Dự báo các yếu tố tác động đến hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong giai đoạn điều tra tội phạm cố ý gây

Một phần của tài liệu Hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong giai đoạn điều tra các vụ án cố ý gây thương tích trên địa bàn tỉnh Hà Tây (Trang 90 - 94)

kiểm sát nhân dân trong giai đoạn điều tra tội phạm cố ý gây th−ơng tích trong thời gian tới trên địa bàn tỉnh Hà tây

3.1.1. Dự báo tình hình tội phạm cố ý gây th−ơng tích trong thời gian tới

Trong những tới, cùng với sự phát triển nền kinh tế của đất n−ớc, những thành tích đã đạt đ−ợc trong công cuộc đổi mới, Hà Tây tiếp tục đẩy mạnh cải cách kinh tế theo h−ớng thu hút kêu gọi các doanh nghiệp trong n−ớc và n−ớc ngoài đầu t− vào địa bàn tỉnh nhằm tạo điều kiện để xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo công ăn việc làm, từng b−ớc nâng cao đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, sẽ phát sinh hàng loạt các vấn đề xã hội tiêu cực ngày càng diễn biến phức tạp nh− tình trạng các chủ doanh nghiệp ng−ợc đãi, đánh công nhân gây th−ơng tích trong các nhà máy, xí nghiệp. Đây cũng là nhân tố phát sinh ra loại tội phạm cố ý gây th−ơng tích liên quan đến ng−ời n−ớc ngoàị Hoặc xuất phát từ tệ nạn xã hội, ảnh h−ởng văn hóa độc hại, kích động bạo lực cũng là cơ sở phát sinh tội phạm cố ý gây th−ơng tích.

Tội phạm cố ý gây th−ơng tích trên địa bàn tỉnh Hà Tây phát sinh và tồn tại là một quy luật tất yếụ Trong những năm tới cùng với sự phát triển đất n−ớc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất n−ớc, sự phát triển với tốc độ cao của khoa học công nghệ thông tin, sự tác động tiêu cực của mặt trái xã hội, đặc điểm hình sự của tội phạm gây th−ơng tích cũng có những biểu

hiện mới về nhân thân ng−ời phạm tội, nhân thân bị hại, thời gian gây án, địa điểm gây án, công cụ th−ơng tiện và ph−ơng thức thủ đoạn gây án, thủ đoạn che giấu tội phạm cụ thể là:

- Về nhân thân ng−ời phạm tội có thể là chủ các doanh nghiệp trực tiếp ng−ợc đãi, đánh gây th−ơng tích cho công nhân của mình, hoặc chủ m−u cầm đầu chỉ đạo cấp d−ới của mình ng−ợc đãi, đánh đập công nhân. Tình trạng tái phạm, tái phạm nguy hiểm đang là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội, nhất là những đối t−ợng đã phạm tội cố ý gây th−ơng tích sau khi cải tạo về với xã hội ngày càng nhiềụ Nh−ng điều kiện xã hội để giúp họ thực sự cải tà, quy chính còn thiếu thốn khó khăn: Công ăn, việc làm, tâm lý mặc cảm xã hộị.. số này tiếp tục giao du với các đối t−ợng xấu và tiếp tục phạm tộị

- Ng−ời bị hại không chỉ là công nhân mà cũng có thể do sự tranh chấp giữa chủ doanh nghiệp và công nhân không giải quyết kịp thời nên công nhân đã có hành vi đánh gây th−ơng tích cho chủ doanh nghiệp hoặc đốc công.

- Về thời gian, địa điểm gây án có thể xảy ra bất cứ thời gian nào, về địa điểm có thể xảy ra ngay tại các nhà máy xí nghiệp của các doanh nghiệp trong n−ớc và n−ớc ngoàị Vì vậy, nếu không tăng c−ờng đấu tranh với loại tội phạm này sẽ ảnh h−ởng lớn đến chính sách thu hút đầu t− của các doanh nghiệp trong n−ớc và n−ớc ngoài vào địa bàn tỉnh.

- Về ph−ơng thức thủ đoạn gây án, do sự phát triển khoa học kỹ thuật, sự phát triển của công nghệ thông tin nên đối t−ợng gây th−ơng tích có thể sử dụng những thủ đoạn mới để thực hiện việc phạm tội nh− có thể sự dụng những hóa chất công nghiệp gây th−ơng tích. Hoặc trong khi gây án đối t−ợng có thể sử dụng công nghệ thông tin, sau khi gây án hung thủ gây khó khăn cho công tác điều tra làm rõ và truy bắt.

Qua thực tiễn đấu tranh với loại tội phạm cố ý gây th−ơng tích từ năm 2000 đến 6/2005, cho thấy diễn biến tình hình tội phạm này trên địa bàn tỉnh tăng giảm không đồng đều, nh−ng diễn biến của loại tội phạm này có thể tăng

hay giảm phụ thuộc vào hiệu quả của công tác đấu tranh, phòng ngừa của các cơ quan chức năng trên thực tiễn. Trong đó, cơ quan CSĐT, VKS và Tòa án nhân dân hai cấp giữ vai trò nòng cốt. Theo số liệu thống kê trên địa bàn tỉnh Hà Tây thấy năm 2000 xảy ra 170 vụ, đến năm 2001 xảy ra 165 vụ (giảm 5 vụ), nh−ng đến năm 2003 lại xảy ra 208 vụ (tăng 43 vụ), đến năm 2004 chỉ xảy ra 190 vụ (giảm 18 vụ). Vì vậy, có thể đánh giá rằng công tác phối hợp đấu tranh với loại tội phạm này giữa các cơ quan chức năng trong đó nòng cốt là các cơ quan t− pháp trên địa bàn tỉnh Hà Tây vẫn ch−a đ−ợc th−ờng xuyên.

Với những nhận xét, đánh giá nêu trên, có thể dự báo rằng, trong những năm tới tội phạm gây th−ơng tích trên địa bàn tỉnh Hà Tây còn diễn biến rất phức tạp, tăng giảm không đều và tính chất mức độ phạm tội ngày càng tăng và càng nguy hiểm hơn. Do đó, Cơ quan CSĐT và VKSND tỉnh Hà Tây cần phối hợp với các cơ quan chức năng có thẩm quyền thực hiện tốt công tác phòng ngừa và phải có sự tăng c−ờng hơn nữa công tác phát hiện, điều tra và làm rõ để xử lý nghiêm minh đối với loại tội phạm này góp phần làm giảm đáng kể tình trạng tội phạm ở địa bàn tỉnh Hà Tây nhằm làm ổn định tình hình an ninh chính trị ở địa ph−ơng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

3.1.2. Những yêu cầu đặt ra đối với công tác điều tra, thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án cố ý gây th−ơng tích

3.1.2.1. Những yêu cầu đặt ra đối với công tác điều tra

Trong thời gian tới Cơ quan CSĐT - Công an tỉnh Hà Tây cần tập trung thực hiện tốt công tác điều tra làm rõ tội phạm gây th−ơng tích nhằm tránh bỏ lọt tội phạm, chú trọng điều tra làm rõ tội phạm cố ý gây th−ơng tích mà nguyên nhân xuất phát từ tranh chấp đất đai, mâu thuẫn nội bộ công nhân trong các cơ quan, xí nghiệp thuộc doanh nghiệp đầu t− vào địa bàn tỉnh và các vụ cố ý gây th−ơng tích có liên quan đến yếu tố ng−ời n−ớc ngoài, phải đảm bảo cho công tác điều tra các tội phạm này có hiệu quả, đúng pháp luật, tôn trọng và bảo vệ quyền cơ bản của công dân, không để xảy ra oan saị

Để đạt đ−ợc những yêu cầu cơ bản nêu trên, quá trình thực hiện các hoạt động điều tra các vụ án cố ý gây th−ơng tích, Cơ quan CSĐT - Công an tỉnh Hà Tây cần chú trọng một số vấn đề sau:

- Tăng c−ờng công tác tiếp nhận và xử lý tố giác, tin báo về tội phạm cố ý gây th−ơng tích. Sau khi tiếp nhận tố giác, tin báo thì Cơ quan CSĐT phải khẩn trơng thực hiện đúng quy trình xử lý giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm. Nếu thực hiện tốt công tác này sẽ ngăn chặn kịp thời hậu quả vụ án tiếp tục xảy ra và tạo điều kiện có hiệu quả đến công tác điều tra và xử lý đối với kẻ phạm tội, tránh làm oan ng−ời vộ tội hoặc bỏ lọt tội phạm.

- Do đặc thù riêng của tội phạm cố ý gây th−ơng tích là xâm phạm trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của ng−ời bị hạị Nên để có căn cứ đánh giá tính chất, mức độ hành vi phạm tội của đối t−ợng phạm tội cố ý gây th−ơng tích, Cơ quan CSĐT cần nhanh chóng thu thập các tài liệu, chứng cứ liên quan đến th−ơng tích của nạn nhân, đồng thời khẩn trơng tiến hành tr−ng cầu cơ quan chuyên môn tiến hành giám định nhằm xác định mức độ tổn hại th−ơng tật và cơ chế hình thành th−ơng tích của nạn nhân từ đó là cơ sở quy kết hành vi của bị can có phạm tội hay không, tính chất mức độ tội phạm.

3.1.2.2 Những yêu cầu đặt ra với hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự cố ý gây th−ơng tích

Căn cứ dự báo tình hình tội phạm gây th−ơng tích nh− nêu trên và xuất phát từ đặc điểm của hoạt động của VKSND trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự là hoạt động THQCT-KSĐT theo qui định của pháp luật từ thời điểm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, khởi tố điều tra và kết thúc vào thời điểm vụ án đ−ợc kết thúc điều tra chuyển sang giai đoạn truy tố, xét xử. Hoạt động THQCT- KSĐT của VKS diễn ra trực tiếp, đồng thời và liên quan một cách toàn diện đến mọi hành vi của ng−ời tiến hành tố tụng trong Cơ quan CSĐT nhằm mục đích bảo đảm tuân thủ pháp luật trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử. Vì vậy, đòi hỏi hoạt động của VKSND trong giai đoạn điều tra tội phạm gây th−ơng tích trên địa bàn Hà Tây cần tập trung vào những vấn đề cơ bản sau:

- Tăng c−ờng công tác phối hợp với CQĐT hai cấp thực hiện tốt công tắc nắm, kiểm sát việc giải quyết các tố giác, tin báo về tội phạm nói chung, tội phạm cố ý gây th−ơng tích nói riêng. Thực hiện tội công tác phân loại và xử lý tội phạm. Đối với các vụ gây th−ơng tích gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc dẫn đến chết ng−ời cần thực hiện tốt công tác điều tra tại hiện tr−ờng.

- Thực hiện tốt công tác KSĐT từ đầu đối với các vụ án cố ý gây th−ơng tích có tính chất tạp, chú trọng các vụ gây th−ơng tích mà nguyên nhân xuất phát từ tranh chấp đất đai, có liên quan đến yếu tố ng−ời n−ớc ngoài, phải đảm bảo cho công tác điều tra các tội phạm cố ý gây th−ơng tích có hiệu quả, đúng pháp luật, tôn trọng và bảo vệ quyền cơ bản của công dân, không để xảy ra oan saị

- Quá trình KSĐT các vụ án cố ý gây th−ơng tích cần khẩn trơng thẩm định các tài liệu chứng cứ do CQĐT đã thu thập để kịp thời đề ra những yêu cầu điều tra, định h−ớng điều tra, chú trọng thẩm định kết quả giám định cơ quan chuyên môn nếu phát hiện có mâu thuẫn hoặc ch−a đầu đủ thì phải yêu cầu làm rõ ngay từ đó là cơ sở quy kết hành vi của bị can có phạm tội hay không, tính chất, mức độ tội phạm gây ra nh− thế nàọ

Một phần của tài liệu Hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong giai đoạn điều tra các vụ án cố ý gây thương tích trên địa bàn tỉnh Hà Tây (Trang 90 - 94)