Tình hình thu hút vốn FDI theo ngành, lĩnh vực đầu tư

Một phần của tài liệu Góp phần hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm đẩy mạnh hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố Hải Phòng (Trang 37 - 38)

Chương II: Thực trạng thu hút vốn FDI và môi trường đầu tưở thành phố Hải Phòng.

2.2.4.Tình hình thu hút vốn FDI theo ngành, lĩnh vực đầu tư

Đối với các dự án cấp mới trong năm 2009, lĩnh vực dịch vụ, thương mại chiếm 26,6% về số dự án và 32,2% về số vốn đầu tư, lĩnh vực công nghiệp chiếm 70,21% về số dự án và 54,30% về số vốn đầu tư. Số dự án đầu tư trong lĩnh vực thương mại dịch vụ chiếm tỷ lệ lớn hơn các dự án sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp. Các dự án trong lĩnh vực dịch vụ, thương mại tăng lên đã phù hợp với tiến trình mở cửa thị trường của Việt Nam khi gia nhập WTO, tuy nhiên số dự án này thu hút được lượng vốn đầu tư không lớn. Nguồn vốn đầu tư của năm nay chủ yếu xuất phát từ Châu Á: Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Malaysia, Singapore, có một số dự án của Mỹ nhưng đa số đều là người Mỹ gốc Hoa, chưa có dự án của Châu Âu đầu tư tại thành phố Hải Phòng trong năm vừa qua. Cụ thể hơn, kết quả thu hút vốn FDI vào thành phố theo các lĩnh vực hoạt động được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3: Thu hút FDI vào Hải Phòng theo lĩnh vực hoạt động (năm 2009) STT Lĩnh vực Số dự án Tổng vốn đầu tư Số lượng Tỉ trọng (%) Số vốn (tỉ USD) Tỉ trọng (% ) 1 Công nghiệp 198 70,21 2,28 54,30 2 Dịch vụ - du lịch 29 10,28 1,612 38,39 3 Cơ sở hạ tầng 20 7,09 0.036 0,86

4 Giao thông - vận tải 8 2,85 0,036 0,86

5 Nông nghiệp 9 3,19 0,035 0,83

6 Thương mại 18 6,38 0,2 4,76

Tổng 282 100 4.199 100

Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hải Phòng

Hải Phòng là đô thị loại I, cấp quốc gia, theo tiêu chí phải đạt 85% dân số đô thị, song hiện nay, dân số đô thị của Hải Phòng chỉ là 41%. Nếu tính cả người nông thôn ra nội thành làm việc mới đạt 60%. Bởi vậy, thành phố vẫn chưa ưu tiên phát triển đô thị, nhiều dự án FDI vào thành phố trong lĩnh vực đô thị sẽ góp phần đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá và phù hợp với quy hoạch và mục tiêu phát triển. Mặt khác, đầu tư vào BĐS đòi hỏi

phải có lượng vốn lớn. Do vậy, các dự án có số vốn hàng trăm triệu USD vào thành phố thời gian qua cũng như thời gian thực hiện các dự án về BĐS thường kéo dài là điều bình thường nhưng không phải ngay một lúc, lượng vốn FDI ồ ạt vào thành phố mà có thể gây nên sự mất cân bằng về cơ cấu kinh tế.

Một phần của tài liệu Góp phần hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm đẩy mạnh hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố Hải Phòng (Trang 37 - 38)