- Thời kỳ 2001 2005: đóng góp vào ngân sách từ các doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố ngày càng tăng, tổng thu ngân sách đạt 56,94 triệu USD (kể cả xuất nhập
d. FDI góp phần tạo nên một số vấn đề xã hội mớ
3.1.1. Quan điểm chung
Trên cơ sở quán triệt đường lối, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về thu hút FDI, Đại hội Đảng bộ thành phố Đà Nẵng lần thứ XIX đã đề ra chủ trương về mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và kinh tế đối ngoại.
Chuẩn bị các điều kiện cần thiết đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Nâng cao năng lực điều hành và quản lý nhà nước về hợp tác đầu tư. Thực hiện đầy đủ và vận dụng linh hoạt các cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư và hỗ trợ sản xuất kinh doanh đi đôi với tiếp tục nghiên cứu ban hành một số cơ chế chính sách ưu đãi nhằm tạo môi trường thông thoáng để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) [40, tr.60].
Như vậy, trong giai đoạn hiện nay, để thực hiện chủ trương đã nêu trên, thu hút nhiều hơn và sử dụng có hiệu quả hơn nguồn vốn FDI, Đà Nẵng cần thống nhất và quán triệt một số quan điểm chung sau đây:
Thứ nhất, thu hút và sử dụng vốn FDI như một nguồn ngoại lực nhằm phát huy cao
độ nội lực, đồng thời chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, thực hiện sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
Thứ hai, gắn chặt việc thu hút và sử dụng hiệu quả FDI với xây dựng nền kinh tế
độc lập tự chủ và thực hiện chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
Thứ ba, phải đặt nhiệm vụ thu hút, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI là một bộ
phận khăng khít của chính sách phát triển kinh tế đối ngoại và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; trong đó, vốn FDI đóng vai trò vừa là động lực, vừa là nguồn lực quan trọng thúc đẩy nhanh công cuộc CNH, HĐH.
Thứ tư, đẩy mạnh việc thu hút nguồn vốn FDI phải gắn liền với việc nâng cao hiệu
quả trong phân bổ, sử dụng một cách toàn diện và hợp lý để phát huy cao nhất vai trò, tác dụng của FDI đối với sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững của nền kinh tế địa phương và khu vực.
Thứ năm, FDI phải góp phần thúc đẩy tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm an ninh
quốc phòng và bảo vệ môi trường.
Từ những quan điểm cơ bản trên đây, để thu hút có hiệu quả hơn nguồn vốn FDI trong thời gian tới, Đà Nẵng cần tập trung theo những phương hướng chủ yếu sau:
Thứ nhất, khuyến khích mạnh mẽ việc thu hút và sử dụng FDI vào tất cả các lĩnh
vực mà pháp luật không cấm, không thuộc diện hạn chế vì lý do quốc phòng, an ninh; đặc biệt tập trung vận động, thu hút các dự án FDI sử dụng công nghệ cao, công nghệ nguồn, hướng về xuất khẩu, tạo thêm nhiều việc làm, góp phần đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố.
Thứ hai, tiếp tục khuyến khích FDI vào các KCN tập trung, khu du lịch mà thành
phố chưa có điều kiện khai thác; tạo bước đột phá trong thu hút FDI vào lĩnh vực dịch vụ, nhất là dịch vụ du lịch, khách sạn, khu nghỉ mát cao cấp, căn hộ, văn phòng cho thuê, dịch
vụ thương mại và các dịch vụ mang tính hỗ trợ phục vụ cho nhà đầu tư nước ngoài như giáo dục, y tế, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm theo tiêu chuẩn quốc tế.
Thứ ba, vừa tăng cường thu hút các dự án FDI mới, vừa vận động các doanh nghiệp
đã đầu tư tiếp tục mở rộng quy mô, tăng thêm vốn đầu tư, phấn đấu lấp đầy tất cả diện tích các KCN của thành phố.
Thứ tư, khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài từ tất cả các nước và vùng lãnh thổ
đầu tư vào thành phố, nhất là các nhà đầu tư, các công ty, tập đoàn xuyên quốc gia có tiềm năng lớn về tài chính, nắm công nghệ nguồn từ các nước công nghiệp phát triển, đặc biệt là Nhật Bản, EU, Mỹ; mở rộng hợp tác quốc tế, chủ động tiếp cận các nhà đầu tư lớn; tiếp tục thu hút các nhà đầu tư lớn trong khu vực Châu Á, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức và người Việt Nam ở nước ngoài về nước đầu tư.
Thứ năm, đa dạng hóa các hình thức FDI, mở rộng hình thức công ty cổ phần, công
ty quản lý vốn, nhất là các hình thức đầu tư BOT, BTO, BT trong đầu tư xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng.