Đánh giá một số thuận lợi khó khăn trong công tác quảnlý dự án của Tổng công ty lắp máy Việt Nam LILAMA.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý dự án tại tổng công ty láp máy Việt Nam LILAMA: thực trạng và giải pháp (Trang 74 - 78)

1. Những thuận lợi:

Trong những năm vừa qua, Tổng công ty lắp máy Việt Nam LILAMA với kinh nghiệm trên 40 năm trong lĩnh vực xây lắp , với đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ , cơ sở kỹ thuật được trang bị tốt, cùng với sự hỗ trợ của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên luôn tạo điều kiện thuận lợi trong mọi hoạt động của tổng công ty ... Đã đạt được những

thành tựu đáng kể trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như đầu tư xây dựng , lắp đặt máy móc công trình . Đặc biệt có những bước tiến đáng kể trong lĩnh vực quản lý dự án đầu tư xây dựng . Đạt được những thành tựu trên là do có được những ưu thế thuận lợi như sau:

Thứ nhất: Về đội ngũ nhân sự thì tổng công ty lắp máy Việt Nam LILAMA là một tổng công ty có tỷ lệ cán bộ công nhân viên trẻ tuổi tương đối cao so với mặt bằng chung. Do đó có phong cách làm việc khá năng động sáng tạo, đầy nhiệt huyết, làm việc có hiệu quả cao. Đặc biệt đối với công tác quản lý dự án thì tổng công ty luôn tập hợp những cán bộ có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý dự án, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc và nhiệm vụ được giao phó.

Thứ hai: về lĩnh vực chuyên môn thì tổng công ty đã có trên 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực lắp máy do đó những thiếu sót, vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án cũng được hạn chế đi rất nhiều. Mặc dù có những dự án lớn, quan trọng thì công tác quản lý dự án của tổng công ty không đủ quyền hạn, khả năng để quản lý nhưng do xu thế toàn cầu hoá hiện nay thì tổng công ty có thể thuê tư vấn trong nước cũng như nước ngoài có đầy đủ kinh nghiêm, năng lực để thực hiện phần việc của mình, nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác quản lý dự án.

Thứ ba: về lụât pháp thì gần đây việc quản lý dự án đầu tư xây dựng đã được cụ thể hoá rất rõ ràng trong các luật và Nghị Định như: Luật đầu tư 2005, Nghị Định 52 và nghị định 16, nghị đinh 07… dần bổ sung và hoàn chỉnh cho công tác quản lý dự án đi theo một khuôn thước và logic nhất định. Từ đó mà công tác quản lý dự án cũng dễ dàng hơn nhiều. Cán bộ quản lý dự án không được làm trái với các quy định của luật đầu tư và nghị định hướng dẫn việc quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Tránh tình trạng lạm dụng quyền hạn và vị trí của mình để làm ảnh hưởng đến công tác quản lý cũng như hiệu quả của dự án.

Thứ tư: về quy mô của tổng công ty, hiện LILAMA có19 công ty con trực thuộc sự quản lý của tổng công ty và là một tập đoàn công nghiệp nặng, một tổng công ty trực thuộc sự quản lý của nhà nước cho nên hoạt động của nó được sự tài trợ nhiều từ ngân sách cũng như các chính sách hỗ trợ khác trong công tác quản lý dự án. Được nhà nước chú trọng rất nhiều trong việc đào tạo trình độ quản lý cho đội ngũ quản lý dự án. Cũng do lợi thế về quy mô cho nên việc lựa chọn đội ngũ nhân sự có năng lực để phục vụ cho công tác quản lý dự án được tốt nhất cũng không phải là vấn đề khó khăn.

Thứ năm: với vị thế gần như độc quyền trong lĩnh vực lắp máy công nghiệp nặng tại Việt Nam cho nên LILAMA gần như không có đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực lắp máy đối với thị trường trong nước. Chính vì thế mà LILAMA dễ trúng thầu các hợp đồng lớn, trọng điểm quốc gia, và những hợp đồng này lại thường có mối quan hệ với các nhà tư vấn, các chuyên gia quản lý nước ngoài cho nên năng lực quản lý dự án của tổng công ty ngày càng được nâng cao. Từ đó mà nâng cao hơn uy tín của LILAMA trong lĩnh vực lắp máy và đầu tư xây dựng.

Thứ 6: về nguồn vốn hoạt động , do LILAMA trực thuộc sự quản lý của nhà nước. Mặc dù có hạch toán độc lập cụ thể nhưng LILAMA luôn dành một sự quan tâm đặc biệt của nhà nước về vấn đề cung cấp tín dụng, ưu tiên vay vốn tại các ngân hàng thương mại. Điều này giúp cho hoạt động của tổng công ty diễn ra được dễ dàng hơn…

2. Những khó khăn trong công tác quản lý dự án của LILAMA

Bên cạnh những thuận lợi như vừa nêu trên thì hoạt động quản lý dự án của tổng công ty cũng gặp phải không ít những khó khăn do những nguyên nhân cả chủ quan và khách quan sau đây:

Thứ nhất: Trên cương vị là chủ đầu tư nhưng LILAMA là một tập đoàn công nghiệp nặng chuyên sâu trong lĩnh vực lắp máy. Chuyên nhận thầu lắp đặt các loại máy móc thiế bị công nghiệp quan trọng cho các dự án

lớn, trọng điểm quốc gia nhưng chỉ trong vai trò là người làm thuê. Được sự hỗ trợ và khuyến khích của nhà nước, trong thời gian gần đây LILAMA đã chuyển dần vị thế là người làm thuê sang vai trò của một người làm chủ do đó hoạt động sản xuất kinh doanh quản lý của tổng công ty cũng gặp khá nhiều khó khăn do chưa có nhiều kinh nghiệp trong lĩnh vực của một người làm chủ đối với các dự án đầu tư xây dựng có giá trị quá lớn, quan trọng cũng như hoạt động sản xuât kinh doanh.

Thứ hai: Đội ngũ cán bộ quản lý của tổng công ty mặc dù là trẻ đầy nhiệt huyết, tiếp cận nhanh với các công cụ quản lý hiện đại. Song cũng chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình . Do đó công tác quản lý dự án còn gặp nhiều khó khăn, để đi vào thực hiện toàn bộ một dự án thì đội ngũ quản lý của tổng công ty còn gặp nhiều vướng măc, giải quyết và xử lý tình huống còn châm, điều này gây ra tình trạng chậm trễ đối với các dự án do tổng công ty làm chủ đầu tư. Cần phải có thời gian để dần hoàn thiện. Chẳng hạn trong công tác đấu thầu các gói thầu do tổng công ty làm chủ đầu tư thì cán bộ tham gia đấu thầu chủ yếu là đội ngũ trẻ tuổi , thêm vào đó là sự thiếu sót trong công tác thực hiện đấu thầu do đó có nhiều dự án bị chậm trễ do công tác đấu thầu diễn ra không đúng tiến độ. Dự án xây dựng nhà hỗn hợp cao tầng LILAMA là một ví dụ minh hoạ cho điều đó . Điều này dẫn đến tình trạng chậm trễ trong toàn bộ tiến độ của dự án.

Thứ ba: hệ thống luật pháp của nước ta cũng chưa thực sự đồng bộ do đó gây ra nhiều khó khăn, cản trở trong công tác quản lý dự án của tổng công ty. Luật đầu tư mới ra đời do vậy mà vẫn còn nhiều bất hợp lý trong quá trình thực hiện.

Thứ tư: hiện nay, Việt Nam đã trong quá trình toàn cầu hoá , hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới chính vì vậy mà hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh của tổng công ty sẽ gặp nhiều khó khăn do phải đối đầu với các đối thủ mạnh trên toàn thế giới. Do vậy mà tổng công ty sẽ phải

nỗ lực hết mình để nâng cao sức cạnh tranh với các tập đoàn công nghiệp lớn mạnh trên toàn thế giới.

Thứ năm: hiện nay, do điều kiện tài chính của tổng công ty cộng với trình độ lạc hậu chung trong công tác quản lý dự án của cả nước cho nên công nghệ sử dụng để quản lý dự án của tổng công ty còn lạc hậu so với công nghệ quản lý của các nước trên thế giới. Các công cụ quản lý dự án còn đơn giản, chưa phong phú do đó không có nhiều cơ hội để lựa chọn. Điều này ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả quản lý dự án của tổng công ty trong thời gian vừa qua.

Thứ sáu: tổng công ty lắp máy Việt Nam đang trong quá trình cổ phần hoá do đó nguồn tài chính của tổng công ty , công tác tổ chức chưa thực sự ổn định, ảnh hưởng đến hoạt động của toàn bộ công ty nói chung và của công tác quản lý dự án nói riêng.

Thứ bảy: vấn còn hiện tượng lãng phí lực lượng lao động trong bộ máy quản lý. Tình trạng công việc ít hơn lao động do đó mà một số người không làm việc hết thời gian hoặc không đủ công việc để bố trí cho lao động, hoặc là những công việc quan trọng tập trung trong tay của một số ít người và một số ít người còn lại làm việc quá nhàn nhã. Điều này dẫn đến hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh trong công ty chưa thực sự

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý dự án tại tổng công ty láp máy Việt Nam LILAMA: thực trạng và giải pháp (Trang 74 - 78)