V. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC LẬP GIÁ DỰ THẦU CỦA CÔNG TY 50
2. Xây dựng hệ thống đơn giá vật liệu, nhân công, máy cụ thể, rõ ràng.
2.1. Căn cứ đưa ra biện pháp. 60
Thực tế cho thấy việc tính giá dự thầu của Công ty trong thời gian qua còn tương đối cứng nhắc, việc tính giá hoàn toàn dựa vào định mức dự toán xây dựng cơ bản của Nhà nước và những thông báo giá trong từng thời kỳ ở từng địa phương, trong khi những quy định về giá này được tính toán trong điều kiện trung bình và được áp dụng cho một thời kỳ dài nên không thể dự tính hết được sự biến động liên tục theo từng ngày, thậm chí từng giờ của thị trường nguyên vật liệu, nhiên liệu,…
Xuất phát từ tồn tại là định mức vật liệu, xe máy thiết bị, nhân công lấy theo định mức xây dựng cơ bản của nhà nước; đơn giá phần lớn nguyên vật liệu thi công được lấy theo đơn giá chung của địa phương; đơn giá xe máy thiết bị thi công lấy theo đơn giá chung của ngành, chưa lập được bộ đơn giá
riêng nên giá không bám sát được với tình hình thực tế trên thị trường ở thời điểm lập giá, chi phí máy so với thực tế còn sự chênh lệch khá lớn làm giảm tính cạnh tranh về giá dự thầu.
Do đó, xây dựng bộ đơn giá riêng cho từng công trình ở từng thời kỳ căn cứ trên sự theo dõi những biến động của giá cả thị trường là hết sức cần thiết cho công tác lập giá dự thầu, tăng tính cạnh tranh của giá.
2.2. Nội dung biện pháp. 61
Đối với các loại nguyên vật liệu chính dùng cho thi công, thường xuyên cập nhật các thông tin, dự đoán sự biến động của giá cả, tính toán và đưa ra mức đơn giá phù hợp cho từng công trình ở thời điểm lập giá.
Cán bộ lập giá cần căn cứ vào tình hình thực tế của Công ty, đặc điểm cụ thể của từng công trình để tính toán chi phí một cách hợp lý hơn. Cần xác định xem, vị trí công trình như vậy sẽ tiết kiệm được chi phí vận chuyển, chi phí nguyên vật liệu cụ thể như thế nào. Nếu công trình gần nơi công ty sản xuất vật liệu như: gần mỏ đá Áng Sơn, gần nơi sản xuất cấu kiện,… thì công ty có thể tiết kiệm được nguyên vật liệu, giảm lượng hao hụt, giảm chi phí vận chuyển, chi phí xe máy thiết bị vận chuyển,… hay công trình gần nơi mà công ty có công trình đang thi công hoặc sắp thi công thì như vậy sẽ tận dụng tối đa được ca máy thiết bị thi công, như vậy cũng tiết kiệm được chi phí.
Đối với xe máy thiết bị thi công căn cứ trên từng tình hình thực tế khấu hao máy móc thiết bị của Công ty, tính toán và đưa ra mức đơn giá phù hợp.
Xây dựng được bộ đơn giá riêng,cụ thể, chi tiết cho từng công trình. 2.2.1. Chi phí nguyên vật liệu.
Khi tính chi phí nguyên vật liệu như: cốt pha, đà giáo, khuôn hợp kim… Các loại vật liệu này chưa đủ tiêu chuẩn xếp vào tài sản cố định nên không tính khấu hao mà khấu trừ dần giá trị vào giá trị công tác xây lắp theo công thức kinh nghiệm sau:
Trong đó:
Kcgt là hệ số chuyển giá trị của vật liệu luân chuyển qua mỗi lần sử dụng. h là tỷ lệ bù hao hụt (%) kể từ lần thứ 2 trở đi.
n là số lần sử dụng vật liệu luân chuyển 2 là hệ số kinh nghiệm.
Như vậy, chi phí vật liệu trong đơn giá dự thầu được tính bình quân như sau:
Trong đó:
KVLP là hệ số chi phí vật liệu phụ so với giá trị nguyên liệu chính. (KVLP=0.005-0.10).
DMVLCi là định mức vật liệu chính i.
GVLCi là giá 1 đơn vị tính loại nguyên liệu chính i theo mặt bằng giá. Q là khối lượng công tác xây lắp có sử dụng vật liệu luân chuyển. CVLLCj là giá mua vật liệu luân chuyển j.
Kcgtjlà hệ số chuyển giá trị vật liệu luân chuyển loại j vào sản phẩm qua 1 lần sử dụng.
Ví dụ: Tính chi phí vật liệu cho 1m3 khung bêtông để lập giá dự thầu (mặt bằng giá giả định). Đây là loại bêtông cốt thép đổ tại chỗ, 4 tầng Mác 200, Ximăng P400, đá dăm 1x2, thép loại AII, cường độ Ra=2100kg/1cm2
Ván khuôn dầy 3cm luân chuyển 8 lần. Theo tính toán, nhà thầu cần:
- Xi măng: 296kg.
- Cát vàng hạt vừa: 0.479 m3 - Đá dăm: 0.733m3
- Thép: 3tạ
- Ván khuôn:12.5 m2
- Cây chống: 10% giá trị ván khuôn
- Dây thép buộc: 1.5kg
Hao hụt: Ximang 3%; Cát 3%; Đá dăm 3%; Thép 1.5%; Bù hao hụt ván khuôn:15%
Giá: Ximăng: 850,000đ/tấn; Cát: 80,000đ/m3; Đá dăm: 110,000đ/m3; Thép: 4,200đ/kg; Dây thép buộc: 7,000đ/kg; Ván khuôn: 800,000đ/m3
Tính: - Chi phí ximăng: 296*850*1.03=259,148 đồng. - Chi phí cát: 0.479*80,000*1.03=39,469.6 đồng. - Chi phí đá dăm: 0.733*110,000*1.03=83,049 đồng. - Chi phí thép: 300*4,200*1.015= 1,278,900 đồng. - Chi phí thép buộc: 1.5*7,000=10.500 đồng. - Chi phí ván khuôn= giá trị ván khuôn x Kgt.
+ Giá trị ván khuôn= (12.5*0.03)*800,000=300,000 đồng.
+ Hệ số chuyển giá trị: Kcgt=( h(n-1)+2)/2n=(0.15*(8-1)+2)/(2*8)=0.19 --->> Chi phí ván khuôn = 300,000*0.19=57,000 đồng.
- Chi phí cây chống: 0.1*57,000=5,700 đồng.
Tổng các chi phí trên chính là đơn giá vật liệu cho 1m3 khung bêtông Mác200. Chi phí đó bằng: 1,733,766.6 đồng.
2.2.2. Chi phí máy.
Chi phí sử dụng máy cần xác định căn cứ vào các trường hợp cụ thể. *Trường hợp Công ty dự kiến đi thuê máy.
Cần tính toán chính xác để quyết định thuê hẳn máy hay thuê máy theo ca. Gọi: x là số ca máy cấn thiết để thi công khối lượng công tác.
g là giá ca máy.
CF là chi phí cố định thuê máy 1 lần trong khoảng thời gian xác định. Cv là chi phí biến đổi trả thêm cho 1 ca máy tùy thuộc vào số ca máy vận hành.
Lúc này, điểm hoà vốn (tổng chi phí thuê máy hẳn bằng tổng chi phí thuê máy theo ca) ứng với số ca máy x là:
Nếu số ca máy cần thiết <x thì nên thuê máy theo ca. Nếu số ca máy cần thiết >x thì nên thuê máy hẳn.
*Trường hợp Công ty dự kiến sử dụng máy tự có để thi công gói thầu: Trong trường hợp này, Công ty cần căn cứ vào biện pháp kỹ thuật thi công lựa chọn, vẽ biểu đồ cung ứng thiết bị, xác định loại máy thực hiện gói thầu, số lượng ca máy từng loại, thời điểm cung ứng thiết bị trên cơ sở đơn giá nội bộ về tiền lương giao khoán lái máy, khấu hao sử dụng máy,… để xác định chi phí máy.
Để xác định chi phí máy cần xác định giá ca máy.
Theo thông tư 06/2005/TT-BXD ngày 15 tháng 4 năm 2005 của Bộ Xây Dựng: “ Giá ca máy là mức chi phí dự tính cần thiết cho máy và thiết bị thi công làm việc trong một ca’.
Công thức tổng quát xây dựng giá ca máy (CCM): CCM = CKH+ CSC + CNL + CTL + CCPK (đ/ca) Trong đó:
- CKH: Chi phí khấu hao (đ/ca) - CSC: Chi phí sửa chữa (đ/ca)
- CNL: Chi phí nhiên liệu - năng lượng (đ/ca)
- CTL: Chi phí tiền lương thợ điều khiển máy (đ/ca) - CCPK: Chi phí khác (đ/ca)
- Chi phí khấu hao tính trong giá ca máy là khoản chi về hao mòn của máy và thiết bị thi công trong thời gian sử dụng, được xác định theo công thức:
CKH = (Giá tính khấu hao - Giá trị thu hồi) x Định mức khấu hao năm Số ca năm
- Chi phí sửa chữa tính trong giá ca máy là các khoản chi nhằm duy trì và khôi phục năng lực hoạt động theo trạng thái hoạt động tiêu chuẩn của máy.
Công thức tính CSC:
CSC = Giá tính khấu hao x Định mức sửa chữa năm
Số ca năm
- Chi phí nhiên liệu, năng lượng tính trong giá ca máy là khoản chi về nhiên liệu, năng lượng tạo ra động lực cho máy hoạt động (xăng, dầu, điện hoặc khí nén) và các loại nhiên liệu phụ như dầu mỡ bôi trơn, nhiên liệu để điều chỉnh, nhiên liệu cho động cơ lai, dầu truyền động.
Công thức tính CNL:
CNL = CNLC + CNLP
Trong đó:
+CNLC: Chi phí nhiên liệu, năng lượng chính (lít/ca, kWh/ca, m3/ca)
CNLC = Định mức nhiên liệu năng lượng x Giá nhiên liệu năng lượng
+ CNLP: Chi phí nhiên liệu, năng lượng phụ
CNLP = CNLC x Kp
Kp là hệ số chi phí nhiên liệu, dầu mỡ phụ cho một ca máy làm việc, được quy định như sau
- Chi phí tiền lương thợ điều khiển máy tính trong giá ca máy là khoản chi về tiền lương và các khoản phụ cấp lương tương ứng với cấp bậc của người điều khiển máy theo yêu cầu kỹ thuật.
Công thức tính CTL:
CTL = Tiền lương cấp bậc + Các khoản lương phụ và phụ cấp lương
Số công một tháng
- Chi phí khác của máy tính trong giá ca máy là các khoản chi đảm bảo cho máy hoạt động bình thường, có hiệu quả tại công trình.
Công thức tính CCPK:
CCPK = Giá tính khấu hao x Định mức chi phí khác năm
Số ca năm
Nội dung chi phí khác bao gồm:
- Chi phí bảo hiểm máy, thiết bị trong quá trình sử dụng;
- Chi phí bảo quản máy và phục vụ cho công tác bảo dưỡng kỹ thuật trong bảo quản máy;
- Chi phí đăng kiểm các loại; - Chi phí khác có liên quan. 2.2.3. Chi phí chung.
Chi phí chung có thể phân tách chi tiết hơn thành 2 bộ phận: *Phần chi phí chung liên quan trực tiếp tại công trường (C1).
C1 gồm có:
- Chi phí văn phòng, thông tin liên lạc.
- Tiền thuê nhà, đất làm văn phòng công trường. - Tiền lương cho nhân viên quản lý thi công.
- Lương, phụ cấp trong những ngày không trực tiếp sản xuất. - Tiền đền bù do điều kiện làm việc, sống, đi lại khó khăn…
*Phần chi phí chung: gồm những chi phí phân bổ từ doanh nghiệp (C2). C2 gồm có:
- Tiền thuê nhà, đất làm trụ sở doanh nghiệp. - Tiền mua dụng cụ văn phòng.
- Sửa chữa, khấu hao tài sản cố định văn phòng. - Lương, phụ cấp cho cán bộ quản lý doanh nghiệp. - Chi phí nghiên cứu phát triển.
- Trợ cấp thôi việc, ốm đau, hưu trí… - Chi phí phúc lợi.
- Thưởng.
- Chi phí cho hoạt động xã hội.
Chi phí chung cho 1 hạng mục trong đơn giá dự thầu xác định theo công thức: C= C1+C2.
C1=T*a1.
C2=(T +C1)*a2.
C= C1+C2= (a1+a2+a1*a2)*T.
Trong đó: T là chi phí trực tiếp; a1, a2 là tỷ lệ do Công ty xác định. Xác định a1, a2:
- Phân loại nhóm công trình mà Công ty đã trực tiếp thực hiện - Chọn mọt số đối tượng tiêu biểu có tính chất tiêu biểu.
- Khảo sát các loại chi phí có liên quan: Vật liệu, nhân công, máy, trực tiếp khác, chi phí chung.
- Xác định a1, a2 theo từng công trình đại diện
a1i= C1i/Ti=Σ a1i/n
a2i =C2i/(Ti+C1i) = Σ a2i/n
Ví dụ: số liệu khảo sát về chi phí của 3 công trình đại diện cho 1 nhóm công trình cụ thể như sau:
Khoản mục chi phí Đơn vị tính Công trình A B C Chi phí trực tiếp C1 C2 tỷ đồng tỷ đồng tỷ đồng 28 0.145 0.082 30 0.162 0.080 29 0.153 0.094
Tính chi phí chung (C) cho 1 công trình của nhóm này có chi phí trực tiếp là 28.5 tỷ đồng.
Ta có:
a1=(0.145/28+0.162/30+0.153/29)/3=0.53%
a2=(0.082/28.145+0.080/30.162+0.094/29.153)/3=0.293%.
C=(0.0053+0.00293+0.0053*0.00293)*28.5=0.253 tỷ đồng.
2.3. Lợi ích mạng lại cho công ty. 68
Xây dựng được bộ đơn giá riêng, chi tiết, cụ thể cho từng công trình thì sẽ tránh tính thiếu, tính thừa các chi phí nên đơn giá sẽ bám sát được tình hình thực tế nơi thi công công trình mà hạn chế được việc phải điều chỉnh bổ sung gây mất thời gian, công sức. Từ đó xây dựng được một giá bỏ thầu hợp lý đương nhiên có được giảm giá dự thầu (nếu có) hiệu quả mang lại kết quả mong muốn trong đấu thầu cho Công ty.