- Thời kỳ 2001 2005: đóng góp vào ngân sách từ các doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố ngày càng tăng, tổng thu ngân sách đạt 56,94 triệu USD (kể cả xuất nhập
d. FDI góp phần tạo nên một số vấn đề xã hội mớ
3.2.4. Xây dựng các khu công nghiệp tập trung và giải quyết vấn đề quyền sử dụng đất cho sản xuất công nghiệp, dịch vụ
dụng đất cho sản xuất công nghiệp, dịch vụ
Đà Nẵng là thành phố có diện tích không lớn, do vậy, các KCN thực sự là địa điểm thu hút phần lớn vốn FDI. Số dự án FDI ở trong các KCN hiện nay chiếm trên 50% tổng số dự án FDI trên địa bàn, trong đó chủ yếu là các dự án quy mô lớn. Toàn thành phố đang có tổng cộng 5 KCN với tổng diện tích 1.450 ha, trong đó còn 600 ha, chiếm 41,3%, chưa có nhà đầu tư thuê đất, cần tập trung thu hút. Các KCN có lợi thế là được ưu đãi về chính sách, có kết cấu hạ tầng tương đối hoàn chỉnh, có dịch vụ hỗ trợ đi kèm, thời gian giao đất cho nhà đầu tư nhanh. Về phát triển và khai thác KCN để thu hút đầu tư, Đà Nẵng cần tập trung xử lý những vấn đề sau:
- Đối với các KCN do chủ đầu tư là Công ty Phát triển và khai thác hạ tầng KCN dùng vốn ngân sách để đầu tư thì cần tiếp tục hoàn chỉnh một số công trình hạ tầng kỹ thuật dở dang, thu hút các dự án để lấp đầy. Cụ thể, đối với KCN dịch vụ thuỷ sản Thọ
Quang, cần tiếp tục thực hiện chủ trương chuyển quyền sử dụng đất trong KCN cho các nhà đầu tư trong nước, đồng thời kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài có năng lực trong lĩnh vực chế biến thuỷ sản đầu tư vào KCN này. Ngoài ra, cần đẩy mạnh tiến độ thi công và hoàn chỉnh hạ tầng khu công nghệ cao Hoà Cầm.
- Đối với KCN Đà Nẵng (khu chế xuất Masda cũ), tiếp tục kêu gọi các dự án công nghệ sạch, tuyệt đối không gây ô nhiễm môi trường vì gần các khu du lịch ven biển.
- Thực hiện chủ trương xã hội hoá để huy động nguồn vốn từ nhiều thành phần kinh tế để đầu tư vào KCN Hoà Khánh (mở rộng) và KCN Liên Chiểu theo hướng đầu tư kết cấu hạ tầng đồng bộ, hoàn chỉnh, không thực hiện theo phương pháp cuốn chiếu như trước đây. Mục tiêu hướng tới là thu hút các nhà đầu tư Nhật Bản trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, với các dự án sử dụng ít lao động nhưng công nghệ cao, sạch, bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường.
- Tiếp tục hoàn thiện các quy định về quản lý nhà nước đối với các KCN. i) Tiếp tục thực hiện cơ chế “một cửa”. ii) Tin học hoá các hoạt động quản lý nhà nước trong các KCN, cập nhập thông tin kịp thời cung cấp cho các nhà đầu tư, tiếp nhận, xử lý và phản hồi những thông tin nhà đầu tư quan tâm. iii) Tiến hành đào tạo lại, nâng cao cả trình độ năng lực lẫn phẩm chất cho cán bộ làm việc tại Ban Quản lý các KCN và chế xuất, đáp ứng tốt yêu cầu của nhà đầu tư.