Kinh nghiệm thu hút FDI ở một số tỉnh, thành phố

Một phần của tài liệu Góp phần hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm đẩy mạnh hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố Hải Phòng (Trang 25 - 31)

Vận dụng kinh nghiệm chung về thu hút và triển khai FDI, một số địa phương ở nước ta bước đầu đưa lại những kết quả nhất định có tác dụng gợi mở đối với Hải Phòng:

*Thành phố Hà Nội

Trong chiến lược thu hút FDI của Việt Nam, thì thành phố Hà Nội có nhiều lợi thế so với các địa phương khác. Hà Nội là trung tâm chính trị, khoa học – kỹ thuật, văn hóa của cả nước, có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội khá tốt, lực lượng lao động có trình độ cao rất thuận lợi tiếp thu công nghệ tiên tiến của thế giới.

Qua nghiên cứu kinh nghiệm thu hút FDI của các nước trên thế giới, trong khu vực và từ hoạt động thực tiễn của mình, Hà Nội đã có nhiều chủ trương, chính sách cải thiện môi trường đầu tư hấp dẫn và thu hút FDI đạt kết quả cao.

- Coi trọng xây dựng quy hoạch thu hút FDI: Quy hoạch thu hút FDI là một bộ phận hữu cơ trong quy hoạch đầu tư chung của Hà Nội. Để nâng cao chất lượng quy hoạch thu hút FDI, tránh tình trạng đầu tư tràn lan, làm lãng phí nguồn lực, giảm hiệu quả các dự án FDI, làm cho nhà ĐTNN giảm lòng tin thì việc quy hoạch thu hút FDI ngay từ đầu phải gắn với việc phát huy nội lực của Thành phố về vốn, tài sản và cơ sở vật chất - kỹ thuật đã tích luỹ được cùng với nguồn lực con người, lợi thế về vị trí địa lý và chính trị.

- Việc quy hoạch thu hút FDI phải gắn chặt với quy hoạch ngành, sản phẩm chủ lực; phát huy được lợi thế so sánh của mỗi địa phương, vùng, miền thuộc Hà Nội, nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế. Tổ chức nghiên cứu lựa chọn những ngành hàng, sản phẩm có lợi thế để ưu tiên phát triển, hoàn chỉnh quy hoạch, kế hoạch phát triển để định hướng cho các doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh. Trên cơ sở

đó, lập danh mục các dự án kêu gọi vốn FDI cho từng thời kỳ, giai đoạn trên địa bàn toàn Thành phố với chất lượng cao, từng dự án cần được mô tả khái quát về nội dung, sản phẩm, địa điểm, khả năng thị trường, dự kiến vốn đầu tư, thời gian triển khai dự án, đối tác trong nước... để các nhà ĐTNN nghiên cứu các thông tin này có thể ra quyết định đầu tư.

- Đẩy mạnh việc nghiên cứu, phân tích xu hướng vận động của dòng vốn FDI: Một trong những yếu tố để hạn chế và tránh tình trạng quy hoạch treo, dự án FDI treo là công tác nghiên cứu và phân tích xu hướng vận động của dòng vốn FDI cần được thường xuyên quan tâm đúng mức. Việc nghiên cứu và phân tích cần phải tìm hiểu được quy luật vận động của dòng vốn FDI, lượng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam hàng năm, tốc độ tăng trưởng của dòng vốn này. Bên cạnh đó, công tác nghiên cứu và phân tích cần tập trung vào các quốc gia, các tập đoàn đa quốc gia và các nhà đầu tư hàng đầu đã bỏ vốn đầu tư vào Hà Nội như Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Đài Loan… để tìm hiểu và nhận biết được sự quan tâm của các nhà đầu tư.

- Xác định rõ chiến lược thu hút FDI: Trên cơ sở phân tích xu hướng vận động của các dòng vốn FDI cũng như đặc điểm đầu tư của một số quốc gia lớn; Hà Nội đã chủ động xác định rõ cho mình một chiến lược thu hút FDI vào các lĩnh vực cụ thể: Phát triển công nghiệp với công nghệ hiện đại, kỹ thuật tiên tiến, có hàm lượng chất xám cao, các dự án sản xuất có khả năng khai thác lợi thế của Thủ đô cũng như các lĩnh vực đầu tư có khả năng cạnh tranh, có giá trị gia tăng cao; đặc biệt quan tâm đến thu hút các dự án dịch vụ chất lượng cao, dịch vụ tài chính - ngân hàng, dịch vụ du lịch, dịch vụ công nghệ sau bán hàng, dịch vụ thương mại cao cấp… biến Hà Nội thành trung tâm dịch vụ tổng hợp chất lượng cao, có vị trí quan trọng của cả nước và của khu vực.

- Phát triển đồng bộ và hoàn thiện chính sách thị trường: Vấn đề định hướng thị trường và tiêu thụ sản phẩm cho các dự án FDI có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Thị trường cho các dự án này cần được nhìn nhận cả từ thị trường “đầu vào” và thị trường “đầu ra”. Đối với thị trường “đầu vào” cần chú trọng các loại máy móc, thiết bị, công nghệ được đưa vào đầu tư với thế hệ mới, hiện đại, không gây ô nhiễm môi trường đồng thời có chính sách khuyến khích các dự án FDI thu mua nguyên liệu của địa phương sản xuất. Đối với thị trường “đầu ra”, cần chú trọng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm cả ở thị trường trong nước và thị trường nước ngoài. Đẩy mạnh các hoạt động mở rộng thị trường cho các dự án FDI thông qua việc khuyến khích xuất khẩu và xúc tiến thương

mại. Khai thác các thế mạnh của bên nước ngoài trong hoạt động nghiên cứu thị trường để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

- Nâng cao năng lực và hiệu lực điều hành, quản lý của Nhà nước đối với hoạt động FDI: Tiếp tục đơn giản hoá thủ tục đầu tư, mở rộng hình thức thu hút vốn FDI, hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến đất đai.

Năm 2009, Hà Nội đã thu hút được 219 dự án FDI cấp mới với tổng số vốn cấp mới là 413,9 triệu USD và 43 dự án tăng vốn với tổng số vốn tăng thêm là 242,9 triệu USD. FDI được thu hút vào Hà Nội chủ yếu thuộc các ngành công nghiệp, ngành kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn.

Khu vực FDI đã có đóng góp quan trọng đối với nền kinh tế - xã hội của Hà Nội. Quy mô GDP của khu vực này tăng với tốc độ cao so với kinh tế trong nước và chiếm tỷ trọng 15,5% tổng GDP; kim ngạch xuất khẩu đạt 211 triệu USD, chiếm 12,7%; đóng góp cho nguồn thu ngân sách trên địa bàn chiếm tỷ trọng 6,8%; chỉ tính riêng chỗ làm việc trực tiếp, FDI đã tạo việc làm cho 29,9 ngàn lao động.

Tuy nhiên, kết quả thu hút và triển khai FDI của Hà Nội còn hạn chế thể hiện tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện đạt thấp so với bình quân chung của cả nước; môi trường đầu tư kém hấp dẫn hơn so với các tỉnh chủ yếu do chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng cao.

*Thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương thành công nhất trong công tác thu hút và triển khai FDI kể từ khi có Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Ngay cả cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực năm 1998 tác động tiêu cực đến thu hút FDI của cả nước và nhiều địa phương khác nhưng số dự án được cấp phép vào thành phố Hồ Chí Minh vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng cao năm sau so với năm trước. Năm 2009, thành phố thu hút được 318 dự án cấp mới FDI với tổng vốn cấp mới là 984,4 triệu USD và 70 dự án tăng vốn với tổng vốn tăng thêm là 401,2 triệu USD. Các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố chủ yếu tập trung vào ngành công nghiệp, kinh doanh bất động sản và dịch vụ tư vấn.

Cũng như Hà Nội, khu vực kinh tế có vốn ĐTNN đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế thành phố. GDP được tạo ra từ khu vực này tăng trưởng cao qua các năm và cao hơn so với khu vực kinh tế trong nước. Nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt được của khu vực kinh tế này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội của thành phố.

- Nhóm giải pháp về quy hoạch: Hoàn thành quy hoạch về đất đai, hoàn chỉnh quy hoạch sử dụng đất, công bố rộng rãi quy hoạch, đẩy nhanh tiến độ xây dựng và phê duyệt các quy hoạch còn thiếu. Thực hiện thống nhất các quy định mới của Luật Đầu tư trong công tác quy hoạch, đảm bảo việc xây dựng các quy hoạch ngành, lĩnh vực phù hợp với các cam kết quốc tế. Tăng cường quản lý sau cấp phép.

- Nhóm giải pháp về luật pháp, chính sách: Ban hành các văn bản hướng dẫn các nhà đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp về lộ trình cam kết mở cửa đầu tư nước ngoài làm cơ sở xem xét cấp phép đầu tư. Nghiên cứu, ban hành các giải pháp cụ thể để thu hút đầu tư nước ngoài cho các lĩnh vực ưu tiên như giáo dục-đào tạo, y tế, quy hoạch đô thị; ban hành văn bản hướng dẫn nhằm tăng cường công tác phối hợp đồng bộ các chính sách đất đai-đầu tư-tài chính-tín dụng để khuyến khích đầu tư nước ngoài. Nghiên cứu, đề xuất chính sách vận động, thu hút đầu tư đối với các tập đoàn đa quốc gia cũng như có chính sách riêng đối với từng tập đoàn. Theo dõi, giám sát việc thi hành pháp luật về đầu tư và doanh nghiệp để kịp thời phát hiện và xử lý các vướng mắc phát sinh.

- Nhóm giải pháp về xúc tiến đầu tư: Nhiên cứu, bổ sung chính sách khuyến khích đầu tư, đổi mới công tác xúc tiến đầu tư. Ban hành quy chế phối hợp giữa các cơ quan xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tại thành phố. Chủ động tiếp cận và hỗ trợ các nhà đầu tư tiềm năng có nhu cầu đầu tư vào thành phố.

-Nhóm giải pháp về cải thiện cơ sở hạ tầng: Vừa kêu gọi vốn đầu tư trong lĩnh vực hạ tầng, vừa phải đẩy nhanh tốc độ phát triển cơ sở hạ tầng. Tranh thủ tối đa các nguồn lực để đầu tư phát triển hạ tầng, đặc biệt là nguồn vốn ngoài ngân sách; ưu tiên các dự án cấp-thoát nước, vệ sinh môi trường, đường bộ cao tốc, đường vành đai và đường sắt nội đô.

- Nhóm giải pháp về lao động, tiền lương: Đầu tư nâng cấp hệ thống các trường đào tạo nghề hiện có, phát triển các trường mới. Nghiên cứu, điều chỉnh chuyển dịch cơ cấu lao động theo chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Kiến nghị cải cách chính sách về lao động, tiền lương phù hợp trong tình hình mới.

- Nhóm giải pháp về cải cách hành chính: Đơn giản và công khai quy trình, thủ tục hành chính đối với đầu tư nước ngoài. Nâng cao trình độ củ đôi ngũ cán bộ, công chức nhằm đảm bảo thực hiện nhiệm vụ, ngăn chặn sữ tùy tiện nhũng nhiễu do các văn bản luật hướng dẫn còn nhiều bất cập. Triển khai thực hiện tốt Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng... Tăng cường cơ chế phối hợp quản

lý đầu tư nước ngoài giữa trung ương và địa phương và giữa các bộ, sở, ngành, UBND các quận, huyện có liên quan.

Song, vấn đề đang làm giảm sức hấp dẫn đối với nhà ĐTNN là quỹ đất cho dự án của thành phố hạn hẹp, chi phí đền bù quá cao, công tác giải phóng mặt bằng gặp rất nhiều khó khăn hiện đang là vấn đề bức xúc nhất đối với thành phố, đặc biệt là trong mấy năm gần đây khi thành phố đang bị cạnh tranh với các tỉnh lân cận rất thành công về thu hút FDI trong mấy năm gần đây như Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai…

*Thành phố Đà Nẵng

Đà Nẵng có diện tích tự nhiên 1.256km2 và dân số 742.000 người, là một trong bốn thành phố lớn của Việt Nam. Với lợi thế về vị trí địa lí và tiềm năng phát triển kinh tế, du lịch đa dạng và phong phú, Đà Nẵng được xác định là đô thị hay nhân của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Mặc dù dược coi là thành phố có nhiều tiềm năng trong việc thu hút ĐTNN, nhưng trên thực tế hoạt động thu hút FDI tại Đà Nẵng vẫn còn nhiều khó khăn, kết quả rất khiêm tốn. Đó là môi trường đầu tư của miền Trung nói chung và Đà Nẵng nói riêng bị hạn chế bởi thị trường nội địa hẹp, sức mua yếu, khả năng cạng tranh kém. Các ngành công nghiêp phụ trợ cung cấp cho các nhà máy tại Đà Nẵng chưa phát triển. Bên cạnh đó, giữa các địa phương trong nước và ở khu vực miền Trung đang có sự cạnh tranh mạnh trong việc thu hut đầu tư nước ngoài với việc ban hành hàng loạt các chính sách ưu đãi về giá đất, thuế, phí môi trường.

Nhận thức dược vai trò quan trọng của FDI đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Đà Nẵng, lãnh đạo thành phố đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách cải thiện môi trường đầu tư và thực hiện cơ chế một cửa đối với các nhà ĐTNN đến làm ăn tại Đà Nẵng. Theo báo cáo của Sở kế hoạch và Đầu tư, mặc dù chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới, nhưng trong 6 tháng đầu năm 2009, thành phố cũng đã có12 dự án FDI được cấp Giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đầu tư được cấp là 152,072 triệu USD. Như vậy, đến nay, thành phố Đà Nẵng đã có 157 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đầu tư là 2,6 tỷ USD, trong đó tổng vốn thực hiện ước đạt 1,04 tỷ USD. Trong 157 dự án còn hiệu lực, có 95 doanh nghiệp đã đi vào hoạt động với doanh thu 6 tháng đầu năm 2009 ước đạt 98 triệu USD, tăng 4% so cùng kỳ năm 2008.

Từ những thành quả thu hút đầu tư nước ngoài tại Đà Nẵng trong những năm qua có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau đây:

Thứ nhất, quy hoạch và đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng là cần thiết và phải đi trước một bước, nhằm tạo quỹ đất để bố trí dự án đầu tư. Trên cơ sở quy hoạch, triển khai công tác bồi thường giải tỏa, tạo quỹ đất sạch và đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật nhằm đáp ứng yêu cầu cho việc bố trí dự án đầu tư.

Thứ hai, về lựa chọn mô hình khu công nghiệp và lựa chọn dự án đầu tư, bên cạnh sự phát triển theo chiều rộng, tỉnh đã chú trọng phát triển theo chiều sâu, lựa chọn các dự án có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao, nhằm từng bước nâng cao chất lượng các dự án đầu tư nước ngoài; đồng thời thông qua các giải pháp phát triển đa dạng các mô hình khu công nghiệp.

Thứ ba, tạo môi trường đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp, đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp, chăm sóc tốt các nhà đầu tư chính là mở ra cơ hội để đón nhận các nhà đầu tư tiềm năng mới.

Thứ tư, đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực, chất lượng nguồn nhân lực tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực đồng bộ với các mặt: giáo dục - đào tạo, sử dụng và tạo việc làm là yêu cầu không thể thiếu trong thu hút đầu tư.

Thứ năm, phát huy sức mạnh tổng hợp của địa phương. để hoạt động đầu tư nước ngoài có hiệu quả, địa phương hướng các hoạt động đầu tư vào những lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh, sử dụng linh hoạt các công cụ kinh tế hiện có và sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị tại địa phương.

Thứ sáu, về hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội, thành lập và phát triển các tổ chức chính trị - xã hội trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nhất là tổ chức cơ sở đảng và công đoàn, sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển. Thực tế tại Đà Nẵng cho thấy, không chỉ người lao động mà nhiều chủ doanh nghiệp cũng đã xem các tổ chức chính trị- xã hội là chỗ dựa tin cậy trong hoạt động của mình.

Kết quả hoạt động thu hút và triển khai FDI của các địa phương trên đã có tác dụng

Một phần của tài liệu Góp phần hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm đẩy mạnh hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố Hải Phòng (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w