Thực trạng tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã tỉnh Thái Bình

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã ởThái Bình (Trang 45 - 72)

cấp xã tỉnh Thái Bình

2.2.1. Thực trạng về tổ chức

2.2.1.1. Thực trạng về tổ chức bộ máy chính quyền cấp xã tỉnh Thái Bình hiện nay

Thái Bình có 7 huyện, 1 thị xã, đ−ợc chia thành 285 đơn vị hành chính cấp cơ sở. Bao gồm 272 xã; 6 ph−ờng và 7 thị trấn.

Phần lớn các xã trong tỉnh đều có trên 10 ngàn dân. Toàn tỉnh có 2710 xóm. Chính quyền cấp xã của tỉnh đ−ợc tổ chức lại nhiều lần theo sự thay đổi của luật tổ chức HĐND và UBND và những quyết định của Chính phủ để phù hợp với mỗi giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội ở địa ph−ơng và phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế, đặc biệt là thay đổi cơ chế quản lý kinh tế trong nông nghiệp, giữ vai trò chi phối rất nhiều đến tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp cơ sở.

Từ sau đại hội VII của Đảng và đại hội lần thứ XIV của Tỉnh Đảng bộ Thái Bình (1991) với chủ tr−ơng phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành

phần vận hành theo cơ chế thị tr−ờng, có sự quản lý của Nhà n−ớc theo định h−ớng xã hội chủ nghĩạ Nền kinh tế nông nghiệp của Thái Bình có sự chuyển biến rõ rệt, thực hiện giao đất cho ng−ời nông dân, lấy hộ gia đình làm đơn vị sản xuất cơ bản, sức lao động đ−ợc giải phóng. Bộ máy quản lý hợp tác xã chỉ làm khâu dịch vụ đầu vào nh− cung ứng t− liệu sản xuất, phân bón, giống cây trồng, vật nuôi, thuốc trừ sâu, thuỷ nông và dịch vụ đầu ra nh− chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Việc lựa chọn cơ cấu sản xuất là do hộ gia đình quyết định. Đây cũng là thời kỳ mà nhiều tiêu cực của những năm tr−ớc trong ban quản lý hợp tác xã đ−ợc bộc lộ nh− trình độ quản lý yếu kém, chi xuất sử dụng công quỹ không rõ ràng, không công khai, tham nhũng... Phân chia đất đai không hợp lý, đổi ruộng xấu, ruộng xa lấy ruộng tốt, ruộng gần. Quỹ đất dự phòng để lại sử dụng cho mục đích công ích của xã quá quy định của pháp luật từ 2-12%. Đất bình quân chia cho hộ nông dân thấp. Tình trạng tranh chấp đất đai diễn ra gay gắt, nhiều nơi và nhiều vụ việc rất khó giải quyết. Thời kỳ này bộ máy của xã đ−ợc tổ chức sắp xếp lại cho phù hợp theo h−ớng tăng c−ờng chức năng quản lý nhà n−ớc trên các lĩnh vực, xoá bỏ việc can thiệp cụ thể vào khâu điều hành sản xuất kinh doanh. Mô hình xóm đ−ợc củng cố, tr−ởng xóm đ−ợc xã uỷ quyền làm một số nhiệm vụ nh− thu thuế nông nghiệp, thuế sát sinh, thu các khoản lệ phí do cấp trên quy định, thu các khoản đóng góp làm đ−ờng giao thông. Xóm thực sự là cánh tay v−ơn dài của UBND xã, tiếp cận với ng−ời dân trong việc thay mặt chính quyền xã làm công tác an ninh trật tự, hoà giải các tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình, đôn đốc các phong trào, phổ biến đ−ờng lối chính sách pháp luật, giữ mối liên hệ với các chi đoàn, chi hội quần chúng.

Nghị định 46/CP của Chính phủ quy định tuỳ theo quy mô dân số để bố trí số l−ợng cán bộ Đảng, HĐND, UBND (từ 8 đến 11 ng−ời). Theo quy định này số l−ợng cán bộ xã ở Thái Bình giảm 50% so với tr−ớc đây, giảm chi khá lớn đối với ngân sách xã. Theo Nghị định này, sinh hoạt phí đối với cán bộ xã chỉ có 3 mức: Bí th− Đảng uỷ và chủ tịch UBND mức 160.000đ/tháng; phó

bí th−, phó chủ tịch UBND mức 140.000đ/tháng; các chức danh khác 120.000đ/tháng. Cán bộ nghỉ công tác h−ởng trợ cấp hàng tháng tr−ớc đây, nay chỉ có 2 mức phụ cấp: Bí th−, chủ tịch UBND 40.000đ/tháng; các chức danh khác 30.000đ/tháng. Nghị định 40/CPcủa Chính phủ quy định nh− vậy là ch−a sát thực tế, mức phụ cấp quá thấp, không t−ơng xứng nhiệm vụ.

Nghị định quy định cán bộ xã thuộc các đối t−ợng theo quy định khi nghỉ việc chỉ đ−ợc xét h−ởng chế độ trợ cấp 1 lần nếu có thời gian công tác ở xã liên tục từ 10 năm trở lên và không bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên, không còn chế độ trợ cấp hàng tháng nh− tr−ớc đây nữạ

Những quy định trên đây tác động rất lớn đến tâm t− tình cảm của cán bộ cấp xã Thái Bình. Họ mặc cảm, cho rằng bị phân biệt đối xử không đ−ợc bình đẳng nh− cán bộ cấp tỉnh, cấp huyện. Chính những quy định ch−a sát hợp đó làm cho Nghị định có tính khả thi thấp, việc tổ chức triển khai thực hiện gặp nhiều v−ớng mắc, khó khăn, kém hiệu quả. Đây cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra sự thiếu yên tâm, kém phấn khởi công tác đối với cán bộ xã. Là nguyên cớ để nhiều cán bộ xã kém phẩn chất, lợi dụng chức quyền, lợi dụng cơ chế thị tr−ờng để trục lợi cá nhân. Những cán bộ xã liêm khiết mà nghỉ công tác trong giai đoạn này thì chịu thiệt thòi về chế độ. Vì vậy sau 2 năm ban hành, thấy đ−ợc sự bức xúc từ thực tế khách quan, Chỉnh phủ đã ban hành Nghị định 50/CP ngày 26/7/1995 để thay thế Nghị định 46/CP.

Nghị định 50/CP của Chính phủ ban hành nhằm từng b−ớc thực hiện Nghị quyết TW 8 khoá VII: kiện toàn chính quyền cấp xã, giải quyết vấn đề ngân sách và từng b−ớc chuyên nghiệp hoá một số vị trí công tác ở xã. Đồng thời cải thiện một b−ớc đời sống cán bộ xã phù hợp với điều kiện kinh tế đất n−ớc.

Về số l−ợng và đối t−ợng cán bộ xã h−ởng sinh hoạt phí đ−ợc tăng thêm so với Nghị định 46/CP (từ 17 - 25 cán bộ Đảng, chính quyền, quy định rõ 4 cán bộ chuyên môn của UBND và cấp tr−ởng của 5 đoàn thể). Quy định này phù hợp với thực tế hơn so với Nghị định 46/CP.

Về chế độ sinh hoạt phí đ−ợc phân thành 4 mức theo các chức danh cán bộ và đã đ−ợc nâng cao hơn so với tr−ớc. Cán bộ xã đ−ợc h−ởng phụ cấp tái cử cùng một chức vụ sau 5 năm công tác. Tuy các quy định này đã thể hiện sự cải tiến một b−ớc so với Nghị định 46/CP, song mức sinh hoạt phí so với mặt bằng chung thì vẫn còn thấp, ch−a đáp ứng nguyện vọng cán bộ xã, chế độ phụ cấp tái cử quy định "cứng" hơn so với chế độ tái cử ở các cấp khác.

Cán bộ y tế cùng với trạm y tế xã vốn tr−ớc đây đ−ợc coi là một bộ phận không thể tách rời của cấp cơ sở, chịu sự lãnh đạo của Đảng uỷ, UBND cùng cấp. Khi có thông t− 97/TTLB/TCCB CP-TC h−ớng dẫn thực hiện Nghị định 50/CP thì cán bộ chuyên môn y tế, mầm non, thuế công tác tại xã không thuộc đối t−ợng điều chỉnh của Nghị định 50/CP, y tế xã phải chịu sự quản lý song trùng mà thực chất đang rơi vào tình cảnh chung chiêng của sự quản lý giữa ngành và cấp; giữa trung tâm y tế cấp huyện (quản lý về cơ sở vật chất, nhân sự, tiền l−ơng và chuyên môn) và UBND cấp xã (quản lý về kế hoạch). Vấn đề giáo viên mầm non ở xã còn nhiều tồn tại bất cập. Cùng là giáo viên, cùng số giờ lên lớp và cùng trình độ nh−ng chế độ giáo viên mầm non ở ph−ờng (đô thị) khác ở khu vực xã (nông thôn).

T−ơng tự nh− Nghị định 46/CP, Nghị định 50/CP quy định chế độ sinh hoạt phí của cán bộ xã đ−ơng chức, trợ cấp hàng tháng của cán bộ xã nghỉ chế độ theo Quyết định 130/CP và Quyết định 111/HĐBT do ngân sách xã chi trả, nếu thiếu thì ngân sách cấp trên hỗ trợ. Cán bộ xã thuộc diện đối t−ợng đ−ợc Nhà n−ớc quy định nếu có ít nhất 5 năm công tác liên tục và không bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên, khi nghỉ công tác cũng chỉ đ−ợc xét trợ cấp 1 lần, không h−ởng trợ cấp hàng tháng. Đây cũng chính là 2 vấn đề tồn tại đáng quan tâm tháo gỡ.

Thứ nhất, ngân sách cấp xã không tự cân đối đ−ợc. Mặt khác cấp huyện và tỉnh cũng ch−a đủ khả năng cân đối đ−ợc ngân sách dẫn đến tình trạng nợ đọng sinh hoạt phí và trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã ở nhiều

nơi trong tỉnh, gây tác động thiếu an tâm công tác đối với cán bộ xã. Dẫn đến tình trạng có xu h−ớng đùn đẩy việc của cán bộ xã cho xóm, tổ dân phố làm.

Thứ hai, chủ tr−ơng của Chính phủ không quy định chế độ "già yếu nghỉ việc" đ−ợc h−ởng trợ cấp hàng tháng nh− tr−ớc khi thi hành Nghị định 46/CP. Đối với cán bộ xã thuộc các đối t−ợng theo quy định của Nhà n−ớc khi nghỉ việc chỉ đ−ợc h−ởng chế độ trợ cấp 1 lần, nhằm tạo khả năng tự điều tiết đối với ngân sách xã. Giảm bớt đối t−ợng cán bộ h−ởng trợ cấp th−ờng xuyên khi nghỉ việc, bớt gánh nặng đối với ngân sách xã. Song với quy định này, cán bộ xã cho rằng họ ch−a đ−ợc h−ởng sự công bằng về chế độ chính sách nh− cán bộ các cấp khác, tâm lý thiếu phấn khởi khi đ−ơng chức cũng nh− khi nghỉ công tác. Mặt khác chế độ nh− vậy cũng là một trở lực, không tạo đ−ợc sức cuốn hút đối với tầng lớp trẻ đ−ợc đào tạo chính quy, có trình độ chuyên môn tham gia công tác và gắn bó với cấp cơ sở, nhất là ở nông thôn, xu h−ớng thoát ly địa ph−ơng khá phổ biến.

Có thể nhận thấy chủ tr−ơng của Chính phủ trong quá trình ban hành 2 Nghị định 46/CP và 50/CP nhằm tinh giảm, gọn nhẹ bộ máy cấp xã và tiết kiệm chi ngân sách đối với cấp xã là hết sức rõ ràng. Nh−ng thắt chặt cả về biên chế cán bộ, về mức sinh hoạt phí và chế độ chính sách là ch−a phù hợp với thực tiễn và đặc thù của n−ớc ta; ch−a thấy đ−ợc vai trò quan trọng và to lớn của cán bộ cấp cơ sở. Việc hoạch định chế độ chính sách đối với cán bộ xã thiếu tính toàn diện và sự nghiên cứu đồng bộ nên các chế độ chính sách ban hành ch−a có tính khả thi cao, thiếu sự ổn định, ch−a t−ơng xứng với vai trò to lớn của cấp cơ sở. Chính phủ đã điều chỉnh và sửa đổi theo Nghị định 09/CP ngày 23/1/1998. Nghị định 09/CP/1998 quy định chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, ph−ờng, thị trấn (gọi chung là cấp xã) nh− sau:

"- Xã d−ới 10 ngàn dân có từ 17 đến 19 cán bộ

- Xã từ 10 ngàn đến 20 ngàn dân có từ 19 đến 21 cán bộ

- Xã trên 20 ngàn dân, cứ thêm 3000 dân thêm 1 cán bộ, tối đa không quá 25 cán bộ". Chính phủ đã giao cho UBND tỉnh, thành phố trực thuộc

Trung −ơng căn cứ quy định nói trên và đặc điểm tình hình, điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi địa ph−ơng để quy định cán bộ cụ thể phù hợp với từng loại xã, trong đó có 4 chức danh chuyên môn: Địa chính, t− pháp, tài chính - kế toán, văn phòng UBND xã.

Thực hiện chủ tr−ơng trên, ngày 26/10/1998, UBND tỉnh Thái Bình đã có quyết định số 607/1998/QĐ-UB bố trí cán bộ và chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, ph−ờng, thị trấn của tỉnh nh− sau:

Xã d−ới 10 ngàn dân bố trí 19 cán bộ gồm: 1- Bí th− Đảng uỷ kiêm chủ tịch HĐND xã 2- Phó bí th− Đảng uỷ xã

3- Phó chủ tịch HĐND xã 4- Chủ tịch UBND xã

5- Phó chủ tịch UBND xã phụ trách khối nội chính trực tiếp làm tr−ởng công an và phụ trách công tác t− pháp.

6- Uỷ viên UBND xã phụ trách khối văn hoá xã hội trực tiếp làm cán bộ văn hóa thông tin, thể thaọ

7- Uỷ viên UBND xã phụ trách quân sự, trực tiếp làm xã đội tr−ởng. 8- Uỷ viên UBND xã phụ trách tài chính, trực tiếp làm tr−ởng ban tài chính. 9- Uỷ viên UBND xã làm công tác lao động, th−ơng binh xã hội và bảo hiểm xã hộị

10- Uỷ viên UBND xã làm phó công an xã. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

11- Cán bộ địa chính (chuyên môn) và công tác giao thông thuỷ lợi, xây dựng cơ bản, thủ công nghiệp, điện lực.

12- Cán bộ tài chính - kế toán (chuyên môn) 13- Cán bộ t− pháp, hộ tịch (chuyên môn)

14- Cán bộ văn phòng Đảng uỷ, văn phòng HĐND, UBND và thống kê tổng hợp (chuyên môn).

15- Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã 16- Chủ tịch hội phụ nữ xã

17- Chủ tịch hội nông dân xã 18- Chủ tịch hội cựu chiến binh xã

19- Bí th− đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.

Xã có từ 10 ngàn dân trở lên... có thêm 2 cán bộ: 1 cán bộ làm công tác thông tin, văn hoá, thể thao; 1 cán bộ làm công tác giao thông thuỷ lợi, xây dựng cơ bản, điện lực, thủ công nghiệp.

Quyết định trên cũng quy định 19 chức danh cán bộ ph−ờng với những ph−ờng d−ới 10 ngàn dân và 21 chức danh với ph−ờng trên 10 ngàn dân.

Cơ chế tổ chức bộ máy của xã nh− trên có −u điểm là đã bỏ đ−ợc cấp trung gian là các ban chuyên môn, các thành viên UBND xã trực tiếp phụ trách giải quyết công việc với xóm tr−ởng và ng−ời dân. Do sát dân, gần dân nên công việc nhanh nhạy, hiệu lực hiệu quả rõ hơn, giảm bớt quan liêu xa rời quần chúng. Do tổ chức xóm đ−ợc củng cố, xóm tr−ởng giúp UBND xã giải quyết một số công việc hành chính, vừa quy tụ đ−ợc các chi hội đoàn thể quần chúng, tạo ra sức tổng hợp khi đ−a các chủ tr−ơng chính sách vào quần chúng.

- Mức sinh hoạt phí của cán bộ xã và mức trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc theo quyết định 130/CP và quyết định 111/HĐBT tr−ớc đây đ−ợc điều chỉnh rõ rệt, nhìn chung có sự hợp lý hơn tr−ớc. Chế độ sinh hoạt phí của cán bộ xã và trợ cấp hàng tháng đ−ợc ngân sách Nhà n−ớc bảo đảm chi trả qua hệ thống kho bạc, khắc phục tình trạng nợ đọng triền miên diễn ra ở nhiều xã tr−ớc đâỵ

Bốn chức danh cán bộ chuyên môn của UBND xã đ−ợc tiếp tục khẳng định mục tiêu chuyên môn hoá, ổn định lâu dài bằng việc có những quy định chặt chẽ trong tuyển dụng, quản lý, sử dụng và chế độ sinh hoạt phí đ−ợc vận dụng theo ngạch, bậc l−ơng của cán bộ khu vực hành chính có cùng

trình độ chuyên môn đào tạo và cùng đ−ợc xét nâng mức sinh hoạt phí cứ sau 5 năm công tác.

Cán bộ xã đ−ợc chế độ bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc, thời gian công tác liên tục từ năm 1997 trở về tr−ớc nếu giữ chức danh cán bộ theo quy định của Nhà n−ớc thì cũng đ−ợc tính là có tham gia bảo hiểm xã hộị Đây là quy định mới mà tr−ớc đây ch−a hề thực hiện, chế độ này tạo sự động viên rất lớn đối với cán bộ xã.

Cán bộ xã còn đ−ợc h−ởng các chế độ đào tạo bồi d−ỡng công tác phí, khen th−ởng, mai táng theo quy định của Nhà n−ớc. Cũng trong năm 1998 Chính phủ ban hành Nghị định 58/1998/NĐ-CP về chế độ bảo hiểm y tế. Theo quy định tại Nghị định này, cán bộ xã đ−ơng nhiệm đ−ợc thực hiện chế độ bảo hiểm y tế nh− cán bộ công chức nhà n−ớc.

Có thể thấy rõ Nghị định 09/1998/NĐ-CP và Nghị định 58/1998/NĐ- CP đã giải quyết t−ơng đối cơ bản những mặt tồn tại chủ yếu về chế độ chính sách đối với cán bộ xã giai đoạn tr−ớc đây, tạo đ−ợc sự yên tâm phấn khởi đối với đại bộ phận cán bộ công tác ở cấp cơ sở Thái Bình.

Tuy nhiên qua việc vận hành cũng bộc lộ nhiều khó khăn, biểu hiện ở

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã ởThái Bình (Trang 45 - 72)