Đặc điểm hình sự của tội phạm cố ý gây th−ơng tích có liên quan đến hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân

Một phần của tài liệu Hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong giai đoạn điều tra các vụ án cố ý gây thương tích trên địa bàn tỉnh Hà Tây (Trang 48 - 55)

có liên quan đến hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân

Qua thực tiễn hoạt động THQCT và KSĐT tội phạm cố ý gây th−ơng tích, thấy tội phạm cố ý gây th−ơng tích có một số đặc điểm hình sự cụ thể sau đâỵ

2.2.1. Đặc điểm về nạn nhân

Nạn nhân trong các vụ án cố ý gây th−ơng tích là một trong những thành phần cấu trúc đặc điểm hình sự của tội phạm nàỵ Nội dung của đặc điểm về nạn nhân có phạm vi rất rộng, bao gồm những thông tin về nhân khẩu học, về bản chất xã hội của nạn nhân, những thông tin của nạn nhân về điều kiện sống, về lối sống, về tâm lý cá nhân, về các quan hệ xã hộị.. Trong phạm vi của luận văn, chúng tôi chỉ đề cập đến những nét phổ biến nhất về quan hệ xã hội và tâm lý của nạn nhân làm xuất hiện động cơ, mục đích, điều kiện để đối t−ợng thực hiện hành vi phạm tộị Tức là làm cho đối t−ợng dùng sức mạnh tấn công gây th−ơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của bản thân nạn nhân.

Nghiên cứu đặc điểm nạn nhân giúp cho Kiểm sát viên nắm rõ để đề ra yêu cầu điều tra, để định h−ớng điều tra nhằm thu thập chứng cứ chứng minh kẻ phạm tội và đề ra những kiến nghị phòng ngừa chung đối với loại tội phạm cố ý gây th−ơng tích khi thực hiện các hoạt động THQCT, KSĐT loại tội phạm nàỵ

- Về hậu quả: Qua thực tiễn điều tra và xử lý các vụ án cố ý gây th−ơng tích thấy rằng 100% nạn nhân đều bị gây th−ơng tích trên cơ thể hoặc bị tổn hại về sức khỏe, có một số tr−ờng hợp nạn nhân bị tử vong.

- Về quan hệ: Qua thống kê các vụ án cố ý gây th−ơng tích trên địa bàn tỉnh Hà Tây từ năm 2000 đến tháng 6 năm 2005 thấy rằng, khoảng 67% số vụ cố ý gây th−ơng tích xảy ra là có mối quan hệ quen biết nhau từ tr−ớc (668vụ/ 983vụ), cùng làm ăn, sinh sống, trong đó có cả những tr−ờng hợp là thân nhân họ hàng.

- Về tâm lý: Nhiều tr−ờng hợp trong khi va chạm nạn nhân ít kiềm chế, lại có lời nói xúc phạm làm kích động đối t−ợng gây án. Phần lớn số này là nam giới, số nạn nhân nữ rất ít (nữ giới va chạm th−ờng dùng lời nói nhiều hơn bạo lực, họ th−ờng tự kiềm chế hơn nam giới). Kết quả nghiên cứu thấy rằng, có những tr−ờng hợp nạn nhân là ng−ời có tâm lý mạnh, thiếu bình tĩnh, thiếu kiềm chế trong khi va chạm, mong muốn dùng sức mạnh để giải quyết, dẫn đến bị đối t−ợng tấn công và gây th−ơng tích, gây tổn hại cho sức khỏe, thậm chí gây tử vong. Có tr−ờng hợp do tranh chấp về đất đai trong họ hàng nội tộc, hai bên không thể thỏa thuận đ−ợc nên đối t−ợng đã sử dụng bạo lực tấn công nạn nhân nh− vụ án hình sự cố ý gây th−ơng tích xảy ra khoảng 20h ngày 18/6/2004 tại xã Bình Minh, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây nguyên nhân do bực tức việc chị Lê Thị Hảo ở thôn Sinh Liên, xã Bình Minh, huyện Thanh Oai ch−a đổi ruộng cho gia đình mình, Phạm Văn Quân là anh họ ở cùng thôn đã chuẩn bị 1 cốc nhựa đựng a xít đi đến nhà chị Hảo rồi hắt a xít qua khe cửa trúng vào mặt chị Hảo rồi bỏ chạỵ Hậu quả chị Hảo bị bỏng nặng hai mắt, th−ơng tích đ−ợc xác định bị tổn hại 81% sức khỏẹ

- Về chất kích thích: Nhiều tr−ờng hợp do nạn nhân uống r−ợu, bia say, bị kích thích mạnh dẫn đến thiếu bình tĩnh, không làm chủ đ−ợc bản thân, dẫn đến có lời nói, hành động xúc phạm đối t−ợng, có khi do nạn nhân đe dọa đánh đối t−ợng tr−ớc, bị đối t−ợng đánh gây th−ơng tích.

- Về khả năng tự vệ của nạn nhân: Qua nghiên cứu các vụ án hình sự cố ý gây th−ơng tích trên địa bàn tỉnh Hà Tây từ 2000 đến tháng 6 năm 2005 thấy: Tuy đa số nạn nhân là nam giới, khỏe mạnh, nh−ng thời điểm bị tấn công phần lớn họ đều rơi vào thế bị động, khả năng chống đỡ, phản kháng yếụ Trong khi đó, đối t−ợng gây án luôn luôn chủ động, có sự chuẩn bị vũ khí, ph−ơng tiện gây án, trong một số tr−ờng hợp có đồng bọn hỗ trợ, cản đ−ờng để sau khi gây án đối t−ợng tẩu thoát.

Nh− vậy, ng−ời bị hại trong các vụ án cố ý gây th−ơng tích th−ờng bị mang th−ơng tích, tổn hại về sức khỏe hoặc có thể bị tử vong, đa số các nạn nhân và thủ phạm có quan hệ quen biết nhau từ tr−ớc hoặc ít ra cũng mới biết mặt nhau, trừ một số tr−ờng hợp các đối t−ợng trực tiếp thực hiện hành vi tấn công nạn nhân thì không có quan hệ quen biết từ tr−ớc, nh−ng chủ m−u trong các tr−ờng hợp đó lại là đối t−ợng có quan hệ từ tr−ớc.

2.2.2. Về địa điểm gây án

Đối với vụ án cố ý gây th−ơng tích, địa điểm gây án có ý nghĩa hình sự rất lớn đối với hoạt động điều tra thu thập, đánh giá và sử dụng chứng cứ nhằm chứng minh làm rõ sự thật vụ án và ng−ời thực hiện hành vi phạm tộị Địa điểm gây án có liên quan mật thiết với thủ đoạn gây án, thời gian gây án, diễn biến của vụ án, công cụ ph−ơng tiện, hung khí và việc thủ phạm quyết định thực hiện hành vi phạm tội; nó phản ánh đầy đủ đặc tính hành vi, nhân cách của ng−ời phạm tội cũng nh− ng−ời bị hại trong các vụ án cố ý gây th−ơng tích.

Địa điểm gây án của ng−ời thực hiện hành vi phạm tội cố ý gây th−ơng tích trên địa bàn Hà Tây rất đa dạng và phức tạp. Thực tiễn quá trình thực hiện hoạt động THQCT và KSĐT các vụ án hình sự cố ý gây th−ơng tích trên địa bàn tỉnh Hà Tây trong những năm qua cho thấy, nó có thể xẩy ra bất kỳ ở đâu, nếu ở đấy có phát sinh mâu thuẫn, nh−ng chủ yếu tập trung ở ngoài đ−ờng, thôn xóm, ở một số quán ăn, nhà hàng, thậm chí ở trong nhà,... và phần lớn th−ờng diễn ra gần nơi c− trú của nạn nhân. Địa điểm gây án thể hiện phù hợp

với tính chất của các mối quan hệ giữa nạn nhân với các đối t−ợng trong các vụ án cố ý gây th−ơng tích.

Các vụ án cố ý gây th−ơng tích xảy ra nhiều nhất vẫn là các địa bàn phức tạp nh−: Sơn Tây, Hà Đông, Ba Vì, Ch−ơng Mỹ, Hoài Đức... Khi nghiên cứu về địa điểm cụ thể của loại tội phạm này thấy: Số vụ xảy ra ở ngoài đ−ờng chiếm tỷ lệ cao, trong đó đa số nạn nhân và đối t−ợng có quen biết nhau (75%), do có mâu thuẫn, thù oán từ tr−ớc, hung thủ biết quy luật đi lại, nên chặn đ−ờng đánh gây th−ơng tích cho nạn nhân, hoặc rủ đồng bọn th−ờng là đối t−ợng hình sự, có tiền án, tiền sự chuẩn bị công cụ ph−ơng tiện mai phục tấn công hoặc bám theo trên đ−ờng đến địa điểm thích hợp để tấn công gây th−ơng tích cho nạn nhân. Trong số đó, có một số vụ nạn nhân và hung thủ không quen biết nhau từ tr−ớc, nh−ng khi cùng tham gia giao thông có sự va quệt, hoặc có va chạm dẫn đến xô xát, cãi nhau và đánh nhau gây th−ơng tích, có một số vụ khi bắt đ−ợc trộm do quá khích nên nhiều ng−ời tham gia đánh dẫn đến nạn nhân bị tử vong, có vụ lái xe ôm tranh khách của nhau dẫn đến dùng dao đâm gây th−ơng tích cho nạn nhân. Số vụ xảy ra trong khu vực nhà ở (sân, v−ờn, ao,...) đa số là quen biết, họ hàng, nh−ng do mâu thuẫn, chửi bới, lăng nhục nhau hoặc do uống r−ợu say lời qua tiếng lại dẫn đến va chạm và đánh nhaụ Số vụ diễn ra ở nơi đông ng−ời, ở nhà hàng, th−ờng do các đối t−ợng có tiền án, tiền sự... gây nên trong tình trạng có sử dụng bia, r−ợụ

2.2.3. Đặc điểm về thời gian, công cụ, ph−ơng tiện và thủ đoạn gây án Thời gian gây án của tội phạm cố ý gây th−ơng tích trên địa bàn tỉnh Hà Tây có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm, không theo một quy luật nhất định. Qua thực tiễn hoạt động của VKS trong giai đoạn điều tra đối với tội phạm cố ý gây th−ơng tích trên địa bàn cho thấy có 80% vụ án hình sự xảy ra vào ban ngày, 18% vụ án gây th−ơng tích xảy ra vào buổi tối, còn lại 2% vụ án xảy ra vào ban đêm.

Công cụ, ph−ơng tiện phạm tội giúp ta xác định đ−ợc ph−ơng pháp, thủ đoạn gây án của thủ phạm. Việc lựa chọn sử dụng công cụ, ph−ơng tiện nào để gây án có thể còn phụ thuộc vào nạn nhân và nghề nghiệp của đối t−ợng gây án...

Trong các vụ án cố ý gây th−ơng tích, mục đích của thủ phạm là gây th−ơng tích cho nạn nhân và nhanh chóng tẩu thoát. Vì vậy, các vụ án có dự mu, thủ phạm và nạn nhân có mâu thuẫn từ tr−ớc, đối t−ợng gây án th−ờng có sự chuẩn bị cả về hung khí và ph−ơng tiện thích hợp nh− kiếm, dao, lê, thanh sắt, ống tuýp n−ớc, a xít... để thực hiện tội phạm. Đối với các vụ án cố ý gây th−ơng tích xảy ra do nguyên nhân từ những mâu thuẫn, xung đột khi có sự va chạm, lời nói xúc phạm... thì th−ờng thủ phạm sử dụng các vật có sẵn trong ng−ời hoặc xung quanh khu vực phát sinh xung đột (nh− gậy gộc, gạch đá, chai lọ, cốc thủy tinh, ghế ngồị..) để tấn công gây th−ơng tích cho nạn nhân.

Việc sử dụng các công cụ, ph−ơng tiện để gây án rất đa dạng, phức tạp, nó tùy thuộc vào từng đối t−ợng, từng nhóm thực hiện hành vi phạm tội cố ý gây th−ơng tích. Có đối t−ợng sử dụng một loại hung khí đã gây th−ơng tích và tẩu thoát ngay, song có đối t−ợng sử dụng nhiều loại hung khí khác nhau bắt gặp gần đó để gây án.

Nghiên cứu đặc điểm về công cụ, ph−ơng tiện gây án sẽ giúp Kiểm sát viên đề ra các yêu cầu điều tra để định h−ớng điều tra nhằm thu thập chứng cứ và tạo điều kiện cho Kiểm sát viên có đủ thông tin phục vụ tốt công tác đánh giá và sử dụng chứng cứ đối với các vụ án cố ý gây th−ơng tích trên địa bàn tỉnh Hà Tâỵ

Thủ đoạn gây án là hệ thống những hành vi của ng−ời phạm tội ở tất cả các giai đoạn chuẩn bị gây án, hành động gây án và sau khi gây án. Nó thể hiện toàn bộ hay từng phần là tùy thuộc vào sự chi phối của tất cả các yếu tố chủ quan và khách quan trong quá trình thực hiện tội phạm.

2.2.4. Về nhân thân đối t−ợng phạm tội

Nhân thân của các bị can trong các vụ án cố ý gây th−ơng tích xảy ra trên địa bàn Hà Tây rất phức tạp và đa dạng. Thành phần xuất thân của đối t−ợng phạm tội rất khác nhau, họ có thể là những ng−ời dân lao động bình th−ờng, là học sinh, sinh viên, cán bộ công nhân viên chức nhà n−ớc, trí thức hoặc cũng có thể là bọn lu manh chuyên nghiệp, đối t−ợng nghiện hút... Qua nghiên cứu thực tiễn hoạt động THQCT, KSĐT các vụ án hình sự cố ý gây th−ơng tích trên địa bàn tình Hà Tây từ năm 2000 đến 6/2005 thấy, các đối t−ợng bị bắt giữ, khởi tố điều tra và xử lý về tội cố ý gây th−ơng tích có nhân thân cụ thể nh− sau:

- Về độ tuổi và giới tính: (nguồn t− liệu lấy từ VKSND Hà Tây)

59%35% 35% 6% 690 409 64

+ Từ 18 đến 30 chiếm tỷ lệ cao nhất, chiếm 59% (690/1163); + Đối t−ợng phạm tội có độ tuổi trên 30 chiếm, 35% (409/1163); + Số đối t−ợng phạm tội có độ tuổi d−ới 18, chiếm 6% (64/1163).

112934 34

3%

97%

- Về trình độ học vấn: (nguồn t− liệu lấy từ VKSND Hà Tây) 767 372 24 66% 32% 2%

+ Trình độ văn hóa cấp trung học cơ sở trở xuống chiếm 66% (767/1.163) + Trình độ văn hóa phổ thông trung học chiếm khoảng 32% (372/1.163) + Trình độ trên phổ thông trung học chiếm tỷ lệ khoảng 2% (24/1.163) - Về nghề nghiệp: (nguồn t− liệu lấy từ VKSND Hà Tây)

800318 318 7 69% 27% 1%

+ Số đối t−ợng không có nghề nghiệp chiếm tỷ lệ 68,79% (800/1.163) + Số đối t−ợng có tiền án, tiền sự rất ít chiếm tỷ lệ 1,81% (21/1.163) + Học sinh sinh viên chiếm tỷ lệ 1,2% (14/1.163)

+ Cán bộ, công nhân viên rất thấp chiếm tỷ lệ 0,6% (7/1.163)

+ Những đối t−ợng làm ruộng, lao động tự do và các đối t−ợng khác chiếm tỷ lệ khoảng 27,34% (318/1.163)

Một phần của tài liệu Hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong giai đoạn điều tra các vụ án cố ý gây thương tích trên địa bàn tỉnh Hà Tây (Trang 48 - 55)