sát nhân dân trong quá trình điều tra tội phạm cố ý gây th−ơng tích
2.4.1. Những −u điểm chính đạt đ−ợc
Một là, do nhận thức, đánh giá đúng vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng
của THQCT-KSĐT trong giai đoạn điều tra các vụ án cố ý gây th−ơng tích và nắm vững chức năng, nhiệm vụ của mình theo quy định của pháp luật, nên hai cấp VKSND tỉnh Hà Tây đã đặc biệt chú trọng quan tâm đến khâu công tác này, th−ờng xuyên tập trung chỉ đạo thực hiện tốt công tác chuyên môn. Vì vậy, hoạt động THQCT-KSĐT trong giai đoạn điều tra tội phạm cố ý gây th−ơng tích của ngành Kiểm sát Hà Tây trong những năm qua có nhiều tiến bộ rõ rệt,
đạt đ−ợc những kết quả đáng ghi nhận, góp phần quan trọng vào công tác điều tra, xử lý tội phạm hình sự nói chung, tội phạm cố ý gây th−ơng tích nói riêng trên địa bàn tỉnh Hà tâỵ
Hai là, trong giai đoạn điều tra vụ án thì hoạt động THQCT-KSĐT của
VKSND tỉnh Hà Tây đã đ−ợc tiến hành đối với hầu hết các vụ án cố ý gây th−ơng tích. Hoạt động này đ−ợc thực hiện từ khi phát hiện, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm cố ý gây th−ơng tích, khởi tố điều tra cho đến khi kết thúc điều tra vụ án, nhằm đảm bảo cho việc điều tra các vụ án cố ý gây th−ơng tích trong thời gian qua đ−ợc kịp thời, có hiệu quả, hạn chế đ−ợc tình trạng khởi tố, bắt giam, truy tố oan sai hoặc bỏ lọt tội phạm.
Ba là, Quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ THQCT-KSĐT các vụ
án hình sự cố ý gây th−ơng tích, VKSND tỉnh Hà Tây đã bám sát hoạt động điều tra ngay từ đầu, nhằm bảo đảm việc thực hiện hành vi tố tụng của Cơ quan cảnh sát điều tra đ−ợc tiến hành một cách đầy đủ, toàn diện, đúng pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Bốn là, Trong giai đoạn điều tra tội phạm cố ý gây th−ơng tích, những
quyết định tố tụng, các yêu cầu điều tra, định h−ớng điều tra và những kiến nghị khắc phục những thiếu sót trong quá trình điều tra do VKSND tỉnh Hà Tây ban hành về cơ bản đều đảm bảo chính xác, kịp thời và có căn cứ, đúng pháp luật, góp phần đảm bảo cho công tác điều tra xử lý tội phạm này đi vào nề nếp.
Năm là, Hoạt động THQCT và KSĐT các vụ án cố ý gây th−ơng tích
đều đ−ợc VKSND tỉnh Hà Tây tiến hành theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và đúng pháp luật.
Nguyên nhân của những kết quả đạt đ−ợc:
- Quá trình thực hiện các hoạt động KSĐT các vụ án hình sự nói chung, tội phạm cố ý gây th−ơng tích nói riêng, lãnh đạo ngành Kiểm sát Hà Tây đã tranh thủ đ−ợc sự lãnh đạo, chỉ đạo th−ờng xuyên, kịp thời của VKSNDTC,
các đơn vị nghiệp vụ của VKSNDTC; sự chỉ đạo kịp thời của Tỉnh ủy và Hội đồng nhân dân tỉnh và ủng hộ của các cấp, các ngành và sự giúp đỡ của nhân dân trong công tác đấu tranh, phòng ngừa đối với loại tội phạm nàỵ
- VKSND tỉnh Hà Tây đã chú trọng đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành; Xây dựng và thực hiện nghiêm túc các Quy chế hoạt động nghiệp vụ, th−ờng xuyên tổng kết, đúc rút kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học; đổi mới và tăng c−ờng công tác sắp xếp, đào tạo cán bộ, nhất là việc nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn về THQCT-KSĐT và kiểm sát xét xử án hình sự.
- Tăng c−ờng phối kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự nói chung, tội phạm cố ý gây th−ơng tích nói riêng; thực hiện tốt sự phối hợp giữa các khâu công tác kiểm sát, giữa các đơn vị trong ngành Kiểm sát Hà Tây đối với công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm nói chung, tội phạm cố ý gây th−ơng tích nói riêng.
- Kiểm sát viên khi THQCT-KSĐT các vụ án hình sự nói chung, các vụ án gây th−ơng tích nói riêng đã từng b−ớc nắm vững và vận dụng đúng đắn các quy định của pháp luật hình sự, TTHS về chức năng, nhiệm vụ của VKS nhân dân trong hoạt động TTHS.
2.4.2. Một số tồn tại, thiếu sót chính
Bên cạnh những kết quả, u điểm nêu trên, hoạt động của VKSND tỉnh Hà Tây trong THQCT - KSĐT đối với các vụ án hình sự cố ý gây th−ơng tích còn có những hạn chế sau đây:
- Hoạt động THQCT-KSĐT các vụ án hình sự cố ý gây th−ơng tích ở VKSND hai cấp trong giai đoạn điều tra ch−a có sự thống nhất, đầy đủ về việc áp dụng pháp luật hình sự. Nhất là một số tình tiết nh− thế nào là phạm tội có tính chất côn đồ, nh− thế nào là sử dụng hung khí nguy hiểm, nh− thế nào là gây cố tật nhẹ. Từ đó dẫn đến việc áp dụng hình phạt ch−a thống nhất.
tin báo về tội phạm, kiểm sát khởi tố vụ án, còn bộc lộ những hạn chế nh− ch−a kịp thời, thiếu đầy đủ, còn mang tính hành chính, thiếu chủ động, tích cực và hiệu quả ch−a caọ Điều này dẫn đến việc giải quyết tố giác, tin báo, về tội phạm, khởi tố vụ án hình sự nói chung, tội phạm cố ý gây th−ơng tích nói riêng của Cơ quan CSĐT các huyện, thị xã ch−a đ−ợc kiểm sát một cách chặt chẽ, kịp thời, còn để lọt tội phạm và xảy ra những vi phạm pháp luật khác.
- Quá trình THQCT và kiểm sát việc áp dụng, thay thế hoặc hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn các vụ án hình sự cố ý gây th−ơng tích thì VKS còn thực hiện thiếu tính chủ động, không kịp thời và chính xác. Điều này dẫn đến việc áp dụng, thay thế hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn còn bộc lộ những thiếu sót ảnh h−ởng không nhỏ đến chất l−ợng, tiến độ giải quyết vụ án nh−: Để bị can trốn gây khó khăn cho công tác điều tra, xử lý loại tội phạm này, vi phạm thời hạn tạm giữ, tạm giam, thủ tục hồ sơ áp dụng biện pháp ngăn chặn thiếu đầy đủ và chặt chẽ.
- Việc ban hành những kiến nghị, kháng nghị và yêu cầu của VKS đối với CQĐT để khắc phục những thiếu sót, vi phạm pháp luật trong quá trình điều tra còn hạn chế. Vẫn còn nể nang, ch−a kiên quyết. Dẫn đến hoạt động thu thập chứng cứ, sử dụng, đánh giá chứng cứ để chứng minh tội phạm của CQĐT ch−a đ−ợc đầy đủ và chặt chẽ, còn để xảy ra những vi phạm về trình tự, thủ tục tố tụng, gây khó khăn cho công tác giải quyết án. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến các tr−ờng hợp điều tra bổ sung, đình chỉ điều tra trong các vụ án cố ý gây th−ơng tích trong thời gian quạ
- Việc chấp hành các qui định của pháp luật có liên quan đến THQCT- KSĐT trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự nói chung, vụ án cố ý gây th−ơng tích nói riêng còn có những thiếu sót có liên quan đến thực hiện trình tự, thủ tục tiến hành, quyền, nghĩa vụ của Kiểm sát viên, trách nhiệm của CQĐT, Điều tra viên, trong việc thực hiện các yêu cầu, kiến nghị của VKS, thủ tục hồ sơ phản ánh hoạt động THQCT-KSĐT của VKSND.
2.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại thiếu sót
Qua hoạt động thực tiễn công tác THQCT và KSĐT các vụ án hình sự nói chung, các vụ án cố ý gây th−ơng tích nói riêng trên địa bàn tỉnh Hà Tây chúng tôi thấy nguyên nhân của những hạn chế, thiếu sót cụ thể nh− sau:
Thứ nhất: Hệ thống pháp luật có liên quan đến việc xử lý tội phạm cố
ý gây th−ơng tích còn ch−a thống nhất, chồng chéo, thiếu đầy đủ và ch−a cụ thể. + BLHS năm 1999 có hiệu lực từ ngày 01/7/2000 quy định về tội phạm cố ý gây th−ơng tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của ng−ời khác quy định tại các điều 104, 105 và 106 đã có sự tiến bộ vợt bậc, có sự thay đổi về chất nên tạo điều kiện cho các cơ quan t− pháp trong việc áp dụng pháp luật nhằm thực hiện tốt công tác điều tra và xử lý đối với loại tội phạm nàỵ Song qua hoạt động thực tiễn sau 5 năm BLHS hiệu lực và thi hành chúng tôi thấy có rất nhiều v−ớng mắc và bất cập mà các ngành t− pháp ở Trung −ơng vẫn ch−a có văn bản h−ớng dẫn áp dụng để tạo sự thống nhất và chính xác trong quá trình THQCT và KSĐT đối với loại tội phạm cố ý gây th−ơng tích, cụ thể nh− sau:
+ Cần phải có văn bản h−ớng dẫn cụ thể thế nào là: "Hung khí nguy hiểm" quy định tại điểm a khoản 1 Điều 104 BLHS. Loại công cụ nào mà hung thủ đã sử dụng tấn công ng−ời bị hại đ−ợc coi là hung khí nguy hiểm. Nghị quyết số 02 ngày 17/4/2003 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao chỉ quy định "hung khí nguy hiểm" đối với tội phạm c−ớp tài sản. Việc quy định ch−a chặt chẽ cụ thể nh− trên dẫn đến tình trạng áp dụng pháp luật tùy tiện, có địa ph−ơng thì coi hành vi của bị can đ−ợc coi là: "sử dụng hung khí nguy hiểm" có địa ph−ơng thì không coi thuộc tr−ờng hợp sử dụng "hung khí nguy hiểm".
+ Tại khoản 1 Điều 105 BLHS quy định tình tiết "Trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật của nạn nhân". Nh−ng không quy định hành vi nào đ−ợc coi là trái pháp luật nghiêm trọng và thế nào là trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của
nạn nhân theo quy định tại Điều 105 BLHS hay là chỉ coi là phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích động do hành vi trái pháp luật của nạn nhân theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 46 BLHS. Dẫn đến sự tùy tiện trong áp dụng áp luật, cũng là hành vi t−ơng tự nhau nh−ng có vụ án thì áp dụng Điều 105 BLHS, có vụ án thì áp dụng điểm đ khoản 1 Điều 46 BLHS.
+ Việc tr−ng cầu giám định tỷ lệ th−ơng tích hoặc tổn hại về sức khỏe đối với ng−ời bị hại có ý nghĩa rất quan trọng trong việc điều tra các vụ án hình sự cố ý gây th−ơng tích là căn cứ để xác định hành vi cố ý gây th−ơng tích đó có phạm tội hay không. Từ đó, CQĐT ra quyết định khởi tố vụ án hay không khởi tố vụ án. Đồng thời, đó cũng là căn cứ để CQĐT ra quyết định khởi tố bị can hay không và là căn cứ để xác định tính chất mức độ hành vi phạm tội của bị can, xác định khung hình phạt mà bị can đã phạm. Kết quả giám định th−ơng tích của các cơ quan đ−ợc CQĐT tr−ng cầu giám định là yếu tố bắt buộc để quyết định hành vi của bị can có cấu thành tội phạm hay không. Qua thực tiễn hoạt động KSĐT các tội phạm cố ý gây th−ơng tích chúng tôi thấy có một số v−ớng mắc trong vấn đề này là:
* Theo quy định tại khoản 2 Điều 73 BLTTHS thì: "Trong tr−ờng hợp cơ quan tiến hành tố tụng không đồng ý với kết quả giám định thì phải nêu rõ lý do, nếu kết luận giám định ch−a rõ hoặc ch−a đầy đủ thì quyết định giám định bổ sung hoặc giám định lại theo thủ tục chung". Trên thực tiễn có một số vụ án cố ý gây th−ơng tích, sau khi có kết quả giám định thì cả ng−ời bị hại và ng−ời thực hiện hành vi gây th−ơng tích đều yêu cầu giám định lại th−ơng tật. Nh−ng pháp luật TTHS ch−a quy định rõ tr−ờng hợp nào thì đ−ợc tr−ng cầu giám định lại, việc giám định lại đ−ợc thực hiện mấy lần, khi kết quả giám định có mâu thuẫn nhau thì kết quả giám định nào là khách quan. Chính vì vậy, đã dẫn đến sự tùy tiện trong việc tr−ng cầu giám định lại của các cơ quan tiến hành tố tụng và khi các kết quả giám định có mâu thuẫn, thậm chí có tr−ờng hợp kết quả giám định có mâu thuẫn rất cơ bản và cách biệt nhaụ
Giám định tr−ớc thì xác định có sự việc phạm tội nh−ng kết quả giám định sau thì xác định hành vi của ng−ời gây th−ơng tích không phạm tội hình sự. CQĐT và VKS không biết căn cứ vào kết quả giám định nào để để áp dụng biện pháp tố TTHS tiếp theọ
* Một số vụ cố ý gây th−ơng tích căn cứ vào hồ sơ bệnh án và tình trạng thực tế th−ơng tích của ng−ời bị hại thấy hành vi của ng−ời gây th−ơng đã gây hậu quả rất nghiêm trọng (cắt lá lách, chân th−ơng sọ não…). Nh−ng sau khi sự việc xảy ra do nhiều lý do khác nhau, hai bên tự thỏa thuận hòa giải bồi th−ờng dân sự nên ng−ời bị hại đã từ chối đi giám định. CQĐT và VKS không có căn cứ pháp lý để quy kết ng−ời đã thực hiện hành vi cố ý gây th−ơng tích có đủ yếu tố cấu thành tội phạm để khởi tố điều tra, dẫn đến tình trạng bỏ lọt tội phạm. Ví dụ nh− vụ: Do có mâu thuẫn từ tr−ớc, nên khoảng 17 giờ ngày 10/09/2005, Đỗ Quang Vinh, sinh năm 1978, Đỗ Quang Tuấn, sinh năm 1982, Đỗ quang Minh, sinh năm 1984 đều ở xã Sơn Công, huyện ứng Hòa, tỉnh Hà Tây ra khu vực áo cá của anh Đặng Đình Hân ở cùng xã để tìm đánh anh Hân. Khi gặp anh Hân tại ao cá thì Vinh và Minh đã dùng dao bầu đâm, chém làm anh Hân bị th−ơng thấu phổi và bị nhiều th−ơng tích khác phải đa đi cấp cứu tại bệnh viện Quân Y 103. Sau khi sự việc xảy ra thì hai bên gia đình đã tự thỏa thuận hòa giải bồi th−ờng. CQĐT đã tr−ng cầu giám định th−ơng tích nh−ng anh Hân đã từ chối giám định và đề nghị miễn truy cứu trách nhiệm hình sự cho Vinh và Minh. Do không có kết quả giám định mức độ tổn hại th−ơng tích của anh Hân nên cơ quan CSĐT không có căn cứ để khởi tố bị can để điều tra xử lý theo quy định của pháp luật. Dẫn đến tình trạng bỏ lọt tội phạm.
* Có một số vụ án khác thì kết quả giám định của cơ quan chuyên môn kết luận ng−ời bị hại bị th−ơng tích tổn hại sức khỏe mang tính "tạm thời". Nh−ng ch−a có quy định nào để phân biệt sự khác nhau giữa tổn hại mang tính
"tạm thời" và "vĩnh viễn". Tính chất mức độ của hai loại kết luận này để đánh đánh tính nguy hiểm do hành vi phạm tội của bị can gây rạ Nếu bị can đề nghị cho bị hại đi giám định lại thì mức độ th−ơng tật của ng−ời bị hại thấp hơn mức độ th−ơng tật mà cơ quan giám định đã kết luận tr−ớc đó vậy thì lấy kết luận nào làm căn cứ kết tội bị can. Do không có sự giải thích rõ ràng và h−ớng dẫn cụ thể dẫn đến có sự nhận thức khác nhau giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc áp dụng pháp luật gây ảnh h−ởng không nhỏ đến việc chứng minh sự thật của vụ án.
Thứ hai: Năng lực, trình độ của một số cán bộ, kiểm sát viên trong
giai đoạn hiện nay vẫn còn hạn chế.
Một số cán bộ, Kiểm sát viên đ−ợc phân công nhiệm vụ THQCT, KSĐT các vụ án hình sự ch−a thực sự quán triệt đầy đủ, sâu sắc Chỉ thị 53 của Bộ Chính trị, Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác t− pháp trong thời gian tới, cũng nh− Chỉ thị công tác của Viện tr−ởng VKSNDTC. Ch−a thực hiện đầy đủ chức năng THQCT và hoạt động KSĐT các vụ án hình sự nói chung, các vụ án cố ý gây th−ơng tích nói riêng mà BLTTHS, Luật tổ chức VKSND đã quy định. Ch−a nhận thức đúng vị trí,