Nhằm hỗ trợ các giải pháp để thực hiện có hiệu quả công tác DS- KHHGĐ, sớm đạt được các mục tiêu đề ra, em xin có một số kiến nghị như sau :
1. Đối với Nhà nước
1.1. Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách DS-KHHGĐ cho phù hợp với xu hướng phát triển dân số, kinh tế-xã hội. phù hợp với xu hướng phát triển dân số, kinh tế-xã hội.
Trong xây dựng chính sách cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các chính sách để tạo sự đồng thuận và thống nhất trong hệ thống chính sách.
1.2. Nhà nứơc cần tăng thêm kinh phí cho công tác DS-KHHGĐ ; đặc biệt là kinh phí chi cho các hoạt động truyền thông và quản lý dân cư. Kinh phí kinh phí chi cho các hoạt động truyền thông và quản lý dân cư. Kinh phí phải được cấp kịp thời đảm bảo cho các hoạt động được triển khai đúng kế hoạch.
1.3. Nhà nước nên xác định ban dân số, gia đình và trẻ em cấp xã, phường, thị trấn là một ngành trực thuộc uỷ ban nhân dân cùng cấp. Cán bộ chuyên thị trấn là một ngành trực thuộc uỷ ban nhân dân cùng cấp. Cán bộ chuyên trách là một đầu ngành của xã và đựơc hưởng chế độ như các ban, ngành khác.
2. Đối với tỉnh
2.1. Tỉnh cần xây dựng quy chế phối hợp hoạt động với các ban, ngành, đoàn thể có liên quan để làm căn cứ cho các huyện xây dựng quy chế phối hợp, thể có liên quan để làm căn cứ cho các huyện xây dựng quy chế phối hợp, cũng như ký kết hợp đồng trách nhiệm với các cơ quan theo chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền được giao.
2.2. Tỉnh cung cấp đầy đủ, kịp thời các trang thiết bị, các sản phẩm truyền thông, các phương tiện tránh thai chất lượng cao cho các huyện ; đảm bảo thông, các phương tiện tránh thai chất lượng cao cho các huyện ; đảm bảo việc lồng ghép giữa tuyên truyền với cung cấp đầy đủ các dịch vụ KHHGĐ cho các đối tượng.
3. Đối với huyện
3.1. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức bộ máy để xác định biên chế cho uỷ ban dân số, gia đình và trẻ em cấp huyện sao cho tương biên chế cho uỷ ban dân số, gia đình và trẻ em cấp huyện sao cho tương xứng để bộ máy làm công tác dân số, gia đình và trẻ em cấp huyện đủ mạnh để triển khai có hiệu quả các chương trình trên địa bàn.
3.2. Huyện uỷ, uỷ ban nhân dân huyện cần tăng cường hơn nữa công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện chính sách dân số, gia đình và trẻ em với lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện chính sách dân số, gia đình và trẻ em với
toàn thể cơ quan đơn vị, Đảng uỷ, uỷ ban nhân dân các xã thị trấn nhằm huy động đông đảo lực lượng xã hội tham gia vào việc tuyên truyền và thực hiện chính sách dân số, gia đình và trẻ em ; đồng thời tạo được sự thống nhất trong tổ chức thực hiện và huy động đựơc cả hệ thống chính trị tham gia vào cuộc, tạo thành phong trào rộng lớn trong việc tổ chức thực hiện chính sách dân số, gia đình và trẻ em trên địa bàn.
KẾT LUẬN
Qua phân tích thực trạng trên ta thấy công tác DS-KHHGĐ huyện Bảo Yên còn gặp nhiều khó khăn, như tỷ suất sinh, tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên còn cao. Địa hình phức tạp, hệ thống đường giao thông, đặc biệt là đường giao thông liên xã, liên thôn đi lại còn khó khăn. Trình độ dân trí còn thấp, công tác y tế, giáo dục còn nhiều hạn chế. Một số cấp uỷ Đảng, chính quyền cơ sở chưa thực sự quan tâm và có tư tưởng trông chờ ỷ lại, do vậy các hoạt động ở những địa phương này triển khai chưa đạt yêu cầu, chuyển đổi hành vi về thực hiện KHHGĐ chưa bền vững. Số cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ chiếm tỷ lệ cao, luôn tiềm ẩn nguy cơ tăng mức sinh trở lại. Biên chế bộ máy tổ chức làm công tác ở cấp huyện còn quá thấp, trình độ còn bất cập do vậy chưa đáp ứng yêu cầu thực tế của công việc đề ra.
Tuy nhiên bên cạnh những khó khăn trên cũng có những thuận lợi cơ bản sau:
Nhận thức của lãnh đạo Đảng, chính quyền các cấp và của nhân dân về công tác DS-KHHGĐ ngày càng được nâng cao. Công tác phối hợp lồng ghép hoạt động chương trình Ds-KHHGĐ với các chương trình khác ngày càng được các ngành các cấp quan tâm và đã đưa thành một chỉ tiêu trong việc xét thi đua khen thưởng của các ngành các cấp. Tỷ suất sinh và tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên hàng năm có xu thế giảm mạnh. Các chỉ tiêu về KHHGĐ hàng năm đều đạt và vượt kế hoạch giao. Nhưng mặt thuận lợi trên là tiền đề cho việc hoàn thành mục tiêu DS-KHHGĐ đến năm 2010.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Mac-Ăng ghen: Tuyển tập, tập 6;
2.Tư bản quyển 1, tập 3: Nhà xuất bản Sự Thật năm 1960;
3.Văn kiện Đại Hội Đảng Cộng Sản Việt Nam, Đại hội: VI.VIII; IX; 4.Nghị quyết Ban Chấp Hành TW lần thứ 4( khoá VII);
5.Dân số-sức khoẻ sinh sản và KHHGĐ Việt Nam của TS Trần Thị
Trung Chiến, Nguyễn Quốc Anh và Nguyễn Thị Thơm: XB năm 2001;
6.Giáo trình Dân số và phát triển-Trung Tâm Dân số-Trường Đai Học
Kinh Tế Quốc Dân: NXB Nông Nghiệp năm 2003;
7.Chiến lược Dân số-KHHGĐ đến năm 2000; 8.Chiến lược dân số Việt Nam năm 2001-2010;
9.Báo cáo tổng kết năm 2003,2004,2005 của UBDS,GĐ&TE huyện 10. Số liệu Phòng Thống Kê huyện;
11.Số liệu Phòng Nội Vụ LĐTB&XH huyện; 12.Số liệu Phòng Giáo Dục huyện;
13.Số liệu các trường THPT số I,II,III huyện; 14.Số liệu Trung Tâm Y Tế huyện;
15.Nghị quyết số 02-NQ/HU của ban chấp hành Đảng bộ huyện,
Chương trình hành động của UBND huyện về thực hiện nghị quyết số 02- NQ/HU về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện công tác DS-DSKHHGĐ trên địa bàn huyện.
MỤC LỤC
Trang Bảng 6: Số l ệu UBDS,GĐ&TE huy ện...50 1. Số l ệu UBDS,GĐ&TE huy ện...51 KẾT LUẬN...77