Tăng cường và đổi mới công tác thông tin giáo dụctruyền thông

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác Dân số - KHHGĐ huyện Bảo Yên- tỉnh Lào Cai đến năm 2010 (Trang 67 - 70)

III. Một số giải pháp cụ thể

3. Tăng cường và đổi mới công tác thông tin giáo dụctruyền thông

Với gần 90% dân số sống ở vùng nộng thôn, trình độ dân trí còn rất thấp, thâm trí có người còn không biết nói tiếng phổ thông, do vậy huyện xác định công tác tuyên truyền vận động là hết sức khó khăn và phức tạp, để đảm bảo thực hiện được các mục tiêu đề ra, trong thời gian tới huyện sẽ tổ chức tốt các công việc sau:

3.1. T ăng cường công tác thông tin cho cácc ấp lãnh đạo

Tăng cường nâng cao chất lượng thông tin cho các cấp lãnh đạo để tạo sự cam kết và ủng hộ mạnh mẽ hơn nữa của lãnh đạo Đảng và chính quyền trong việc thực hiện chương trình DS-KHHGĐ, cần phải thường xuyên cung cấp thông tin với nội dung hình thức phù hợp cho lãnh đạo Đảng và chính quyền. Tăng cường các cuộc tiếp xúc đối thoại giữa lãnh đạo với nhân dân trên các phương tiện thông tin đại chúng và thông qua các cuộc gặp mặt, trao đổi trực tiếp nhằm đảm bảo thông tin hai chiều thông suốt và hiệu quả, tạo điều kiện cho các cấp thực sự tham gia vào cuộc, đảm bảo mọi chủ chương chính sách của Đảng, Nhà nước thực sự đi vào cuộc sống của người dân và tạo sự tin tưởng trong nhân dân đối với công tác DS-KHHGĐ.

3.2. Nâng cao năng lực và kỹ năng truyền thông cho đội ngũ cán bộ làm công tác truyền thông công tác truyền thông

Nâng cao năng lực và kỹ năng truyền thông cho đội ngũ cán bộ làm công tác truyền thông là việc làm có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện thành công chương trình DS-KHHGĐ. Nghị quyết TW ương 4 ( khoá VII) cũng chỉ rõ trong thực hiện chính sách DS-KHHGĐ lấy tuyên truyền vận động là chính, như vậy để làm tốt công tác này, đội ngũ tuyên truyền viên từ huyện đến cơ sở phải được bố trí đầy đủ và lựa chọn những người có năng lực để bố trí thực hiện công tác này, đồng thời phải có kế hoạch đào tạo hàng năm để nâng cao năng lực nghiệp vụ và kỹ năng tuyên truyền cho đội ngũ cán bộ. Thường xuyên cung cấp đầy đủ các thông tin về công tác DS- KHHGĐ và các thông tin khác có liên quan, kịp thời bổ sung các trang thiết

bị, các sản phẩm truyền thông phục vụ cho công tác truyền thông được tốt nhất . Đồng thời phải có biện pháp cụ thể để thu hút đối tượng tham gia. Thực hiện tốt chế độ chính sách và có những chính sách khuyến khích để đôị ngũ này yên tâm công tác lâu dài để họ phát huy được những kinh nghiệm trong công tác tuyên truyền vận động.

3.3. Nâng cao chất lượng trong công tác truyền thông

Trên cơ sở làm tốt công tác quản lý về dân số, quản lý đối tượng của chương trình, tiến hành phân nhóm theo những đặc điểm cụ thể để xây dựng nội dung, hình thức, kênh truyền thông cho phù hợp để tiếp cận được với các nhóm đối tượng nhằm nâng cao nhận thức và tăng nhanh số người thay đổi hành vi về SKSS/KHHGĐ một cách bền vững. Tiếp tực vận động các đối tượng đã và đang thực hiện thay đổi hành vi SKSS/KHHGĐ để họ duy trì hành vi và vận động họ tuyên truyền vận động người khác cùng thực hiện. Tăng cường tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, đồng thời chú trọng phát huy hiệu quả của các hoạt động truyền thông trực tiếp, trong đó chú ý làm tốt công tác tư vấn về các dịch vụ KHHGĐ cho các đối tượng. Thực hiện có hiệu quả các hoạt động phối hợp truyền thông lồng ghép với các chương trình và với các ngành, tạo sự đồng bộ và phát huyết tối đa hiệu quả truyền thông.

3.4. Mở rộng các hình thức thức truyền thông

Ngoài các hình thức tuyên truyền thường được sử dụng, như thông qua phương tiện thông tin đại chúng( báo, đài truyền thanh, truyền hình); tuyên truyền trực tiếp thông qua các hội nghị của tổ chức đoàn thể, hội nghị của các thôn bản, tổ dân phố, qua các câu lạc bộ cán bộ y tế, tuyên truyền tại các hộ gia đình của đội ngũ cộng tác viên, chúng ta phải chú ý tới đội ngũ già làng, trưởng các dòng họ, những người có uy tín trong cộng đồng, các cha đạo ở địa phương; Đặc biệt là quan tâm hơn nữa công tác giáo dục tuyên truyền trong nhà trường. Ngành giáo dục trước hết phải làm tốt công tác giáo dục để nâng cao dân trí cho người dân, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, đồng

thời làm tốt công tác giáo dục dân số trong nhà trường với các nội dung, hình thức phù hợp với từng cấp học, nhằm nâng cao ý thức về dân số, gia đình & trẻ em cho các em khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

3.5. Đổi mới nội dung và mở rộng phạm vi tuyên truyền

Tuỳ thuộc vào đặc điểm, trình độ nhận thức của từng nhóm đối tượng cụ thể, cán bộ tuyên truyền phải cụ thể hoá các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước thành những nội dung tuyên truyền cho từng nhóm đối tượng cụ thể, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo tính hệ thống của hệ thống chính sách. Các chủ trương chính sách của Đảng, phát luật của nhà nước, các văn bản hướng dẫn chỉ đạo của cấp trên phải được triển khai đồng bộ và rộng rãi tới toàn thể cán bộ và nhân dân, kể cả vùng sâu, vùng xa. Phải có kế hoạch và chọn địa điểm tổ chức truyền thông phù hợp để thu hút được đông đảo lực lượng tham gia. Ngoài ra cán bộ truyền thông ở cấp tỉnh, cấp huyện phải thường xuyên nắm bắt thông tin để xây dựng các nội dung và sản phẩm truyền thông chuyển giao cho cấp cơ sở tổ chức tuyên truyền kịp thời. Trong khi tuyên truyền phải chú ý lắng nghe ý kiến phản hồi từ các đối tượng và của nhân dân, nhằm giải quyết tốt các vấn đề mà nhân dân chưa rõ hay những khó khăn mà người dân đang gặp phải; Đồng thời cũng cần chú ý tới các phong tục, tập quán, bản sắc, lối sống của từng dân tộc, từng vùng để có cách tiếp cận cũng như đưa lượng thông tin phù hợp để người nghe không bị nhàm chán. Khi xây dựng kế hoạch tuyên truyền cần đặc biệt chú ý tới nhóm tuổi có mức sinh cao( tính theo nữ từ 24-29 tuổi và nhóm có nguy cơ sinh con thứ ba trở lên cao, đó là những cặp vợ chồng sinh con một bề toàn là con gái sống ở vùng nông thôn, vùng cao, vùng sâu. Tăng cường tuyên truyền với nhóm đối tượng là nam giới, chủ hộ gia đình, để họ có trách nhiệm chia sẻ cùng với người vợ trong thực hiện các biện pháp KHHGĐ và trong việc quyết định số lần sinh.

3.6. Thực hiên tốt việc kiểm tra, giám sát đánh giá thực hiện công tác DS-KHHG Đ trên địa bàn KHHG Đ trên địa bàn

Định kỳ hàng năm, năm năm hoặc giữa kỳ tổ chức kiểm điểm đánh giá tình hình triển khai thực hiện công tác tuyên truyền vận động trên phạm vi địa bàn huyện. Đánh giá việc đã làm được viêc chưa làm được, nguyên nhân dẫn đến hạn chế trên, để từ đó đề ra các giải pháp khắc phục. Đồng thời để đánh giá chính xác mức độ hoàn thành nhiệm vụ cần phải xây dựng được các chỉ tiêu cụ thể và tổ chức giao chỉ tiêu cho các cơ quan, đơn vị, các cơ sở để so sánh và phấn đấu. Đặc biệt là phải xây dựng được hệ thống tiêu chí mẫu biểu để tổ chức điều tra khảo sát về tình hình nhận thức của cán bộ, Đảng viên và nhân dân về công tác DS-KHHGĐ, kịp thời điều chỉnh bổ sung các hoạt động tuyên truyền phù hợp hơn, nhằm tăng nhanh số người chuyển đổi hành vi về DS-KHHGĐ bền vững. Gắn hoạt động truyền thông với việc cung cấp đầy đủ kịp thời các dịch vụ KHHGĐ.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác Dân số - KHHGĐ huyện Bảo Yên- tỉnh Lào Cai đến năm 2010 (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w