Nhận thức của cán bộ và nhân dân về công tác DS-KKHGĐ ngày càng được nâng cao

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác Dân số - KHHGĐ huyện Bảo Yên- tỉnh Lào Cai đến năm 2010 (Trang 55 - 56)

III. Đánh giá quá trình thực hiện công tác DS-KHHGĐ ở huyện 1 Kết quả đạt được

1.3.Nhận thức của cán bộ và nhân dân về công tác DS-KKHGĐ ngày càng được nâng cao

được nâng cao

Các cấp uỷ Đảng, chính quyên, các cơ quan, ban ngành, đoàn thể từ huyện xuống cơ sở đã coi chính sách DS-KHHGĐ là một bộ phận quan trọng phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương. Hàng năm, các cấp, các ngành đã chủ động lồng ghép công tác DS-KHHGĐ vào phương hướng hoạt động của ngành mình, cấp mình, nhằm triển khai các hoạt động được thống nhất và đồng bộ tới tất cả các đơn vị trực thuộc, các thành viên, hội viên của mình.

Quan niệm về hôn nhân và sinh đẻ trong nhân dân có sự chuyển biến tích cực, ngày càng có nhiều người chấp nhận kết hôn muộn, đẻ thưa, đẻ ít để có điều kiện nuôi dậy con cái. Ở hầu hết phụ nữ(đặc biệt là ở lớp trẻ) đã hiểu việc chấp nhận thực hiện KHHGĐ giúp họ có cơ hội giữ gìn sức khoẻ, tham gia học tập và các hoạt động kinh tế- xã hội, từng bước nâng cao địa vị của người phụ nữ trong gia đình và xã hội. Nhờ có sự chuyển biến tích cực

của nhân dân về KHHGĐ, nên đã có sự thay đổi lớn về hành vi thực hiện KHHGĐ trong nhân dân. Số cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng biện pháp tránh thai tăng nhanh từ 51% năm 1995 lên 75,1% năm 2005. Trung bình mỗi năm tăng 2,35%, vượt kế hoạch đề ra là 2% mỗi năm. Số người chấp nhận sử dụng các biện pháp tránh thai cao và thời gian sử dụng lâu dài, như triệt sản, thuốc tiêm, vòng tránh thai ngày càng chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu các biện phát tránh thai hiện đang được sử dụng ( từ 36-40%).

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác Dân số - KHHGĐ huyện Bảo Yên- tỉnh Lào Cai đến năm 2010 (Trang 55 - 56)