Quy trình lập giá dự thầu xây lắp ở Công ty 25

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác dự thầu của Công ty Liên doanh Công trình Giao thông Hữu Nghị (Trang 28 - 44)

II. THỰC TẾ LẬP GIÁ DỰ THẦU XÂY LẮP Ở CÔNG TY 23

3.Quy trình lập giá dự thầu xây lắp ở Công ty 25

3.1. Thu thập thông tin về các gói thầu, nghiên cứu cơ hội thắng thầu. 25

- Cán bộ phòng kế hoạch kỹ thuật có nhiệm vụ thu thập thông tin về các gói thầu như: tên gói thầu, giá gói thầu, nguồn vốn, hình thức lựa chọn nhà thầu, phương thức đấu thấu, thời gian lựa chọn nhà thầu, hình thức hợp đồng, thời gian thực hiện hợp đồng...thông qua: hệ thống thông tin đại chúng, phương tiện truyền thông (internet, báo đấu thầu...), quan hệ với chủ đầu tư, cơ quan quản lý...

- Căn cứ vào các thông tin có được nhân viên phòng kỹ thuật phân tích một cách chi tiết, cụ thể chính xác đối với từng gói thầu: quy mô, yêu cầu kỹ thuật, chất lượng, tiến độ, mức độ cạnh tranh trong đấu thầu...; tìm hiểu những đòi hỏi cụ thể của chủ đầu tư đối với gói thầu.

- Qua sự phân tích trên, căn cứ vào yêu cầu và khả năng của Công ty để lựa chọn ra gói thầu sẽ tham gia tranh thầu. Đồng thời xác định được điểm mạnh - điểm yếu, cơ hội – nguy cơ và dự kiến các tình huống có thể xảy ra.

3.2. Chuẩn bị và tiến hành lập giá dự thầu. 26

3.2.1. Chuẩn bị.

+ Hồ sơ mời thầu.

+ Các thông tư, văn bản hướng dẫn tính giá: định mức dự toán xây dựng, bảng giá ca máy và thiết bị thi công, bảng đơn giá nhân công,…

+ Bảng giá vật liệu tới chân công trình.

- Xác định phương án tổ chức thi công: áp dụng công nghệ mới trong thi công, phương pháp tuần tự, song song,...

3.2.2. Tiến hành lập giá dự thầu.

Nhiệm vụ tính giá dự thầu ở Công ty được giao cho 1 nhân viên phòng kỹ thuật thực hiện. Quy trình tính giá được thực hiện như sau:

Tìm hiểu hồ sơ mời thầu để biết được những yêu cầu của bên mời thầu với gói thầu, đặc biệt những yêu cầu liên quan tới việc tính giá.

Đọc bản vẽ thiết kế đã được duyệt trong hồ sơ mời thầu để tínhkhối lượng của hồ sơ mời thầu.

So sánh khối lượng trong tiên lượng mời thầu của hồ sơ mời thầu với khối lượng tự tính.

Làm văn bản gửi chủ đầu tư về khối lượng chênh lệch giữa khối lượng trong tiên lượng mời thầu với khối lượng trong bản vẽ (nếu có).

Lập các biểu mẫu tính giá.

+ Bảng phân tích đơn giá chi tiết. + Bảng dự toán chi tiết.

+ Bảng tổng hợp giá dự thầu.

3.3. Trình duyệt giá. 27

Sau khi lập được đơn giá cho công trình tham gia dự thầu, cán bộ lập giá sẽ tổng hợp giá của toàn bộ gói thầu, trình giám đốc xem xét, phê duyệt. Giám đốc căn cứ vào các yêu cầu của chủ đầu tư, khả nẳng hiện tại của công ty, chiến lược kinh doanh của công ty để xét duyệt. Nếu giám đốc xét thấy phù hợp thì sẽ phê duyệt; còn thấy chưa phù hợp thì bộ phận lập giá phải điều chỉnh lại theo yêu cầu và chỉ đạo của giám đốc.

Dựa vào mức độ cạnh tranh, sự hấp dẫn của công trình và thực lực của Công ty, người lãnh đạo quyết định có giảm giá hay không và tỷ lệ giảm giá là bao nhiêu?

Thư giảm giá được để trong phong bì to đựng cùng với hồ sơ dự thầu hoặc để riêng trong một phong bì nhỏ được dán kín có dấu niêm phong và phải được nộp cho bên mời thầu trước thời điểm đóng thầu.

Trong thư giảm giá, Công ty ghi rõ tỷ lệ giảm giá hoặc số tiền giảm, giá bỏ thầu sau giảm giá, giảm giá ở những phần việc gì, đơn giá nào và đơn giá dự thầu trước khi giảm giá. Tổng tiền giảm ở các đơn giá, các hạng mục phải bằng tổng số tiền xin giảm. Có trường hợp Công ty không ghi rõ hạng mục, đơn giá được giảm hay tỷ lệ giảm mà chỉ có giá trị giảm thì được hiểu: mức giảm giá đó tính chung cho tất cả các hạng mục hay tính tỷ lệ giảm chung cho tất cả các đơn giá dự thầu.

(Nguồn: Phòng kế hoạch – kỹ thuật)

4.Tổ chức công tác lập giá dự thầu. 28

4.1. Thu thập thông tin về các gói thầu, nghiên cứu cơ hội thắng thầu. 28

Phòng kế hoạch – kỹ thuật có trách nhiệm tìm hiểu thông tin về gói thầu qua thông tin đại chúng, báo chí, phát thanh, truyền hình; tìm hiểu mối quan hệ giữa các doanh nghiệp; thông báo mời thầu của chủ đầu tư; các đặc thù của

Thu thập thông tin về các gói thầu, nghiên cứu cơ hội thắng thầu

Chuẩn bị và tiến hành lập giá dự

thầu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trình duyệt giá

Xác định giảm giá dự thầu (nếu có).

Chuẩn bị lập giá

Lập giá dự thầu

Tài liệu liên quan

Phương án tổ chức thi công

Tìm hiểu hồ sơ mời thầu

Đọc bản vẽ, tính lại khối lượng.

So sánh khối lượng trong tiên lượng mời thầu với

khối lượng tự tính

Phúc đáp chênh lệch khối lượng (nếu có)

vùng, nguồn vốn đầu tư, tính cạnh tranh của gói thầu,… Từ đó, đưa ra cơ hội thắng thầu.

Sau khi xác định được cơ hội thắng thầu, trình giám đốc để quyết định đơn vị có tham gia tranh thầu hay không.

Công việc này được tiến hành liên tục trong quá trình hoạt động của Công ty.

4.2. Chuẩn bị và tiến hành lập giá dự thầu.29

Nhân viên phòng kế hoạch kỹ thuật phối hợp với nhau trong việc:

- Chuẩn bị các tài liệu liên quan phục vụ cho việc tính giá nói riêng, việc đấu thầu nói chung; liên tục cập nhật những quy định mới được ban hành (thông tư, nghị định hướng dẫn điều chỉnh đơn giá nhân công, xe máy thiết bị thi công,…).

- Tính lại khối lượng từ bản vẽ thiết kế trong hồ sơ mời thầu.

Cán bộ tính giá tính chi tiết giá cho từng hạng mục phân bổ cho từng khoản mục chi phí: chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy, chi phí chung, lãi dự kiến, thuế,…Lập thành biểu tính giá: bảng phân tích đơn giá chi tiết, bảng dự toán, bảng tổng hợp giá dự thầu.

Công việc này tiến hành lâu nhất trong quá trình chuẩn bị đấu thầu. Tuỳ từng gói thầu lớn nhỏ, nhiều hay ít hạng mục mà thời gian thực hiện hoàn thành khác nhau nhưng dài nhất là trong 1 tuần.

4.3. Trình duyệt giá.29

Giám đốc Công ty sẽ căn cứ vào yêu cầu của chủ đầu tư, khả năng hiện tại của Công ty, chiến lược kinh doanh của Công ty để xét duyệt. Công việc này sẽ tiến hành ngay sau khi cán bộ lập giá trình giám đốc duyệt và thời gian mất 1 ngày.

4.4. Xác định giảm giá dự thầu.29

Trưởng phòng kế hoạch sẽ đưa ra tỷ lệ giảm giá hoặc giá trị giảm giá nếu cần thiết. Sau đó trình giám đốc quyết định 1 lần nữa. Công việc này cũng mất 1 ngày.

Công việc Trách nhiệm

Mô tả công việc Thời gian

Thu thập thông tin về các gói thầu, nghiên cứu cơ hội tranh thầu

Phòng kế hoạch kỹ

thuật

- Thu thập thông tin về gói thầu qua các thông tin đại chúng: báo chí, truyền hình, mạng internet,… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Xác định cơ hội thắng thầu - Trình lên giám đốc xem xét

Tiến hành liên tục trong quá trình hoạt động của Công ty. Giám đốc Quyết định tham gia đấu thầu hay không

Chuẩn bị và tiến hành lập giá dự thầu. Nhân viên phòng kế hoạch kỹ thuật

- Nhân viên phòng kế hoạch kỹ thuật phối hợp với nhau trong việc chuẩn bị các tài liệu liên quan phục vụ cho việc tính giá, liên tục cập nhật những quy định mới được ban hành (thông tư, nghị định hướng dẫn điều chỉnh đơn giá nhân công, xe máy thiết bị thi công,…); tính lại khối lượng từ bản vẽ thiết kế trong hồ sơ mời thầu.

- Cán bộ tính giá lập các biểu tính giá: phân tích đơn giá chi tiết, dự toán, tổng hợp giá. Dài nhất là 1 tuần Trình duyệt giá Giám đốc Công ty.

Căn cứ vào yêu cầu của chủ đầu tư, khả năng hiện có,…xét duyệt giá

1 ngày Xác định giảm giá dự thầu Trưởng phòng kế hoạch kỹ thuật

- Đưa ra tỷ lệ giảm giá căn cứ vào điều kiện cụ thể của Công ty và chiến lược tranh thầu rồi trình lên giám đốc

1 ngày

Giám đốc - Đưa quyết định cuối cùng

(Nguồn: Phòng kế hoạch - kỹ thuật)

Phương pháp xác định giá dự thầu là cách thức mà nhà thầu thực hiện nhằm xác định một giá dự thầu đáp ứng khả năng trúng thầu cao nhất, hoặc đạt được một xác suất trúng thầu nào đó thoả mãn những điều kiện đặt ra trước.

Phương pháp mà cán bộ lập giá Công ty Hữu Nghị sử dụng là phương pháp xác định giá dự thầu bằng cách phân chia chi phí thành các khoản mục.

Bước 1:Xác định đơn giá dự thầu cho từng công việc của hạng mục.

Đơn giá dự thầu của công tác xây lắp thứ i (ĐGi) bao gồm: + Chi phí vật liệu (VL).

+ Chi phí nhân công (NC). + Chi phí máy xây dựng (M). + Chi phí trực tiếp khác (TT). + Chi phí chung (C).

+ Thu nhập chịu thuế tính trước hay lãi dự kiến của nhà thầu (L). + Thuế giá trị gia tăng (VAT).

Sau đây là phương pháp xác định các chi phí thành phần trong đơn giá dự thầu:

5.1. Xác định chi phí vật liệu (VL). 31

Chi phí vật liệu là những chi phí về nguyên liệu chính, vật liệu phụ, các kết cấu bán thành phẩm, các vật liệu luân chuyển (ván khuôn, đà giáo…), các thiết bị vệ sinh đi kèm với nguyên vật liệu chi phí vật liệu tính đến chân công trình. ở đây không kể nguyên vật liệu dùng cho máy thi công, lán trại, thi công, nguyên nhiên liệu các xưởng sản xuất phụ.

*Chi phí vật liệu (VL) được xác định căn cứ vào số lượng từng loại vật liệu đủ quy cách chất lượng tính cho 1 đơn vị tính và giá bán các loại vật liệu đó bán tại nơi cung cấp vật liệu, bảng giá cước vận tải hàng hoá và các quy định hiện hành về tính đơn giá vật liệu tại chân công trình.

+ Nguyên vật liệu chính cấu thành sản phẩm có tính đến hao hụt trong khi thi công theo định mức của doanh nghiệp.

+ Vật liệu phụ: tính theo % so với giá trị nguyên liệu chính (khoảng từ 5% - 10%).

+ Vật liệu luân chuyển như cốt pha, đà giáo, khuôn hợp kim…

Công thức tính chi phí nguyên vật liệu như sau:

VL= Σ QjxDjvlxkVL Trong đó:

Qj là lượng vật liệu chính thứ i tính cho một đơn vị khối lượng công tác hoặc kết cấu trong định mức dự toán xây dựng cơ bản.

Djvl là giá tính đến hiện trường xây dựng của một đơn vị vật liệu chính thứ j. KVL là hệ số tính đến chi phí vật liệu phụ so vơí tổng chi phí vật liệu chính quy định trong định mức dự toán xây dựng cơ bản hay kết cấu xây dựng (nếu có).

Giá vật liệu xây dựng bình quân đến hiện trường xây dựng được xác định theo thông báo giá của Liên Sở.

5.2. Xác định chi phí nhân công (NC).32 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chi phí nhân công là chi phí tiền lương (lương cơ bản, phụ cấp lưu động, phụ cấp không ổn định sản xuất, lương phụ cho nghỉ lễ tết và một số chi phí lương khác) của công nhân trực tiếp làm nhiệm vụ xây lắp kể cả công nhân chuyên nghiệp hoặc không chuyên nghiệp. ở đây không tính lương của công nhân điều khiển, công nhân sản xuất ở các phân xưởng phụ cũng như của cán bộ công nhân viên gián tiếp.

Chi phí nhân công được xác định căn cứ vào: + Cấp bậc thợ bình quân cho từng loại công việc. + Giá nhân công trên thị trường lao động.

+ Khối lượng công việc thực hiện trong ngày công.

NC= Σ Qj xDjnc xknc Trong đó:

Djnclà mức đơn giá tiền lương ngày công trực tiếp xây dựng bình quân tương ứng với cấp bậc quy định trong định mức dự toán xây dựng của công tác hoặc kết cấu xây dựng thứ j.

Qj là lượng hao phí lao động tính bằng ngày công trực tiếp của công tác hoặc kết cấu xây dựng thứ j theo cấp bậc bình quân trong định mức dự toán xây dựng cơ bản.

Knc là hệ số điều chỉnh nhân công (nếu có).

Theo thông tư số 07/2006/TT-BXD ngày 10 tháng 11 năm 2006 về điều chỉnh dự toán chi phí xây dựng thì hệ số điều chỉnh nhân công xác định theo từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc xác định theo công trình khi công trình được xây dựng đơn giá theo chế độ tiền lương và các chế độ chính sách tiền lương riêng.

Chi phí nhân công trong dự toán xác định trên cơ sở đơn giá địa phương ban hành đã tính với mức lương tối thiểu là 350.000đ/tháng thì hệ số điều chỉnh bằng mức lương tối thiểu chung mới chia cho mức lương tối thiểu đã tính trong đơn giá 350.000đ/tháng.

Như vậy, chi phí nhân công trong dự toán chi phí xây dựng công trình lập theo đơn giá xây dựng cơ bản nói trên được nhân với hệ số điều chỉnh tương ứng (knc) quy định tại bảng 5.

5.3. Xác định chi phí máy (M). 33

Chi phí máy là những chi phí phục vụ máy trực tiếp thi công xây lắp công trình, hạng mục công trình, bao gồm:

+ Chi phí một lần: là những chi phí chỉ phát sinh 1 lần (làm đường tạm chi cầu, tháo cầu…)

+ Chi phí thường xuyên như: chi phí nhiên liệu, động lực, khấu hao máy thi công, bảo dưỡng định kỳ, tiền lương công nhân điều khiển máy thi công.

5.3.1. Trường hợp thuê máy.

Trường hợp khối lượng công tác làm bằng máy ít, thời gian thi công ngắn thì thuê máy theo ca. Giá ca máy theo giá thị trường xây dựng, cũng có khi dùng giá ca máy do nhà nước ban hành theo một mặt bằng nhất định và có điều chỉnh cho phù hợp cho người có máy cho thuê đủ bù đắp các chi phí và có lãi

Nếu khối lượng công tác làm bằng máy nhiều và thời gian thi công dài (trên 1 năm) thì công ty phải xem xét mối quan hệ giữa chi phí cố định và chi phí biến đổi để đưa ra quyết định hợp lý.

5.3.2. Trường hợp máy của Công ty.

Chi phí trong một ca máy bao gồm:

+ Khấu hao cơ bản (có tính đến hao mòn vô hình). + Khấu hao sửa chữa lớn, sửa chữa vừa và bảo dưỡng. + Chi phí nhiên liệu, động lực, năng lượng.

+ Chi phí tiền công cho thợ máy.

+ Chi phí khác và các chi phí quản lý máy. Công thức tính chi phí máy như sau:

M = Σ QjxDjmxkmtc Trong đó:

Qj là lượng hao phí ca máy của loại máy, thiết bị chính thứ j tính cho một đơn vị khối lượng công tác hoặc kết cấu xây dựng quy định trong định mức dự toán xây dựng cơ bản.

Djm là giá dự toán ca máy của loại máy, thiết bị chính thứ j (theo bảng giá dự toán ca máy, thiết bị thi công).

kmtclà hệ số điều chỉnh chi phí máy thi công (nếu có).

Theo thông tư số 07/2006/TT-BXD ngày 10 tháng 11 năm 2006 về điều chỉnh dự toán chi phí xây dựng thì hệ số điều chỉnh chi phí máy thi công xác định theo công trình khi công trình được xây dựng bảng giá ca máy và thiết bị thi công riêng.

Chi phí máy thi công trong dự toán tính theo đơn giá địa phương với bảng giá ca máy và thiết bị thi công đó tính với mức lương tối thiểu là

350.000đ/tháng và chi phí nhiên liệu, năng lượng tại thời điểm tính thì hệ số điều chỉnh được xác định bằng phương pháp bình quân gia quyền của chi phí theo nhóm máy.

Theo nguyên tắc trên hệ số điều chỉnh chi phí máy thi công trong dự toán chi phí xây dựng của các tỉnh, thành phố là 1,05. Những tỉnh, thành phố (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác dự thầu của Công ty Liên doanh Công trình Giao thông Hữu Nghị (Trang 28 - 44)