Những tồn tại hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Góp phần hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm đẩy mạnh hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố Hải Phòng (Trang 53 - 56)

Chương II: Thực trạng thu hút vốn FDI và môi trường đầu tưở thành phố Hải Phòng.

2.4.2. Những tồn tại hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những thành tựu đạt được như trên, thực tiễn ĐTNN vào Việt Nam trong giai đoạn vừa qua cũng đã bộc lộ một số tồn tại và hạn chế ở cả môi trường đầu tư và tình hình đầu tư. Sự tăng trưởng mạnh mẽ, mang tính đột biến của nguồn vốn FDI vào Việt Nam đã làm cho những mặt hạn chế vốn có nhưng chưa hoặc chậm được khắc phục của môi trường đầu tư của nước ta ngày càng bộc lộ rõ nét và trở nên gay gắt hơn. Bên cạnh đó, một số vấn đề mới phát sinh cũng đang bắt đầu có những tác động tiêu cực đến môi trường đầu tư làm hạn chế khả năng thu hút và sử dụng vốn đầu tư của nền kinh tế.

Trước hết, về cơ sở hạ tầng: Sự yếu kém của hệ thống cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào là nhân tố quan trọng gây tâm lý lo ngại của các nhà đầu tư. Thông thường các

nhà đầu tư tính toán, thực hiện tiến độ xây dựng công trình dự án theo tiến độ xây dựng công trình hạ tầng ngoài hàng rào để tránh tình trạng công trình dự án xây dựng xong không đưa vào vận hành được do hệ thống cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào không đáp ứng yêu cầu, đặc biệt là hệ thống cấp điện, nước, đường giao thông, cảng biển phục vụ nhu cầu sản xuất và xuất nhập khẩu hàng hóa. Hệ thống cơ sở hạ tầng tuy đã được cải thiện nhiều nhưng chất lượng chưa cao, chưa đáp ứng đủ nhu cầu của người dân trong cũng như ngoài nước.

Nguyên nhân của hiện tượng này là do công tác quy hoạch xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội chưa cụ thể, rõ ràng, chưa có sự đồng bộ, thứ tự ưu tiên hợp lý giữa các thành phần cụ thể; nguồn lực huy động đầu tư bị hạn chế, chưa tranh thủ tối đa được các nguồn lực.

Thứ hai, GDP tăng trưởng thấp nhất so với 10 năm trở lại đây. Cơ cấu kinh tế bộc lộ một số bất cập, phát triển thiếu bền vững, tăng trưởng còn dựa nhiều vào xuất khẩu và sự gia tăng năng lực sản xuất của các dự án mới; ô nhiễm môi trường gia tăng chưa được khắc phục. Một số ngành kinh tế của thành phố đã hồi phục nhưng còn chậm như giá trị sản xuất công nghiệp tăng không đạt kế hoạch (+7,7% so với kế hoạch + 10-11%), làm tốc độ tăng trưởng GDP công nghiệp - xây dựng tăng trưởng không đạt kế hoạch (+6,15% so với kế hoạch +7-7,3%). Thu hút khách du lịch chưa tương xứng với tiềm năng, khách du lịch quốc tế giảm (-5,8%). Vận tải hàng hóa, mặc dù khối lượng hàng hóa vận chuyển tăng 2,3%, luân chuyển tăng 10,6% so với cùng kỳ nhưng doanh thu giảm 29,4%, làm ảnh hưởng đến tốc độ tăng GDP dịch vụ và tăng GDP chung của thành phố. Các khoản thu từ doanh nghiệp đạt thấp (thu từ doanh nghiệp nhà nước Trung ương chỉ đạt 86% kế hoạch, doanh nghiệp nhà nước địa phương đạt 93,9% và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bằng 90,5% kế hoạch giao).

Bên cạnh nguyên nhân khách quan do tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, thị trường tiêu thụ bị thu hẹp, thiếu việc làm cho người lao động, dịch bệnh luôn có nguy cơ bùng phát trở lại còn có một số nguyên chủ quan. Đó là: do thực hiện đồng bộ các giải pháp ngăn chặn suy giảm kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội nên việc cân đối ngân sách gặp nhiều khó khăn; việc rà soát, kiểm tra, đôn đốc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, xã hội ở một số địa phương chưa kiên quyết, thiếu chủ động, trông chờ vào sự chỉ đạo của cấp trên, còn đùn đẩy, né tránh trước việc khó

Thứ ba, các chính sách cũng như công tác xúc tiến đầu tư trong thời gian qua còn nhiều bất cập, thiếu tính chuyên nghiệp, chưa thực sự hiệu quả, nội dung và hình thức

đất chưa hoàn chỉnh, tiến độ công tác giải phóng mặt bằng còn chậm và chưa hợp lý. Công tác quy hoạch lãnh thổ, ngành nghề, lĩnh vực, sản phẩm còn yếu và thiếu, đặc biệt trong bối cảnh phân cấp triệt để việc cấp phép và quản lý đầu tư về các địa phương, dẫn đến tình trạng mất cân đối chung. Nhiều địa phương cấp phép tràn lan, khai tăng vốn đăng ký của dự án để có thành tích, để cạnh tranh nhau, dẫn đến cùng cấp quá nhiều giấy phép cho các dự án có cùng một loại sản phẩm mà không tính đến khả năng thị trường, gây dư thừa, lãnh phí, hiệu quả đầu tư thấp (ví dụ như trường hợp cấp phép các dự án sản xuất thép, dự án sân Golf, dự án cảng biển...).

Nguyên nhân là do ta chưa có một chiến lược tổng thể về xúc tiến đầu tư, làm cho công tác xúc tiến đầu tư thiếu một tầm nhìn dài hạn, có tính hệ thống; Trình độ cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư còn hạn chế, thiếu cơ sở vật chất và điều kiện hoạt động; Công tác quản lý nhà nước và cơ chế phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương trong công tác xúc tiến đầu tư chưa thực sự hiệu quả, nhiều nội dung chưa được xác định rõ ràng do còn thiếu một văn bản pháp luật quy định cụ thể về vấn đề này.

Thứ tư, về cải cách thủ tục hành chính tuy có tiến bộ song nhận thức về công tác cải cách hành chính của một số cấp, ngành, đơn vị còn hạn chế, ảnh hưởng tới kết quả chung. Một bộ phận nhân dân còn chưa nhận thức đúng chủ trương phát triển của thành phố, còn gây khó khăn cho công tác đền bù, giải phóng mặt bằng. Phòng chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm chống lãng phí được tập trung chỉ đạo nhưng hiệu quả chưa cao.

Thứ năm, về nguồn lao động. Thực tế cho thấy vẫn còn tồn tại tình trạng người lao động đình công bất hợp pháp. Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng của chủ đầu tư.

Nguyên nhân là chế độ tiền lương, nghỉ ngơi cho người lao động chưa hợp lý, các dịch vụ phục vụ cho các nhu cầu cần thiết của người lao động chưa được đáp ứng đầy đủ. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chưa được đầu tư đúng mức.

Ngoài ra còn một số hạn chế khác như chưa có các dịch vụ để tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các chủ đầu tư, hoạt động của các tổ chức cơ sở đảng, tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chưa hiệu quả, còn mang tính hình thức...

Một phần của tài liệu Góp phần hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm đẩy mạnh hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố Hải Phòng (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w