Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệuquả quảnlý dự án của tổng công ty lắp máy Việt Nam LILAMA.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý dự án tại tổng công ty láp máy Việt Nam LILAMA: thực trạng và giải pháp (Trang 83 - 94)

Nhằm đạt được những mục tiêu, định hướng và khắc phục những khó

khăn tồn tại trong công tác quản lý dự án của tổng công ty trong thời gian vừa qua em xin đưa ra một số giải pháp mang tính tham khảo như sau:

1. Giải pháp nâng cao năng lực QLDA của tổng công ty.

Năng lực quản lý dự án của tổng công ty bao gồm cả năng lực về nhân sự tức là trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý dự án và cả năng lực của các biện pháp, công cụ quản lý dự án . Năng lực của các nhà thầu tư vấn tham gia quản lý dự án của tổng công ty. Khi tổng công ty có một năng lực quản lý đủ mạnh thì chắc chắn hoạt động quản lý của họ sẽ đạt được hiệu quả cao hơn

1.1. Giải pháp về đầu tư phát triển năng lực QLDA của cán bộ công nhân viên.

Thứ nhất: về chuyên ngành, tích cực đào tạo kiến thức quản lý dự án cho các cán bộ quản lý dự án nhất là đối với các chủ nhiệm dự án và các kỹ sư đã có kinh nghiệm bằng nhiều hình thức : kết hợp với các trường đại học Bách Khoa, Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, đưa cán bộ đi đào tạo ở các nước tiên tiến trên thế giới...tích cực đào tạo trên đại học , đào tạo về công nghệ thiết bị của một số nghành quan trọng trong nền kinh tế như: công nghệ xi măng; lọc hoá dầu, nhà máy nhiệt điện đốt than đốt khí, công nghệ giấy...nhằm nâng cao tầm hiểu biết cho các cán bộ trong lĩnh vực chuyên môn để từ đó khi cần đến những cán bộ quản lý dự án trong lĩnh vực đó thì công ty có thể điều động ngay mà không cần phải thuê các chuyên gia trong lĩnh vực đó.

Đào tạo kỹ sư giám sát công trường cho các nghề xây dựng , lắp máy, chế tạo thiết bị bồn bể và đường ống cao cấp, giám sát công tác hàn kết hợp với bồi dưỡng cán bộ xây dựng.

Đồng thời bồi dưỡng kiến thức quản lý doanh nghiệp, quản lý tài chính quản lý dự án trong lĩnh vực xây dựng cơ bản cho các cán bộ quản lý và cán bộ kế cận tại các trường bồi dưỡng cán bộ - Bộ Xây Dựng , Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân

Đào tạo công nghệ tin học trong thiết kế và quản lý.

LILAMA cần phải tiếp nhận chuyển giao giải pháp tin học của Intergraph thông qua các khoá đào tạo của chuyên gia nước ngoài về chương trình quản lý hệ thống, thiết kế( PDS- 2D và 3D) , quản lý tiến độ( Primvera) quản lý hồ sơ tài liệu( Directa) , quản lý mua sắm vật tư thiết bị ( marian) . Bên cạnh đó , trên cơ sở thiết bị đã có , LILAMA nên tổ chức đào tạo lấy các khóa cao hơn. Sau mỗi khoá đào tạo như vậy thì LILAMA sẽ chọn được một số cán bộ giỏi đủ khả năng thay thế chuyên gia nước ngoài trong công tác giảng dạy cũng như quản lý dự án.

Muốn nâng cao được năng lực quản lý dự án cho cán bộ quản lý dự án của tổng công ty thì LILAMA cũng nên đào tạo đồng bộ cho các công nhân kỹ thuật chứ không nên chỉ chú trọng vào đào tạo cán bộ quản lý . Có như vậy thì hiệu quả quản lý toàn bộ dự án mới có thể được nâng cao hơn.

Thứ hai: Cần phải tạo môi trường làm việc tốt nhất cho các cán bộ công nhân viên về cả vật chất lẫn tinh thần. Phấn đấu để hiện đại hoá công cụ quản lý của tổng công ty ví dụ: các hoạt động quản lý dự án của tổng công phải sử dụng máy vi tính , máy fax , máy in, ... Đồng thời phải trang bị các loại thiết bị đảm bảo môi trường làm việc an toàn và tốt nhất cho người lao động như : điều hoà, quạt thông gió... Phải thực hiện tốt hơn nữa chế độ BHXH , BHYT chế độ nghỉ ngơi , lương thưởng kịp thời cho người lao động.

Thứ ba: Đổi mới sắp xếp lại cơ cấu lao động trong bộ máy quản lý nhằm phát huy tối đa năng lực của toàn bộ tổ chức . Tránh tình trạng lãng phí nguồn nhân lực, phân bố công việc đầy đủ hợp lý phù hợp với chức năng , nhiệm vụ, năng lực của từng người . Tránh tình trạng việc ít người làm thì nhiều dẫ đến tình trạng lãng phí nhân lực và làm việc không hiệu quả. Bố trí lao động đến các đơn vị công ty con để xem xét tình hình sản xuất kinh doanh của từng đơn vị để từ đó có báo cáo đầy đủ cụ thể lên cấp trên.

1.2. Giải pháp nhằm thu hút nguồn vốn và sử dụng hiệu quả nguồn vốn cho tổng công ty.

Hiện nay tổng công ty đang trong giai đoạn cổ phần hoá do đó nguồn vốn huy động cho công tác quản ly, công tác đầu tư xây dựng và đầu tư phát triển chưa thực sự ổn định. Do đó cần phải tìm giải pháp huy động vốn cho tổng công ty. Sau đây là một vài giải pháp thúc đẩy hoạt động huy động vốn mà em đưa ra :

Thứ nhất: tận dụng các mối quan hệ làm ăn lâu năm với các tổ chức kinh tế khác để huy động vốn cho công tác đầu tư. Trực tiếp làm việc với các ngân hàng thương mại để thương lượng vay vốn của ngân hàng .

Thứ hai: huy động nội lực , tức là kêu gọi sự đóng góp ,cho vay của tất cả đội ngũ cán bộ , công nhân viên trong toàn tổng công ty. Huy động nguồn vốn nhàn rỗi của họ để phục vụ cho hoạt động sản xuát kinh doanh sau đó phân chia lợi ích xứng đáng cho họ.

Thứ ba: tích cực tham gia liên doanh liên kết với các công ty trong nước và nước ngoài để thu hút nguồn vốn của họ đầu tư vào tổng công ty. Đây là một nguồn vốn phong phú dồi dào nhất , nếu công ty biết cách huy động thì nó sẽ phục vụ mạnh mẽ cho công tác cung cấp vốn cho hoạt động đầu tư . Trong thời gian vừa qua , mặc dù tổng công ty cũng đã có chiến lược tham gia liên doanh liên kết với nước ngoài và trên thực tế cũng đã tham gia liên doanh được với các nước như Đài Loan, Úc, và Nhật Bản ... Tuy nhiên công tác huy động vốn từ những liên doanh này vẫn chưa được đẩy mạnh, số vốn huy động được vẫn còn hạn chế cả về số lượng lẫn mục đích sử dụng vốn. Do đó trong thời gian tới cần phát huy hơn nữa lợi thế đó để thu hút được nhiều vốn hơn nữa và tổng công ty phải làm chủ được nguồn vốn huy động được

Thứ tư: thay đổi cơ cấu nguồn vốn trong doanh nghiệp, trích một tỷ lệ lớn hơn nữa từ lợi nhuận để bổ sung cho quỹ đầu tư phát triển của tổng công ty. Hợp lý hoá các loại nguồn vốn để bổ sung vào nguồn vốn sử dụng cho công tác đầu tư . Hơn thế nữa, tổng công ty cũng nên đa dạng hoá danh mục đầu tư để tránh rủi ro trong hoạt động đầu tư va tăng cao lợi nhuận từ đó mà tích luỹ được vốn vào công tác đầu tư phát triển.

Thứ năm: đối với công tác tài chính kế toán phải căn cứ vào nhu cầu sử dụng vốn của các đơn vị, căn cứ vào nguồn vốn do ngân sách nhà nước cấp, căn cứ vào hạn mức vay ngân hàng và các nguồn vốn huy động khác... Phòng tài chính kế toán phải lập kế hoạch thu hồi nợ, kế hoạch cung ứng

vốn chi tiết cho các đơn vị sản xuất trình tổng gđ phê duyệt, nâng cao hơn nữa trách nhiệm quản lý tài chính và nguồn vốn theo đúng quy định của nhà nước , đảm bảo cung ứng vốn đâỳ đủ cho các công trình theo đúng kế hoạch đã vạch ra. Phòng tài chính kế toán phải có nhiệm vụ thu hồi vốn đầu tư vào các công trình khi công trình đã xong thủ tục thanh quyết toán với chủ đầu tư.

1.3.Giải pháp nâng cao hiệu quản sản xuẩt kinh doanh của tổng công ty.

Sau khi đã đầu tư phát triển nguồn nhân lực và huy động vốn cho hoạt động đầu tư phát triển và hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản thì tổng công ty lắp máy Việt Nam cần phải nâng cao được hiệu quản sản xuất kinh doanh của mình. Hiệu quả sản xuất kinh doanh được nâng cao có nghĩa là một đồng vốn đầu tư của tổng công ty có thể thu về được hơn một đồng lợi nhuận. Đó là tiền đề cho sự tồn tại và phát triển bền vững toàn công ty. Để nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh của tổng công ty, em xin đưa ra một số giải pháp mang tính chất tham khảo như sau:

- Thứ nhất: Trước khi bước vào bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng cần xem xét trước nguồn đầu vào và đầu ra cho sản phẩm của nó. Xác định đựoc chính xác nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào ổn định , lâu dài thì sau đó mới tình đến chuyện đầu ra của sản phẩm đó ra sao. Tránh tình trạng sản phẩm của hoạt động sản xuất kinh doanh đó bị ứ đọng, tồn kho, khó chiếm được thị phần trên thị trường ... Đặc biệt LILAMA là một tổng công ty chuyên về lắp máy, một tập đoàn công nghiệp nặng hàng đầu của Việt Nam ( trong những năm gần đây mới chuyển dần vào hoạt động sản xuất kinh doanh) cho nên sản phẩm của nó sản xuất ra thường có giá trị cực kỳ lớn, thời gian hoàn thành một sản phẩm là rất dài, sản phẩm lại có tính đơn chiếc chính vì vậy mà khi hoạt động sản xuất không có hiệu quả thì sẽ gây ra tổn thất quá lớn cho tổng công ty. Do đó cần phải nỗ lực hết sức để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho LILAMA

- Thứ hai: Cần phải huy động vốn đầy đủ cho hoạt động sản xuất kinh doanh để nó hoạt động liên tục , không bị gián đoạn trong suốt quá trình sản xuất, từ đó mà tận dụng được nguồn nhân lực và năng suất lao động tối đa của cán bộ công nhân viên tham gia vào hoạt động sản xuất. Nếu hoạt động sản xuất bị gián đoạn thì sẽ gây tổn thất cực kỳ lớn cho tổng công ty. Mà thiếu vốn hoạt động là một trong những nguyên nhân chủ chốt gây ra hiện tượng gián đoạn sản xuất, làm cho toàn bộ hoạt động sản xuất bị ngưng trệ. ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh.

- thứ ba: Tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng công ty đều phải được đặt duới sự chỉ đạo trực tiếp của ban lãnh đạo tổng công ty. Mọi kế hoạch sản xuất đều phải được thông qua bới hội đồng quản trị tổng công ty. Thiết lập chương trình quản lý rõ ràng, bất kỳ một dự án sản xuất kinh doanh nào cũng phải được lập dự án nếu là dự án lớn, nếu không cũng phải có bản báo cáo phân tích những thuận lợi khó khăn, phân tích khả năng tài chính để biết được hoạt động sản xuất đó sẽ mang lại lợi nhuận như thế nào sau khi nó đi vào hoạt động. Cần xem mỗi hoạt động sản xuất kinh doanh như là một dự án nhỏ mà nó cần phải có sự giám sát quản lý thật chặt chẽ. Từ khâu chuẩn bị cho đến khâu thực hiện, vận hành khai thác. Như vậy thì mới mong hoạt động sản xuất kinh doanh đó mang lại hiệu quả cao.

- Thứ tư : Đào tạo tay nghề vững chắc cho đội ngũ công nhân kỹ thuật tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh. họ là những người trực tiếp tạo ra sản phẩm cho công ty vì thế mà tay nghề của họ ảnh hưởng lớn đến kết quả của hoạt động đó. tuyển những công nhân bậc cao có kinh nghiệm vào những vị trí chủ chốt, tuyển những cán bộ điều hành giám sát có năng lực, kinh nghiệm vào việc chỉ đạo trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh cho tổng công ty. làm như vậy thì sản phẩm sản xuất ra sẽ không bị méo mó do những nguyên nhân chủ quan của người làm và tất nhiên là hiệu quả sẽ được nâng cao hơn .

Thứ năm:Tuỳ thuộc vào đặc tính sản phẩm của từng hoạt động sản xuất mà định vị sản phẩm cho phù hợp với chất lượng, giá cả, thị hiếu trên thị trường. Bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng cần phải có bản báo cáo nghiên cứu thị trường trình lên ban lãnh đạo để họ xem xét, phê duyệt rồi ký quyết định có nên đầu tư vào việc sản xuất sản phẩm đó hay không? Sản phẩm đó có nhu cầu thị trường lớn hay bé, nó phục vụ cho lợi ích của doanh nghiệp như thế nào khi nó được tiêu thụ trên thị trường?... Tất cả những công việc đó tiến hành một cách nghiêm chỉnh thì nó sẽ giúp cho hiệu quả sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn nữa.

2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án của tổng công ty.

Mặc dù đã có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực lắp máy thế nhưng LILAMA mới thực sự trở thành nhà đầu tư trong những năm gần đây . Hơn nữa kinh nghiệm về lĩnh vực quản lý dự án của tổng công ty cũng chưa hẳn là nhiều cho nên trong quá trình quản lý các dự án đầu tư xây lắp còn gặp phải những khó khăn vướng mắc. Chính vì vậy mà muốn hoàn thiện công tác quản lý dự án tại Tổng công ty lắp máy Việt Nam cần có sự phấn đấu nỗ lực của toàn bộ tập thể cán bộ công nhân viên chức từ lãnh đạo cho đến các công nhân xây dựng ngoài công trình. Thêm vào đó là sự hỗ trợ tích cực từ phía nhà nước để tạo động lực cho Tổng công ty có thể hoàn thiện được công tác quản lý của mình đối với tất cả các dự án do công ty làm chủ đầu tư.

2.1. Kiện toàn bộ máy tổ chức của tổng công ty nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý dự án.

Hiện nay bộ máy tổ chức của tổng công ty mặc dầu đã đựơc thay đổi nhiều lần cho phù hợp với tình hình thực tế của tổng công ty cũng như tình hình tổ chức của các tập đoàn trong lĩnh vực sản xuất tương tự. Thế nhưng trong bộ máy tổ chức hiện nay cũng không thể tránh khỏi các yếu nhược điểm của nó. Muốn cho hoạt động quản lý dự án của tổng công ty diễn ra một cách thuận lợi và đạt hiệu quả cao thì tổng công ty cần phải thay đổi,

chỉnh sữa lại một ít các nội dung trong bộ máy tổ chức: phải đổi mới bộ máy tổ chức bằng cách thay thế những nhà lãnh đạo cao tuổi bằng một nhà lãnh đạo trẻ tuổi hơn , tiếp thu nhanh hơn các vấn đề kinh tế nhạy cảm trên thị trường, nắm bắt tốt hơn các kiến thức quản lý mới nhất tiên tiến nhất trên thế giới. Bố trí lại nhân lực một cách phù hợp nhất, đúng với khả năng chuyên môn và trình độ của họ, phân công lao động hợp lý , tận dụng hết thời gian lao động của đội ngũ cán bộ và khai thác hết khả năng chuyên môn của từng người để phục vụ tốt hơn cho công tác quản lý dự án nói chung và công tác sản xuất kinh doanh , công tác đầu tư của tổng công ty.

2.2. Sử dụng máy móc công nghệ hiện đại vào quản lý dự án.

Máy móc công nghệ trong quản lý dự án đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của công tác quản lý dự án. Quản lý dự án hiện nay ở tổng công ty lắp máy Việt Nam mặc dù đã sử dụng nhiều loại máy móc công nghệ tương đối hiện đại như: máy fax, máy vi tính, máy chiếu, điện thoại, mạng internet... Tuy nhiên những loại máy móc này cũng chưa thấm vào đâu so với trình độ sử dụng máy móc công nghệ của các nước tiên tiến trên thế giới. Muốn hiện đại hoá các loại máy móc công nghệ hiện đại phục vụ cho công tác quản lý dự án ngoài việc sử dụng các loại máy như kể trên thì tổng công ty bằng nỗ lực và trình độ của mình để tạo ra các phần mềm quản lý phục vụ đắc lực cho công tác quản lý dự án. Nếu không đủ trình độ chuyên môn trong lĩnh vực chế tạo phần mềm thì buộc tổng công ty phải nhập khẩu, mua lại phần mềm quản lý tốt nhất tiên tiến nhất trên thế giới. Có như vậy thì tổng công ty mới có thể hoàn thiện được công tác quản lý dự án của mình và có thể nâng cao được năng lực quản lý dự án.

2.3. Hoàn thiện cơ chế pháp lý liên quan đến công tác đầu tư và quản lý

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý dự án tại tổng công ty láp máy Việt Nam LILAMA: thực trạng và giải pháp (Trang 83 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w