Chương trình nâng cao chất lượng dịch vụ KHHGĐ(VDSO2)

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác Dân số - KHHGĐ huyện Bảo Yên- tỉnh Lào Cai đến năm 2010 (Trang 49 - 50)

- Vào sổ hộ gia đình, làm công tác tuyên truyền

4.2. Chương trình nâng cao chất lượng dịch vụ KHHGĐ(VDSO2)

4.2.1.Phát triển Mạng lưới dịch vụ KHHGĐ.

Cùng với sự phát triển của mạng lưới y tế, DS-KHHGĐ, mạng lưới dịch vụ KHHGĐ cũng được phát triển.

Ở tuyến huyện: Khoa sản, đội sinh đẻ có kế hoạch thường xuyên được củng cố, bố trí đủ cán bộ theo định mức và hàng năm đều tham gia các khoá đào tạo do Trung tâm bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em tỉnh tổ chức. Các dịch vụ lâm sàng như: Triệt sản nam, nữ, đặt vòng tránh thai, tiêm thuốc tránh thai đều thực hiện tốt, đảm bảo an toàn cho đối tượng.

Ở tuyến cơ sở: Hệ thống y tế cơ sở cho đến nay có 18/18 xã, thị trấn có nhà trạm hoạt động, đội ngũ cán bộ được tăng cường, tuy nhiên đến nay toàn huyện mới có 6/18 xã tổ chức cung cấp được dịch vụ đặt vòng tránh thai cho đối tượng ở tại cơ sở. Các xã còn lại do đội sinh đẻ có kế hoạch của huyện xuống hỗ trợ.

Ngoài các dịch vụ cung cấp các biện pháp tránh thai lâm sàng ra, các biện pháp phi lâm sàng như: Bao cao su, thuôc uống tránh thai…… được huyện tổ chức cung cấp qua các kênh cán bộ y tế thôn bản, cộng tác viên dân số, tiếp thị xã hội, hoạt động với phương châm là đưa dịch vụ tránh thai đến tận người dân. Trong khi thực hiện phải đảm bảo an toàn, kín đáo, hiệu quả cao.

4.2.2.Nguồn cung ứng:

Hàng tháng, quý, năm, UBDS-KHHGĐ; Trung tâm y tế huyện xây dựng kế hoạch dự trù chi tiết tới từng loại phương tiện, trên cơ sở phân loại và nắm chắc đối tượng. Đảm bảo cơ số hợp lý, cung cấp đầy đủ, kịp thời các phương tiện tránh thai cho các đối tượng có nhu cầu. Tránh tình trạng đối tượng có nhu cầu sử dụng nhưng không có dịch vụ cung ứng.

4.2.3 Đa dạng hoá các phương tiện tránh thai:

Các phương tiện tránh thai không chỉ bó hẹp ở biện pháp đặt vòng như trước mà nay có nhiều phương tiện được đưa vào sử dụng đáp ứng được nhu cầu của đối tượng, như: Triệt sản nam, nữ; thuốc uống, thuốc tiêm, thuốc cấy; bao cao su…. Chất lượng các phương tiện tránh thai cũng ngày càng tốt hơn đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng, giảm được những tác dụng không mong muốn. Làm tốt các hoạt động tư vấn giúp các đối tượng lựa chọn biện pháp tránh thai phù hợp; giảm tỷ lệ bỏ cuộc. Số người tự nguyện chấp nhận các biện pháp tránh thai liên tục tăng qua các năm.

Bảng 6: Tình hình sử dụng các biện pháp tránh thai 2004-2006

S Nội dung chỉ

tiêu

ĐV tính tính

Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Ghi

chú KH TH TL % K H TH TL % K H TH TL %

1 Triệt sản Nữ nguời 85 166 195,2 75 104 138,7 85 170 200 Trong

3 năm

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác Dân số - KHHGĐ huyện Bảo Yên- tỉnh Lào Cai đến năm 2010 (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w