Đánh giá chung tình hình thu hút vốn FDI ở Đà Nẵng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Những giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay ppt (Trang 64 - 65)

- Thời kỳ 2001 2005: đóng góp vào ngân sách từ các doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố ngày càng tăng, tổng thu ngân sách đạt 56,94 triệu USD (kể cả xuất nhập

d. FDI góp phần tạo nên một số vấn đề xã hội mớ

2.2.3. Đánh giá chung tình hình thu hút vốn FDI ở Đà Nẵng

Đánh giá tổng thể, trong những năm qua, vốn FDI ở Đà Nẵng đã có những đóng góp tích cực vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, có tác dụng thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH; mở ra nhiều ngành nghề, sản phẩm mới, nâng cao năng lực quản lý và trình độ công nghệ, mở rộng thị trường và tăng kim ngạch xuất khẩu, tạo thêm nhiều việc làm mới, góp phần mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại của thành phố. Thu hút vốn FDI ở Đà Nẵng trong vài năm gần đây đã có dấu hiệu phục hồi và phát triển vượt bậc kể cả số dự án, số vốn đầu tư đăng ký và vốn đầu tư thực hiện. Quy mô vốn đầu tư trên một dự án cũng tăng, bước đầu xuất hiện một vài dự án công nghệ cao, đã có đầu tư của các công ty xuyên quốc gia.

Tuy nhiên, thu hút vốn FDI ở Đà Nẵng còn tồn tại một số vấn đề, nổi cộm là bốn vấn đề sau:

Thứ nhất, so với một số tỉnh, thành phố thuộc các vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc

và phía Nam thì kết quả thu hút FDI ở Đà Nẵng còn khiêm tốn cả về số dự án đăng ký, tổng vốn đầu tư đăng ký và vốn đầu tư thực hiện, chưa tương xứng với tiềm năng, vị thế và yêu cầu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đà Nẵng như một trung tâm, đô thị hạt nhân trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Đà Nẵng vốn có những tiềm năng, điều kiện khá thuận lợi và hấp dẫn so với khu vực miền Trung, nhưng thực tế kết quả thu hút FDI đạt thấp, trong khi nhiều tỉnh, thành khác trong nước đã nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, duy trì tốc độ tăng trưởng cao về thu hút FDI. Trong mối tương quan đó, kết quả thu hút FDI của Đà Nẵng là chưa đạt yêu cầu.

Thứ hai, quy mô mỗi dự án còn nhỏ, nguồn vốn đầu tư chủ yếu của các nước khu

vực Châu Á, rất ít các dự án của các tập đoàn, công ty xuyên quốc gia từ các nền kinh tế phát triển. Hình thức FDI ở Đà Nẵng chưa thực sự đa dạng, chủ yếu vẫn tập trung vào hai hình thức chính là doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước

ngoài; chưa phát triển các hình thức đầu tư khác như BOT, BT, BTO, công ty cổ phần, công ty quản lý vốn. Cơ cấu phân bổ và sử dụng vốn FDI còn những bất hợp lý, chủ yếu tập trung ở ngành công nghiệp, xây dựng trong khi các dự án đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ chưa cao, chỉ chiếm 24,4% về số dự án và 34,7% về vốn đầu tư, chưa phù hợp với định hướng phát triển của thành phố là lĩnh vực dịch vụ phải chiếm 50,1% trong cơ cấu GDP thành phố vào năm 2010 và xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế sau năm 2010 theo cơ cấu dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp.

Thứ ba, còn nhiều dự án FDI hoạt động kém hiệu quả; không ít doanh nghiệp có

thiết bị công nghệ còn lạc hậu, chưa tiếp nhận được nhiều công nghệ nguồn; nhiều dự án chỉ chuyên sản xuất gia công, chưa phát triển được các ngành công nghiệp phụ trợ. Một số doanh nghiệp FDI chủ yếu nhập phụ tùng, nguyên vật liệu, linh kiện từ nước ngoài; việc khai thác nguyên vật liệu, phụ liệu trong nước còn hạn chế. Số dự án rút giấy phép, giải thể còn chiếm tỷ lệ không nhỏ. Một số dự án nhất là lĩnh vực khách sạn, du lịch, xây dựng khu đô thị mới, văn phòng, căn hộ triển khai còn chậm, không có dự án mới đầu tư vào lĩnh vực xây dựng hạ tầng KCX, KCN, khu công nghệ cao.

Thứ tư, hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tuy có

đóng góp làm tăng kim ngạch xuất khẩu, giải quyết việc làm, nộp ngân sách nhưng mức độ đạt được ở các chỉ tiêu này chưa cao.

Tình hình trên có nhiều nguyên nhân, cả chủ quan và khách quan. Ngoài những nguyên nhân khách quan như điều kiện tự nhiên, thị trường nhỏ hẹp, sức mua yếu, chi phí vận chuyển bằng đường hàng hải cao, thời gian vận chuyển dài, số chuyến tàu biển trực tiếp đi từ Cảng Đà Nẵng đến các cảng quốc tế ít; nguồn nguyên liệu và các ngành công nghiệp phụ trợ còn thiếu và yếu, chất lượng kém,…còn có một số nguyên nhân chủ quan liên quan đến các biện pháp chính sách thu hút và quản lý FDI của Đà Nẵng. Những nguyên nhân này sẽ được nghiên cứu tiếp ở tiết 2.3.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Những giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay ppt (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)