Một số nét về đặc điểm kinh tế xã hội ở Thái Bình 1 Về địa lý

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã ởThái Bình (Trang 37 - 45)

2.1.1. Về địa lý

Thái Bình là tỉnh ven biển thuộc l−u vực sông Hồng, nằm ở toạ độ từ 20017' đến 20044' vĩ bắc và 1060 06' đến 106039' kinh đông. Diện tích tự nhiên 1.537 km2 [18, tr.1].

Thái Bình có vị trí Bắc và Tây Bắc giáp các tỉnh H−ng Yên, Hải D−ơng, Hải Phòng; phía Tây và Nam giáp tỉnh Hà Nam, Nam Định; phía Đông giáp vịnh Bắc Bộ. Đất đai Thái Bình đ−ợc bao bọc bằng các con sông lớn và biển cả. Phía Tây Bắc là sông Luộc; phía Đông Bắc là sông Hoá; phía Tây Nam là sông Hồng. Bờ biển Thái Bình dài 54km với 3 cửa sông lớn đổ ra biển là: cửa sông Thái Bình, cửa sông Trà Lý và cửa Ba Lạt của sông Hồng [56, tr.14].

Thái Bình là một tỉnh đồng bằng duy nhất không có rừng núi, đất đai phì nhiêu, hệ thống giao thông thuỷ bộ thuận tiện. Quốc lộ 10 đi qua tỉnh nối liền hai thành phố lớn là Hải Phòng và Nam Định; đ−ờng 39 nối Thái Bình với các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và Hà Nội với các tỉnh phía Bắc [56, tr.15].

Nằm trong quá trình cải tạo hàng chục vạn năm của vùng đồng bằng Bắc Bộ, đất đai Thái Bình đ−ợc hình thành chủ yếu do sự bồi tụ phù sa của 2 con sông lớn là sông Hồng và sông Thái Bình cùng với công cuộc quai đê lấn biển khẩn hoang của nhiều thế hệ c− dân.

Do đặc điểm trên, nền kinh tế Thái Bình chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, bờ biển dài 54 km là lợi thế trong việc phát triển đánh bắt cá, nuôi trồng thuỷ sản. Ngoài ra, Thái Bình còn nổi tiếng với các nghề thủ công truyền thống nh− dệt vải, tơ lụa (H−ng Hà, Đông H−ng), dệt chiếu

(H−ng Hà, Quỳnh Phụ), đúc đồng (Quỳnh phụ), rèn sắt (Thái Thụy), chạm bạc (Kiến X−ơng). Song Thái Bình bao bọc bởi các con sông lớn và biển cả, vì vậy có khó khăn cho việc mở rộng giao l−u phát triển kinh tế với các tỉnh.

2.1.2. Về dân c− lãnh thổ

Thật sự mảnh đất Thái Bình đã có niên đại hình thành muộn nhất cũng là từ sau khi ng−ời Việt cổ xây dựng thành công Nhà n−ớc đầu tiên của mình - Nhà n−ớc Văn Lang với triều đại vua Hùng từng đã đ−ợc lịch sử ghi nhận. Các "lạc dân" nguồn gốc từ những miền đất cổ trung du Bắc Bộ chính là lớp c− dân đầu tiên đặt chân đến Thái Bình trong quá trình thiên di khai phá "lạc điền", tạo ra một dòng thác chuyển về vùng đồng bằng duyên hảị Tiếp theo trải qua hàng nghìn năm thời Bắc thuộc đến tận khi đất n−ớc dành quyền tự chủ, Nhà n−ớc phong kiến Đại Việt đ−ợc xây dựng củng cố, chú trọng ban hành các chính sách khẩn hoang khuyến nông, nhiều luồng c− dân với những nguyên nhân biến cố và nguồn gốc khác nhau vẫn tiếp tục tìm về tạo ra sự quần c− ngày càng có xu thế đông đúc trên mảnh đất còn nhiều hoang hoá, nh−ng luôn luôn hứa hẹn một cuộc sống trù mật ổn định. Thành phần nguồn gốc các luồng c− dân đã đ−ợc phản ánh đa dạng qua nhiều gia phả các dòng họ lớn hiện còn trong tỉnh. Có dòng họ từ miền trung du Bắc bộ nh− Phú Thọ, Sơn Tây, Bắc Ninh... về. Có dòng họ ở các vùng lân cận nh− Quảng Ninh, Hải D−ơng, Hà Nam, Nam Định... sang. Lại có rất nhiều dòng họ từ mãi Thanh Hoá, Nghệ An đến.

Tuy hình thành sớm song sự phát triển và ổn định của làng xã Thái Bình chỉ có thể bắt đầu từ thời kỳ Lý Trần (thế kỷ XI - XV) trở về saụ Lúc này Nhà n−ớc phong kiến Trung −ơng tập quyền có điều kiện tập trung xây dựng củng cố về mọi mặt. Trong đó đặc biệt đã chú trọng ban hành nhiều chủ tr−ơng chính sách khẩn hoang, khuyến nông, mở mang điền trang thái ấp. Thực tế qua các tài liệu d− địa chí còn l−u lại cho thấy tổng số làng xã trên địa phận Thái Bình từ thế kỷ XI - XII trở đi ít có sự biến động chênh lệch về số l−ợng. Cuối thời Trần, Thái Bình có khoảng 564 xã, ph−ờng, thôn,

trang, sở. Đầu thời Nguyễn có 616 xã, thôn, trang, ph−ờng, ấp. Cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp đánh chiếm Bắc kỳ, Thái Bình có 627 xã, thôn. Ngày 21/3/1890 thực hiện chính sách chia để trị, thực dân Pháp cắt nhỏ các địa bàn và thành lập Thái Bình thành tỉnh riêng biệt gồm 802 làng xã với số đinh là 161.927 ng−ờị Cho đến tr−ớc cách mạng tháng 8/1945 Thái Bình có 820 làng xã (số liệu năm 1943), dân số khoảng 1.036.000 ng−ời, số đinh là 284.484 ng−ời [56, tr.23].

Sau cách mạng tháng 8/1945 toàn tỉnh Thái Bình có 12 huyện, 1 thị xã với 829 xã... Số l−ợng huyện thị không thay đổi cho đến sau hoà bình lập lại (1954).

Năm 1969 tr−ớc yêu cầu phát triển kinh tế, xây dựng quốc phòng, Hội đồng Chính phủ ra quyết định số 93/CP ngày 17/6/1969 về việc hợp nhất và điều chỉnh địa giới các huyện ở Thái Bình. Từ đây Thái Bình có 7 huyện và thị xã. Ngoài sự thay đổi chút ít về địa giới một số huyện, thị do sự mở rộng địa giới thị xã, cắt một số xã ở huyện Kiến X−ơng về huyện Tiền Hải, còn hầu hết số l−ợng và phạm vi quản lý của các huyện vẫn không thay đổị

- Hiện Thái Bình có 1 thị xã, 7 huyện với tổng số 285 xã, ph−ờng, thị trấn là một tỉnh đất chật ng−ời đông, mật độ dân số cao, năm 1989 bình quân 1 km2 có tới 1.062 ng−ời, đến năm 1999 lên tới 1.161 ng−ời [18, tr.2].

Đáng chú ý là dân số Thái Bình phân bổ chủ yếu là khu vực nông thôn, ở khu vực thành thị rất thấp, tốc độ phát triển chậm. Năm 1989 dân số khu vực nông thôn chiếm 94,62%, trong khi khu vực thành thị chỉ chiếm 5,38%. Đến năm 1999, khu vực nông thôn chiếm 94,22%, khu vực thành thị 5,78% [18, tr.2]. Nh− vậy, trong vòng 10 năm sau (1989-1999), tỷ trọng dân số khu vực thành thị chỉ tăng đ−ợc 0,4%, tốc độ quá chậm. Đặc điểm đó thể hiện rõ Thái Bình là một tỉnh nông nghiệp thuần túỵ

- Quy mô dân số của một số xã, ph−ờng tăng lên nh−ng quy mô dân số của hộ gia đình giảm xuống. Bình quân dân số trên 1 xã, ph−ờng năm 1989 là 5.768 ng−ời, đến năm 1999 lên tới 6.265 ng−ời, trong đó 76 xã, ph−ờng có 3.000 dân c− trở lên, chiếm 26,6% số xã, ph−ờng trong tỉnh, 93

xã, ph−ờng có 7.000 dân trở lên chiếm 32,6%. Phân bổ dân số giữa các xã không đều (nêu loại trừ 6 ph−ờng của thị xã) chỉ tính 272 xã thì quy mô dân số giữa xã cao nhất và xã thấp nhất chênh lệch nhau quá xa, xã cao nhất có gần 14.000 ng−ời (xã Phú Sơn, huyện H−ng Hà), xã thấp nhất chỉ có gần 3.000 ng−ời (xã Đông Phong, huyện Đông H−ng), xã Vũ Sơn, Quyết Tiến, huyện Kiến X−ơng [18, tr.2].

Về cơ cấu dân số đ−ợc thể hiện (xem phụ lục số 1).

Hơn 100 năm qua không tách, không nhập và luôn có đặc điểm nổi bật là một tỉnh thuần tuý đồng bằng. Do vậy tạo thuận lợi cho việc quản lý nhà n−ớc trên các lĩnh vực hoạt động ở địa ph−ơng, song với điều kiện đất chật, ng−ời đông có khó khăn cho việc giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho nhân dân địa ph−ơng.

2.1.3. Đặc điểm truyền thống

Với đặc điểm hình thành đất đai, từ sớm Thái Bình miền đất hạ l−u sông Hồng đã luôn luôn chứa đựng trong mình cả 2 yếu tố song hành: thuận lợi và khó khăn. Đó là sự hứa hẹn to lớn về cuộc sống định c− mở mang tr−ớc vùng đất vốn là sản phẩm bồi tụ màu mỡ của thiên nhiên. Song đó cũng là miền đất hoang sơ với muôn vàn nguy hiểm rình rập thử thách nh− dông bão, lụt lội, nắng hạn, đầm lầy lau lách, thú dữ... Song với truyền thống chinh phục thiên nhiên, cần cù lao động sáng tạo trong sản xuất của ng−ời dân Thái Bình đã đ−ợc đền đáp xứng đáng. Từ một vùng hẻo lánh hoang sơ ngập mặn, Thái Bình đã đ−ợc bàn tay kiên trì dũng cảm của nhiều thế hệ c− dân biến cải thành miền đất đầy sức sống với bạt ngàn đồng lúa, bãi dâu, làng xóm trù phú, dân đông vật thịnh và sớm đóng góp một vai trò vị trí quan trọng trong quá trình dựng n−ớc và giữ n−ớc hết sức hào hùng của dân tộc.

Không chỉ có truyền thống lao động sản xuất, Thái Bình còn chứa đựng cả một đời sống sinh hoạt văn hoá truyền thống vừa mang những nét đặc tr−ng văn hoá tiêu biểu của c− dân đồng bằng sông Hồng, vừa có sắc thái riêng do tác động sâu sắc của đặc điểm tình hình đất đai dân c−...

Từ ngày có Đảng đến nay, Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh luôn nêu cao truyền thống cách mạng vẻ vang, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. B−ớc vào thời kỳ đổi mới, phát huy truyền thống g−ơng mẫu đi đầu, Thái Bình có nhiều b−ớc đột phá quan trọng. Theo ch−ơng trình đại hội VI, cả n−ớc có 4 ch−ơng trình kinh tế - xã hội, thì từ đặc điểm của mình, Thái Bình có thêm ch−ơng trình dân số - kế hoạch hoá gia đình. Tiếp theo cả n−ớc có 5 ch−ơng trình thì Thái Bình lại đi đầu bằng 1 ch−ơng trình xây dựng nông thôn mới với các nội dụng: Điện - Đ−ờng - Tr−ờng - Trạm, thông tin n−ớc sạch. Chỉ trong 5 năm (1991-1996) với ph−ơng châm Nhà n−ớc và nhân dân cùng làm, toàn tỉnh đã huy động trên 1.300 tỷ đồng, làm 5000 km đ−ờng nông thôn, trong đó có hơn 3000 km đ−ờng láng nhựa, làm mới 131 cầu dài 1.650m, trọng tải 10-13 tấn. Đ−ờng từ tỉnh đến huyện, đến 285 xã đã thông xe ô tô từ 5-10 tấn. Hầu hết đ−ờng làng, ngõ xóm đều đ−ợc lát gạch và vật liệu cứng. Tất cả các xóm có điện với 99% số hộ sử dụng điện; 60% tr−ờng học và hầu hết các trạm xá xây dựng kiên cố. 100% xã có điện thoại; trên 60% số hộ dùng n−ớc sạch. Từ bài ca 5 tấn trong chống Mỹ, nay Thái Bình th−ờng xuyên đạt năng suất lúa 11-12 tấn/hạ 5 năm qua tổng sản l−ợng l−ơng thực đạt trên 600 kg/ng−ời/năm.

Thái Bình từng là một tỉnh có nạn đói điển hình, đến nay mỗi năm có từ 30-40 vạn tấn l−ơng thực hàng hóạ

Nhiều công trình cơ bản lớn ở Thái Bình đã đ−ợc hoàn thành nh− cầu Thái Bình, cầu Triều D−ơng, cảng Diêm Điền, cống Lân 2, nhà văn hoá công nhân, nâng cấp sửa mới các tuyến đ−ờng quốc lộ, tỉnh lộ, cầu Tân Đệ đang thi công và khánh thành vào đầu năm 2002...

Có thể nói nông thôn Thái Bình - một vùng quê lúa, một thời không xa còn phổ biến là "đèn dầu, mái rạ, đ−ờng lầy", thế mà đến nay có sự thay đổi rất to lớn. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đ−ợc nâng lên rõ rệt. Bất cứ ai đến Thái Bình ở mọi vùng quê trong tỉnh đều có chung đánh giá về

những thành tựu rất to lớn và nổi bật. Đã có ng−ời nói cuộc đổi đời thứ 2, gọi Thái Bình là hình ảnh của nông thôn mới xã hội chủ nghĩạ

Vậy mà nông thôn Thái Bình cũng nh− nông thôn ở nhiều nơi không yên bình. Từ tháng 5/1997 đến vừa qua, Thái Bình lại đ−ợc cả n−ớc biết đến nh− là một tỉnh có tình hình phức tạp nhất. Việc khiếu kiện đông ng−ời từ 1 xã đã mau chóng lan ra cả huyện và tỉnh. Có điểm nóng gay gắt dữ dộị Khởi nguồn từ bà con nông dân của 1 xóm, xã đã tổ chức thành từng đoàn đông ng−ời lên xã, lên huyện, lên tỉnh đòi dân chủ công khai, công bằng về phân chia quyền sử dụng đất, về thu chi vốn quỹ hợp tác xã, ngân sách xã, về thanh toán chi phí xây dựng đ−ờng giao thông, tr−ờng học, trạm xá... Sự việc này nhen nhóm từ năm 1994, 1995 và bùng ra vào tháng 10/1996, lan rộng và gay gắt từ tháng 5/1997 cho tới tháng 12/1997. Tính đến tháng 12/1997 cả 8/8 huyện, thị xã của tỉnh đều có khiếu kiện tập thể đông ng−ời (trong đó huyện Quỳnh Phụ 36/38 xã; huyện Thái Thụy 46/48 xã; Đông H−ng 41/46 xã; Tiền Hải 32/35 xã; Kiến X−ơng 31/40 xã; H−ng Hà 16/34 xã; Vũ Th− 29/31 xã; Thị xã 2/13 xã, ph−ờng... Toàn tỉnh lúc này có 233/285 xã ph−ờng có vấn đề, chiếm 80% [69, tr.5].

Sự việc bắt đầu từ yêu cầu chính quyền thôn xã giải quyết khiếu kiện, kiện lên huyện, tỉnh và Trung −ơng, từ vài ng−ời đi khiếu kiện đến hàng chục, hàng trăm, nghìn ng−ời; từ đề đạt nguyện vọng yêu cầu giải quyết đến dùng áp lực đông ng−ời buộc chính quyền làm theo ý mình; từ yêu cầu thanh tra Nhà n−ớc giải quyết đến thành lập ban thanh tra nhân dân tự giải quyết, từ tuân thủ pháp luật đến vi phạm pháp lụât: đập phá công sở, hành hung lực l−ợng công an, cán bộ kiểm soát từ ngày 9 đến ngày 11/5/1997 tại thị trấn Quỳnh Phụ; bắt giữ 23 cán bộ và công an huyện Quỳnh Phụ, công an tỉnh từ ngày 12 đến ngày 16/11/1997 tại xã Quỳnh Hoa, huyện Quỳnh Phụ; từ bột phát từng nơi đến có sự phối hợp giữa các thôn, các xã; từ yêu cầu về lợi ích kinh tế, có nơi đã mang màu sắc chính trị...

Một vấn đề lớn đ−ợc đặt ra: tại sao một tỉnh có truyền thống, có phong trào về nhiều mặt, đạt đ−ợc những kết quả và thành tựu to lớn, tình hình lại diễn ra phức tạp nh− vậy ? Câu hỏi này không chỉ của Thái Bình. Đó cũng là bức xúc của nhiều địa ph−ơng, là mối quan tâm sâu sắc của Trung −ơng và của cả n−ớc.

Tr−ớc hết là do vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc chế độ chính sách, buông lỏng quản lý kinh tế, gây thất thoát ngân sách xã, hợp tác xã, tiền của đóng góp của nhân dân. Một bộ phận cán bộ từ tỉnh đến cơ sở tham nhũng, thoái hoá biến chất. Thêm vào đó là t− t−ởng chủ quan, nóng vội, huy động quá sức dân: ng−ời nông dân Thái Bình phải đóng góp quá sức dân, với bình quân ruộng đất 1 ng−ời/sào, mỗi ngày công lấy sản phẩm từ 1m2 đất mà phải nộp đến 20-30 khoản thu các loại bằng 1/4 - 1/3 sản l−ợng (xem phụ lục 2, 3, 4).

Nh−ng quan trọng và sâu xa là những nguyên nhân về vi phạm dân chủ, tác phong quan liêu độc đoán xa rời cơ sở và mất dân chủ với nhân dân của một bộ phận có chức, có quyền, không chấp hành nghiêm một số chủ tr−ơng chính sách, lỏng lẻo trong chấp hành kỷ luật của Đảng và pháp lụât của Nhà n−ớc.

Chính quyền một số nơi lạm dụng biện pháp xử phạt hành chính, c−ỡng chế, phụ thu tuỳ tiện. Nhiều việc làm lớn liên quan trực tiếp đến dân, tiền của nhân dân đóng góp đã không đ−ợc bàn bạc dân chủ, thanh quyết toán kịp thời và báo cáo công khai với nhân dân.

Nếu nghiên cứu tình hình cả tỉnh hoặc từng huyện cũng nh− xem xét kết luận thanh tra ở mỗi xã có sai phạm cũng đều có cả 2 loại nguyên nhân trên.

Nh−ng nếu xem xét sâu hơn cho thấy: thanh tra 242 trên tổng số 282 xã, ph−ờng, thị trấn tập trung vào 4 nội dung cơ bản: đất đai, ngân sách xã và hợp tác xã, xây dựng cơ bản, chính sách xã hội đã kết luận 242 xã, tổng số tiền do sai phạm phải thu hồi là 46.087 triệu đồng. Tính bình quân 190 triệu đồng/xã. Số sai phạm về trách nhiệm phải xử lý là 34.547 triệu đồng, chiếm gần 3/4 tổng số sai phạm. Số tiền tham ô cá nhân phải thu hồi là 11.540 triệu

đồng, chiếm gần 1/4 tổng số sai phạm [19, tr.3]. Nếu so với tổng số vốn đầu t− xây dựng cơ bản là 1.300 tỷ đồng thì chỉ là một tỷ lệ nhỏ, nh−ng vấn đề lại không chỉ đơn giản nh− vậỵ

Thực tế là rất nhiều xã, theo kết luận thanh tra sai phạm không lớn nh−ng giải quyết lại rất khó khăn. Một số xã tuy sai phạm lớn hơn, tiền của thất thoát nhiều hơn, nh−ng nếu kết luận thẳng thắn, báo cáo rõ ràng, nhận

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã ởThái Bình (Trang 37 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)