tâm vấn đề đ−a số ng−ời Việt Nam đã phạm tội ở n−ớc này, đã thi hành án xong hoặc đang thi hành án về Việt Nam. Theo Nghị định th− này, khi Cảnh sát Cộng hòa Liên bang Đức cần trao trả số ng−ời Việt Nam phạm tội ở Cộng hòa Liên Bang Đức cho phía Việt Nam thì họ chỉ cần liên hệ trực tiếp với Bộ Công an Việt Nam. Từ ngày 18-10-1995 đến nay, Cảnh sát Cộng hòa Liên bang Đức đã trao trả hơn 200 ng−ời Việt Nam phạm tội ở n−ớc này, có gửi kèm theo đầy đủ hồ sơ, tài liệu có liên quan cho phía Việt Nam, theo đúng Nghị định th− đã đ−ợc ký kết.
Tuy nhiên, Nghị định th− nói trên chỉ đề cập phạm vi hợp tác giữa cơ quan Cảnh sát của hai n−ớc mà ch−a đề cập một cách toàn diện những vấn đề cần hợp tác trong hoạt động tố tụng hình sự nh− truy nã, dẫn độ ng−ời phạm tội, chuyển giao hồ sơ, tài liệu, vật chứng của vụ án...
Đối với những quốc gia khác, trong thời kỳ từ năm 1992 đến năm 2000, theo số liệu của Tổng cục Cảnh sát nhân dân, Bộ Công an, Cơ quan Công an đã phối hợp với Cảnh sát các n−ớc dẫn độ và tiếp nhận dẫn độ hơn 20 đối t−ợng, chủ yếu từ các n−ớc, các vùng lãnh thổ trong khu vực và các n−ớc có cộng đồng ng−ời Việt Nam sinh sống đông nh− Đài Loan, Hồng Kông, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, V−ơng quốc Cămpuchia... Cơ quan Công an Việt Nam đã bắt và dẫn độ những đối t−ợng điển hình nh−:
- Hoàng Chiêu: phạm tội tại Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, trốn sang Việt Nam. Cơ quan Công an Việt Nam đã bắt và dẫn độ cho Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tháng 3-1997.
- Kim Sun Do: biển thủ 1.600 triệu Won tiền Hàn Quốc, trốn sang Việt Nam. Cơ quan Công an Việt Nam đã bắt, dẫn độ cho Cộng hòa Hàn Quốc tháng 6-1997.
- Lawrene Hurwits: phạm tội trốn thuế, bị FBI ra lệnh truy nã, trốn sang Việt Nam. Đối t−ợng này đã bị Cơ quan Công an Việt Nam bắt, giải sang Băng Cốc, trao trả cho Hợp chủng quốc Hoa Kỳ tháng 12-1997.
- Feng Hui Ching: phạm tội bắt cóc phụ nữ, bị Cơ quan Công an Đài Loan truy nã, trốn sang Việt Nam. Đối t−ợng này đã bị Cơ quan Công an Việt Nam bắt và dẫn độ cho Đài Loan tháng 10-1997.
- Nguyễn Thành Thắng: đối t−ợng bị FBI ra lệnh truy nã về tội giết ng−ời, đ−ợc phía Việt Nam trao trả cho Hợp chủng quốc Hoa Kỳ tháng 01-1998.
Bên cạnh đó, theo yêu cầu của Cơ quan Công an Việt Nam, các cơ quan có thẩm quyền t−ơng ứng của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, V−ơng quốc Cămpuchia, Hồng Kông... cũng đã bắt và dẫn độ cho Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam một số đối t−ợng nh−:
- Cơ quan Công an n−ớc Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã bắt và dẫn độ cho Cơ quan Công an Việt Nam một số đối t−ợng phạm tội giết ng−ời tại Việt Nam, trốn sang Trung Quốc nh− Bùi Văn Phàm, Bùi Văn Hàn, Hoàng Văn T−ơi, Bùi Văn Thắm...
- Đối t−ợng Nguyễn Minh Phúc, phạm tội giết ng−ời, bị kết án tù chung thân. Ngày 20-03-1994, y đã c−ớp súng, giết cán bộ quản giáo, trốn trại giam Thủ Đức, sang Cămpuchia. Y đã bị Cảnh sát V−ơng quốc Cămpuchia bắt và dẫn độ cho Cơ quan Công an Việt Nam năm 1997.
- Đối t−ợng Nguyễn Thành Quang, phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trốn sang Hồng Kông. Y đã bị Cơ quan Công an Hồng Kông bắt, dẫn độ cho Cơ quan Công an Việt Nam năm 1996.
- Các đối t−ợng Juang Minh, Nguyễn Kim Ninh, phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở Việt Nam, trốn sang Cam-pu-chia. Hai đối t−ợng này đã bị Cảnh sát V−ơng quốc Cămpuchia phối hợp với Cảnh sát Hợp chủng quốc Hoa Kỳ bắt và dẫn độ cho Cơ quan Công an Việt Nam tháng 1-1998.
Từ năm 2001 đến tháng 6-2006, theo số liệu của Tổng cục Cảnh sát nhân dân, Bộ Công an, lực l−ợng Công an nhân dân đã phối hợp xử lý thông tin liên quan đến khoảng 10.000 đối t−ợng truy nã quốc tế, đối t−ợng khủng bố và nghi khủng bố; đã phát lệnh truy nã 30 đối t−ợng phạm tội; phối hợp xử lý, tiếp nhận 74 đối t−ợng phạm tội đã thi hành án ở n−ớc ngoài; phối hợp với các cơ quan bảo vệ pháp luật n−ớc ngoài xử lý hàng vạn l−ợt thông tin về các loại tội phạm có yếu tố n−ớc ngoài, góp phần đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm có tính quốc tế. Theo thông báo của Cảnh sát các n−ớc trong khu vực, thời gian gần đây xuất hiện nhiều nhóm tội phạm chuyên trao đổi thông tin về các loại thẻ tín dụng xuyên quốc gia giữa các n−ớc Malaixia, Inđônêxia, Hồng Kông, Đài Loan. Các nhóm tội phạm này th−ờng xuyên trao đổi thông tin qua Internet, sử dụng Internet nh− là ph−ơng thức liên lạc chính. Bên cạnh đó, các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia còn câu kết với hacker để thực hiện mua bán các thông số về thẻ tín dụng trên Internet. Do hệ thống ngân hàng Việt Nam còn thiếu kinh nghiệm trong việc quản lý và bảo mật các thông tin tài khoản cá nhân nên bọn phạm tội là ng−ời n−ớc ngoài th−ờng đ−a các loại thẻ tín dụng giả vào Việt Nam để lừa đảo bằng cách rút tiền tại các ngân hàng địa ph−ơng hay thanh toán tại các nhà hàng, cửa hàng, cửa hiệu bán đồ đắt tiền. Chỉ tính trong hai năm 2003-2004, Công an Việt Nam đã phối hợp với các n−ớc trong khu vực xác minh trên 25 đối t−ợng là ng−ời n−ớc ngoài vào Việt
Nam lừa đảo, chiếm đoạt hàng trăm ngàn đô la Mỹ bằng thẻ tín dụng giả. Hầu hết các đối t−ợng này th−ờng nhập cảnh vào Việt Nam bằng con đ−ờng du lịch. Chúng th−ờng đi từ hai ng−ời trở lên với sự chỉ huy của một tên cầm đầu trong nhóm. Lần đầu vào Việt Nam, chúng th−ờng tìm hiểu, thăm dò tình hình, nghiên cứu về những địa bàn có thể lừa đảo. Lần sau nhập cảnh Việt Nam, chúng mới sử dụng các thẻ thanh toán giả cũng nh− các giấy tờ tùy thân giả để thực hiện các hành vi lừa đảo. Điển hình là vụ Chin Yew Hock, quốc tịch Malaixia và đồng bọn lừa đảo gần 50.000 đô la Mỹ tại Thành phố Hồ Chí Minh; vụ Sham Fook Choeng, quốc tịch Malaixia và đồng bọn sử dụng thủ đoạn mua hàng bằng thẻ tín dụng giả tại các cửa hàng đồ trang sức, rút tiền tại chi nhánh ngân hàng Vietcombank... tại Hà Nội, lừa đảo với tổng số tiền 37.000 đô la Mỹ...
Qua trao đổi với Cảnh sát các n−ớc nh− Mỹ, Canađa... phát hiện hơn 20 đối t−ợng là ng−ời n−ớc ngoài đã có tiền án về tội lạm dụng tình dục trẻ em tại n−ớc ngoài, th−ờng xuyên vào Việt Nam, Cămpuchia.. d−ới hình thức du lịch để tìm kiếm cơ hội lạm dụng tình dục trẻ em, kể cả trẻ em trai ở Việt Nam. Một số đối t−ợng đã vào Việt Nam hàng chục lần d−ới hình thức du lịch, có đối t−ợng đã bị trục xuất vì nghi có hành vi lạm dục tình dục trẻ em ở Việt Nam. Thậm chí có đối t−ợng vào Việt Nam và làm việc ở vị trí th−ờng xuyên tiếp xúc với trẻ em nh− đối t−ợng Michel Mallon, quốc tịch Ôxtrâylia, là đối t−ợng bị Cảnh sát Ôxtrâylia truy nã về tội lạm dụng tình dục trẻ em, trốn sang Việt Nam làm giáo viên dạy tiếng Anh cho trẻ em tại thành phố Hồ Chí Minh, đã bị Cảnh sát Việt Nam bắt giữ, trao trả cho Cảnh sát Ôxtrâylia thông qua kênh Interpol.
Đặc biệt, đầu tháng 4-2006, Nguyễn Hữu Chánh - tên cầm đầu tổ chức phản động l−u vong với tên gọi "Chính phủ Việt Nam tự do" ở Mỹ - đối t−ợng có lệnh truy nã đặc biệt của cả Công an Việt Nam và Philippines đã bị bắt giữ tại Hàn Quốc.
Tuy nhiên, mặc dù Hàn Quốc đã ký Hiệp định về dẫn độ và Hiệp định t−ơng trợ t− pháp về hình sự với n−ớc ta ngày 15-09-2003, có hiệu lực từ ngày 19-04-2005, nh−ng ngày 27-07-2006, Tòa án tối cao Hàn Quốc đã tiến hành phiên xét xử cuối cùng liên quan đến việc dẫn độ tên trùm khủng bố quốc tế Nguyễn Hữu Chánh và kết luận: không dẫn độ Nguyễn Hữu Chánh về Việt Nam. Một trong những lý do để Tòa án tối cao Hàn Quốc không dẫn độ Nguyễn Hữu Chánh là: "Việt Nam ch−a tham gia Công −ớc chống khủng bố quốc tế bằng bom" [1, tr. 14].
Việc từ chối không dẫn độ Nguyễn Hữu Chánh về Việt Nam là một biểu hiện thiếu thiện chí của Hàn Quốc trong việc thực hiện Hiệp định về dẫn độ với n−ớc ta. Bởi lẽ, cơ quan bảo vệ pháp luật của Việt Nam đã thông