Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu Góp phần hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm đẩy mạnh hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố Hải Phòng (Trang 65 - 69)

Chương III: Giải pháp góp phần hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm đẩy mạnh thu hút FDI ở Hải Phòng

3.5. Một số kiến nghị

Thứ nhất, giải pháp cải thiện cơ sở hạ tầng. Tiến hành tổng rà soát, điểu chỉnh, phê duyệt và công bố các quy hoạch về kết cấu hạ tầng đến năm 2020 làm cơ sở thu hút đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. Vừa kêu gọi vốn đầu tư trong lĩnh vực hạ tầng, vừa phải đẩy nhanh tốc độ phát triển cơ sở hạ tầng. Tranh thủ tối đa các nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước; ưu tiên các lĩnh vực cấp, thoát nước, vệ sinh môi trường (xử lý chất thải rắn, nước thải.v.v.); hệ thống đường bộ cao tốc; nâng cao chất lượng dịch vụ đường sắt; sản xuất và sử dụng điện từ các loại năng lượng mới như sức gió, thủy triều, nhiệt năng từ mặt trời; các dự án lĩnh vực bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin.

Thứ hai, giải pháp khắc phục những hạn chế của các yếu tô trong môi trường kinh tế. Thực hiện nghiêm túc những chính sách kinh tế mà nhà nước đã đưa ra để hạn chế ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, kích thích nhu cầu người tiêu dùng, giảm thiểu tình trạng thất nghiệp cho người lao động, hạn chế khả năng bùng phát dịch bệnh. Ngoài ra cần chú ý việc cân đối ngân sách cho phù hợp khi thực hiện đồng bộ các giải pháp ngăn chặn suy giảm kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội. Nâng cao tính chủ động, ý thức tự giác, làm việc có trách nhiệm cho một số cán bộ địa phương để nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, xã hội toàn thành phố,tránh hiện tượng đùn đảy, né tránh việc khó.

Thứ ba, đẩy nhanh tiến độ xây dựng và phê duyệt các quy hoạch còn thiếu; rà soát để định kỳ bổ sung, điều chỉnh các quy hoạch đã lạc hậu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong việc xác định và xây dựng dự án. àn chỉnh quy hoạch sử dụng đất, công bố rộng rãi quy hoạch, tạo điều kiện để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư; rà soát, kiểm tra, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất một cách hiệu quả, nhất là đối với các địa phương ven biển nhằm đảm bảo phát triển kinh tế và môi trường bền vững. Nâng cao trình độ cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư, khả năng phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương. Cụ thể hóa các văn bản pháp luật một cách dễ hiểu., dễ áp dụng.tránh tính trạng tạo ra các cách hiểu khác nhau gây khó khăn cho việc thực hiện.

Thứ tư, về cải cách thủ tục hành chính. Trước hết cần đổi mới quan điểm về thủ tục hành chính. Các cơ quan nhà nước cần có tư duy sát thực hơn về hoạt động đầu tư

và kinh doanh của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo hướng trước hết đây vừa là lợi ích, vừa là trách nhiệm của họ. Cơ quan quản lý nhà nước phải nhận thức, quán triệt quan điểm phục vụ trong chỉ đạo thực hiện cải cách thủ tục hành chính là nhiệm vụ trung tâm theo hướng nhận khó khăn về phía mình để tìm cách đơn giản hoá thủ tục hành chính tới mức cao nhất, đem lại thuận lợi nhất cho doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, mọi thủ tục hành chính cần hướng vào việc tạo thuận lợi cho các hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài, cũng như hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Các thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cần được thiết kế theo hướng để khi doanh nghiệp thực hiện với thời gian ngắn nhất và chi phí thấp nhất. Từ điều này sẽ tìm ra nhiều cách sáng tạo thực hiện. Ngoài ra, thủ tục mới nhưng con người cũ, tư tưởng cũ sẽ là một vật cản lớn trong cải cách hành chính. Trên thực tế, có những vấn đề đã quy định cụ thể, thủ tục thông thoáng nhưng do nhận thức, thói quen nuối tiếc với cơ chế “xin - cho” của một bộ phận cán bộ, công chức hành chính nên sự việc tuy dễ hoá khó khăn. Thủ tục hành chính dù hay đến mấy nhưng chỉ nằm trên giấy tờ văn bản, muốn đi vào cuộc sống phải thông qua con người áp dụng. Do đó, sự công tâm của cán bộ, công chức hành chính cùng với một cơ chế trách nhiệm pháp lý minh bạch, công khai sẽ là những yếu tố quan trọng để Hải Phòng cải thiện môi trường thu hút đầu tư nước ngoài.

Thứ năm, giải pháp về lao động, tiền lương. đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực, chất lượng nguồn nhân lực (cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật cao, lành nghề) luôn được coi trọng, vì đó là nhân tố quyết định và là cầu nối cực kỳ quan trọng giữa nhà đầu tư với địa phương. Vì vậy, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực đồng bộ với các mặt: giáo dục - đào tạo, sử dụng và tạo việc làm là yêu cầu không thể thiếu trong thu hút đầu tư. Tăng cường đầu tư các dịch vụ phục vụ ăn, ở, đi lại, học hành, khám và điều trị bệnh, nhu cầu vui chơi, giải trí cho người lao động tại các khu công nghiệp. Trước mắt tập trung giải quyết hiệu quả vấn đề nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp trên địa bàn nhằm ổn định lâu dài nguồn nhân lực cho các nhà đầu tư.

Ngoài các giải pháp trên, cần chủ động gặp gỡ các nhà đầu tư, qua đó nắm bắt các nhu cầu và tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp. Tổ chức tuyên truyền, vận động, thuyết phục các nhà đầu tư đồng tình ủng hộ việc thành lập các tổ chức đảng, đoàn thể trong doanh nghiệp và tạo điều kiện thuận lợi cho các

đảng, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nhằm góp phần thúc đẩy doanh nghiệp phát triển; bảo đảm hài hòa lợi ích của doanh nghiệp, Nhà nước và người lao động.

KẾT LUẬN

Hiện nay, việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài (chủ yếu là đầu tư trực tiếp nước ngoài) đã và đang trở thành bộ phận chủ yếu trong quan hệ kinh tế thế giới và là nhân tố quan trọng hàng đầu của nhiều nước nhằm hỗ trợ và phát huy lợi thế của mỗi quốc gia để phát triển. Nhu cầu đầu tư ngày càng trở nên bức thiết trong điều kiện của xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế, của cuộc cách mạng khoa học- công nghệ và phân công lao động quốc tế ngày càng tăng. Đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những nhân tố chủ yếu cho sự tăng trưởng kinh tế và là một trong những chỉ số cơ bản đánh giá khả năng phát triển.

Những năm vừa qua, tình hình thu hút vốn FDI trên địa bàn thành phố khá lạc quan nhưng không vì thế mà Hải Phòng coi nhẹ công tác này. Nhận thức rõ tầm quan trọng của nguồn vốn FDI, thành phố Hải Phòng đã và đang thực hiện nhiều biện pháp để cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư, nhưng cũng không đánh giá thái quá vai trò của nó dẫn tới tình trạng ưu tiên một cách quá mức cho hoạt động này.

So với trước đây, môi trường đầu tư của thành phố đang được cải thiện tốt hơn, đặc biệt trong thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài cũng trở nên thông thoáng hơn rất nhiều. Bởi vậy, ngoài các nhà đầu tư đến từ các quốc gia truyền thống như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, đã xuất hiện thêm các nhà đầu tư mới đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ khác như: Hoa Kỳ, Singapo, các nước thuộc liên minh Châu Âu EU.

Như vậy, bằng chính nỗ lực của mình, Hải Phòng đang cố gắng rất nhiều để thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa hoạt động đầu tư nước ngoài nhằm phát triển cơ cấu kinh tế thành phố theo hướng CNH- HĐH, góp phần đưa Hải Phòng trở thành thành phố công nghiệp trước năm 2020.

Một phần của tài liệu Góp phần hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm đẩy mạnh hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố Hải Phòng (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w