Chương trình nâng cao năng lực của bộ máy quản lý DS-KHHGĐ (VDS01).

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác Dân số - KHHGĐ huyện Bảo Yên- tỉnh Lào Cai đến năm 2010 (Trang 36 - 44)

I. Y Tế xã

4. Thực trạng công tác Dân số-KHHGĐ huyện BảoYên tỉnh Lào Ca

4.1. Chương trình nâng cao năng lực của bộ máy quản lý DS-KHHGĐ (VDS01).

(VDS01).

4.1.1. Quá trình hình thành và đặc thù của cơ cấu tổ chức quản lý DS- KHHGĐ :

Theo thời gian lịch sử hình thành, chương trình DS-KHHGĐ huyện Bảo Yên được chia thành các giai đoạn sau:

Giai đoạn từ năm 1961 đến 1990: Trong giai đoạn này chưa hình thành bộ phận chuyên trách để trực tiếp quản lý và triển khai chương trình DS-KHHGĐ mà nó được gắn liền với khoa sản của bệnh viện huyện, công việc chủ yếu là đặt vòng tránh thai. Chương trình mới được triển khai ở khối cán bộ công chức nhà nước. Các hoạt động của chương trình chưa được triển

Chủ nhịêm

-Phục trách chung.

- Tham mưu cho cấp uỷ Đảng, CQ địa phương; -Tổng hợp chung, xây dựng KH và tổ chức triển khai; -Định kỳ BC cấp trên theo Q Đ quy định. - Một cán bộ phụ trách c ông tác DS-KHHGĐ; - Tổng hợp báo cáo;

- Hướng dẫn đôn đốc cơ sở; - Định kỳ báo cáo, kiêm thủ quỹ cơ quan……

Một cán bộ phụ trách công tác gia đình và sự nghiệp bảo vệ chăm sóc trẻ em;

- Tổng hợp báo cáo

- Hướng dẫn đôn đốc cơ sỏ; - Định kỳ báo cáo, kiêm kế toán cơ quan…

khai thường xuyên, nên tỷ lệ sinh thời kỳ này( kể cả cán bộ và nhân dân) đều cao.

Giai đoạn từ năm 1991 đến năm 1995 ở huyện Bảo Yên giai đoạn này công tác tổ chức bộ máy làm công tác DS-KHHGĐ đã bước đầu được thành lập và được chia thành hai thời kỳ:

- Thời kỳ 1991 đến tháng 4 năm 1993: Trung tâm y tế huyện đã cho một biên chế để trực tiếp theo dõi các hoạt động của chương trình và cũng trong thời gian này, theo chỉ đạo của sở y tế, Trung tâm y tế huyện thành lập đội sinh đẻ có kế hoạch. Nhiệm vụ của Đội sinh đẻ có kế hoạch là tổ chức đáp ứng đầy đủ, kịp thời các dịch vụ KHHGĐ cho các đối tượng. Làm tốt công tác tư vấn giúp đối tượng lựa chọn biện pháp tránh thai phù hợp với điều kiện về sức khoẻ, điều kiện về môi trường sống và với số con hiện có, đẻ điều tiết mức sinh theo kế hoạch.

- Thời kỳ tháng 4-1993 đến năm 1995: Giai đoạn này ban DS- KHHGĐ huyện được thành lập, gồm 15 thành viên, do phó Chủ tịch UBND huyện làm trưởng ban. Các thành viên của ban là trưởng, phó các ban, ngành, đoàn thể, hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm. Bộ phận chuyên trách có một biên chế để giúp việc cho trưởng ban. Đáng chú ý là trong thời kỳ này cán bộ chuyên trách ban DS-KHHGĐ huyện vẫn thuộc biên chế của Trung tâm y tế huyện, các họat động vẫn chưa chịu sự chi phối của Trung tâm y tế. Trách nhiệm chính của cán bộ chuyên trách trong thời kỳ này là phối hợp với Đội sinh đẻ có kế hoạch để cung ứng phương tiện tránh thai cho các đối tượng có nhu cầu. Các phương tiện tránh thai ờ thời kỳ này đã phong phú hơn, ngoài phương tiện vòng tránh thai ra, các phương tiện tránh thai khác cũng được triển khai, như bao cao su tránh thai, thuốc uống tránh thai, đình sản nam, nữ. Phạm vi đối tượng cũng như địa bàn triển khai không chỉ bó hẹp ở khối cán bộ công chức, mà được triển khai xuống cả vùng nông thôn. Số đối tượng tự nguyện chấp nhận các biện pháp tránh thai có tăng hơn những năm trước, song còn ở mức thấp.

Đối với cơ sở: Thời kỳ này có 04 xã đã được chọn làm điểm là xã: Lương Sơn, Bảo Hà, Kim Sơn và thị trấn Phố Ràng. Các cơ sở này được thành lập Ban dân số, gồm mỗi ban 10 thành viên; Cơ cấu giống như Ban dân số huyện; Cán bộ chuyên trách do chủ tịch hội phụ nữ xã hoặc trưởng trạm y tế kiêm nhiệm. Ở thời kỳ này tất cả các trạm y tế xã chưa có cơ sở nào tự đặt vòng tránh thai ở tại trạm, việc cung ứng các phương tiện tránh thai đều do đội sinh đẻ có kế hoạch và Trung tâm y tế huyện đảm nhiệm.

Giai đoạn 1995 đến tháng 4 năm 2002.

Ở cấp huyện trước sức ép ngày càng gia tăng dân số quá nhanh trên các mặt kinh tế-xã hội của huyện, cũng như để đảm bảo sự thống nhất trong việc tổ chức triển khai các hoạt động của chương trình trên phạm vi tỉnh và cả nước. Tháng 01 năm 1995 theo sự chỉ đạo của UBND tỉnh và ngành dọc cấp trên, UBDS-KHHGĐ được thành lập và trở thành cơ quan độc lập trực thuộc UBND huyện, do phó Chủ tịch UBND huyện trực tiếp làm Chủ nhiệm. Bộ phận chuyên trách gồm 04 biên chế, trong đó có 01 biên chế chính thức, trực tiếp làm phó chủ nhiệm thường trực để giúp việc cho Chủ nhiệm và có 03 biên chế hợp đồng. Đây là lần đầu tiên UBDS-KHHGĐ được xác định về vị trí, chức năng nhiệm vụ của mình, đó là: UBDS- KHHGĐ là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, chịu sự lãnh đạo toàn diện của UBND huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của UBDS-KHHGĐ tỉnh. Giúp UBND huyện quản lý nhà nước về lĩnh vực DS-KHHGĐ. Chủ trì phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội triển khai thực hiện chính sách, chương trình, dự án về dân số-KHHGĐ trên địa bàn huyện.

Chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch 10 năm, 5 năm, hàng năm và các dự án theo hướng dẫn của ngành dọc và tổ chức triển khai thực hiện sau khi được phê duyệt.

Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ với UBND huyện và ngành dọc cấp trên theo quy định…..

Ở cấp xã: Trong thời gian này toàn bộ 18/18 xã, thị trấn thành lập Ban dân số xã do Chủ tịch hoặc phó Chủ tịch UNBD xã làm trưởng ban; mỗi ban có một cán bộ chuyên trách, làm việc theo chế độ hợp đồng. Riêng cán bộ cộng tác viên được bố trí theo các bản. Đến cuối năm 2002, huyện Bảo Yên đã bố trí trên 302 cộng tác viên thôn ,bản, tổ dân phố. Mức trợ cấp được hưởng rất thấp; Đối với cán bộ chuyên trách được hưởng 120.000 đ/tháng. Cộng tác viên 25.000 đ/ tháng. Hoạt động theo phương thức quản lý đến thôn, bản, tổ dân phố và hộ gia đình.

Giai đoạn từ tháng 04 năm 2002 đến nay:

Thực hiện Nghị định số: 12/2001/NĐ-CP ngày 27/03/2001 của Chính phủ. V/v tổ chức lại một số cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố thuộc TW và UBND quận, huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh. Quyết định số: 19/2002/QĐ-UB ngày 15/1/2002 của tỉnh Lào Cai, V/v tổ chức xắp xếp lại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện. Uỷ ban dân số, gia đình và trẻ em được thành lập tại quyết định số: 341/2002/QĐ-UB, ngày 29/04/2002 của UBND huyện Bảo Yên, trên cơ sở sáp nhập UBDS-KHHGĐ và Uỷ ban bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

Về tổ chức bộ máy: UBDS,GĐ&TE huyện có 03 biên chế, trong đó có 01 Chủ nhiệm và 02 nhân viên( bỏ chế độ phó Chủ tịch UBND huyện kiêm nhiệm). Về trình độ cán bộ:- Đại học 01 ( Cử nhân kinh tế nông nghiệp);

- Trung học 01 ( Y sỹ đa khoa); - Sơ học 01 ( Y tá sơ cấp).

Các bộ phận chuyên môn gồm 03 bộ phận: Bộ phận Dân số-KHHGĐ; Bộ phận bảo vệ chăm sóc trẻ em; Bộ phận quản lý và theo dõi về công tác gia đình.Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của UBDS,GĐ&TE được quy định cụ thể như sau:

Vị trí, chức năng:

Uỷ ban dân số, gia đình & Trẻ em là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, thực hiện chức năng tham mưu giúp UBND huyện quản lý Nhà nước về lĩnh vực công tác Dân số, gia đình và trẻ em.

Uỷ ban dân số, gia đình & Trẻ em chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Uỷ ban dân số, gia đình & TE tỉnh.

Uỷ ban dân số- gia đình & TE có tư cách pháp nhân và được phép sử dụng con dấu riêng.

Nhiệm vụ, quyền hạn:

Trình UBND huyện ban hành các văn bản hướng dẫn việc thực hiện chính sách, chế độ, pháp luật và các quy định của UBND tỉnh về quản lý dân số, gia đình và trẻ em.

Trình UBND huyện kế hoạch 5 năm, hàng năm, chương trình mục tiêu, chương trình hành động, các dự án về dân số, gia đình và trẻ em trên địa bàn huyện và tổ chức thực hiện khi được phê duyệt.

Tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn 5 năm, hàng năm, các chương trình mục tiêu, chương trình hành động, dự án, tiêu chuẩn về dân số, gia đình và trẻ em đã được phê duyệt và điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.

Trình UBND huyện quyết định việc phân công phân cấp hoạc uỷ quyền quản lý về lĩnh vực dân số, gia đình và trẻ em đối với UBND các xã, thị trấn và Ban dân số, gia đình & trẻ em các xã, thị trấn.

Xây dựng và trình UBND huyện kế hoạch phối hợp với các ngành, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội ở huyện trong việc thực hiện các nhiệm vụ về dân sô, gia đình và trẻ em và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện kế hoạch phối hợp sau khi phê duyệt.

Phối hợp với các ngành liên quan thực hiện lồng ghép chương trình mục tiêu, chương trình hành động về dân số, gia đình & trẻ em với thực hiện chủ trương chính sách phát triển kinh tế gia đình, hỗ trợ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn: Xây dựng mô hình gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ hạnh phúc và bền vững: thực hiện chủ trương, chính sách bình đẳng về giới.

Tổ chức thực hiện công tác đăng ký dân số, chủ trì phối hợp với các ban, ngành có liên quan thực hiện công tác KHHGĐ, ngăn chặn các hành vi vi phạm quyền trẻ em, bảo vệ chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

Thực hiện các chương trình, dự án về dân số, gia đình, trẻ em ở cấp huyện theo hướng dẫn của Uỷ ban dân số- gia đình và trẻ em tỉnh; tổ chức vận động, xây dựng, quản lý và sử dụng Quỹ bảo trợ trẻ em cấp huyện; hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng Quỹ bảo trợ trẻ em cấp xã theo quy định của pháp luật.

Tổ chức thực hiện thí điểm và nhân rộng mô hình dân số, gia đình và trẻ em trên địa bàn.

Quản lý các hoạt động dịch vụ công thuộc lĩnh vực dân số, gia đình và trẻ em trên địa bàn huyện.

Tổ chức các thông tin, tuyên truyền giáo dục chính sách, pháp luật về lĩnh vực dân số, gia đình và trẻ em.

Tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học- kỹ thuật vào công tác dân số và gia đình, trẻ em ở huyện; thu thập, lưu trữ và phổ biến thông tin về dân số, gia đình và trẻ em; phục vụ cho quản lý, điều phối chương trình dân số, gia đình và trẻ em ở cấp huyện; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về tình hình nhiệm vụ được giao cho UBND huyện và Ủy ban dân số gia đình & trẻ em tỉnh và các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo việc thực hiện các quy định của pháp luật về công tác dân số, gia đình và trẻ em trên địa bàn theo quy định của pháp luật và phân công của UBND huyện.

Quản lý tổ chức, bộ máy biên chế, thực hiện chế độ chính sách, đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ công chức của ngành và cộng tác viên dân số, gia đình & trẻ em các xã, thị trấn. Quản lý tài chính, tài sản của cơ quan theo quy định của pháp luật và phân công của UBND huyện.

Để gắn trách nhiệm của từng cá nhân với các hoạt động được giao UBDS,GĐ&TE đã phân công công việc cụ thể cho từng thành viên như sau:

- Chủ nhiệm UBDS,GĐ&TE huyện là người đứng đầu cơ quan có trách nhiệm quản lý về biên chế, tổ chức triển khai mọi hoạt động của cơ quan theo chế độ chính sách, các quy định của pháp luật và hướng dẫn của cấp trên. Chịu trách nhiệm trước UBND huyện về các hoạt động của mình theo thẩm quyền được giao. Cố trách nhiệm xây dựng kế hoạch 10 năm, 5 năm hàng năm và các chương trình dự án theo hướng dẫn của ngành dọc và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt. Có trách nhiệm chỉ đạo hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các hoạt động tại cơ sở về lĩnh vực dân số, GĐ&TE; đồng thời có trách nhiệm làm tốt công tác tham mưu cho Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện, để triển khai các hoạt động về công tác dân số, gia đình và trẻ em một cách đồng bộ, thống nhất trên phạm vi địa bàn huyện. Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định và thực hiện một số công việc khác do UBND huyện phân công.

- Một cán bộ được phân công nhiệm vụ giúp Chủ nhiệm làm công tác quản lý, hướng dẫn và đôn đốc các cơ sở triển khai đầy đủ các hoạt động về công tác DS-KHHGĐ( Bao gồm ba mảng công việc lớn: Quản lý theo dõi biến động về dân số; Tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện KHHGĐ; Mảng dịch vụ KHHGĐ). Thực hiện báo cáo theo quy định và báo cáo đột xuất do yêu cầu công việc, kiêm thủ quỹ cơ quan và thực hiện một số nhiệm vụ khác do Thủ trưởng cơ quan phân công.

- Một cán bộ được phân công nhiệm vụ: giúp chủ nhiệm làm công tác quản lý, hướng dẫn các cơ sở triển khai tốt các hoạt động về sự nghiệp gia

đình và trẻ em theo kế hoạch và hướng dẫn của cấp trên. Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định và báo cáo đột xuất do yêu cầu công việc; kiêm kế toán cơ quan và thực hiện một số công việc khác do thủ trưởng phân công khi có nhu cầu:

Đối với cán bộ các xã, thị trấn.

Bảng 5: Tình hình cán bộ Dân số, gia đình và trẻ em các xã, thị trấn.

S Nội Đv

Trình độ Thời gian công tác

Đai Học TH CN TH PT TH CS Tiểu học >10 năm 6-9 năm 3-5 năm 1-2 năm A: CBCT 1 TS 18 0 0 2 10 6 7 5 2 4 2 Nam 0 3 Nữ 18 0 0 2 10 6 7 5 2 4 B: CTV 1 TS 302 0 13 23 175 91 36 48 59 159 2 Nam 21 3 6 12 0 2 4 6 9 3 Nữ 281 0 10 17 163 91 34 44 53 150

Qua bảng số liệu trên ta thấy trình độ năng lực cán bộ ban dân số các xã, thị trấn còn nhiều hạn chế, số cán bộ có trình độ ở bậc tiểu học chiếm tỷ lệ cao 33,3% đối với cán bộ Chuyên trách; 30,1% đối với Cộng tác viên. Tổ chức bộ máy không ổn định, số cán bộ bỏ việc hoặc chuyển công tác hàng năm cao, thể hiện ở tỷ lệ những người có năm công tác liên tục 10 trở lên thấp 39% đối với cán bộ chuyên trách; 12% đối với Cộng tác viên. Mức trợ cấp được hưởng chưa tương xứng với công việc, 210.000 đồng/người/tháng đối với cán bộ Chuyên trách thuộc các xã đặc biệt khó khăn; 190.000 đồng/ người/tháng đối với cán bộ Chuyên trách các xã vùng thấp và 50.000 đồng/người đối với tất cả cộng tác viên( không phân biệt vùng, miền).

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban dân số- KHHGĐ, cán bộ Chuyên trách, CTV được quy định cụ thể như sau:

Sơ đồ tổ chức Ban DS,GĐ&TE xã, thị trấn

Chức năng Ban dân số xã.

Là cơ quan giúp chủ Chủ tịch UBND xã tổ chức thực hiện các hoạt động DS-KHHGĐ và điều hoà phối hợp các tổ chức trong xã thực hiện

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác Dân số - KHHGĐ huyện Bảo Yên- tỉnh Lào Cai đến năm 2010 (Trang 36 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w