- Thời kỳ 2001 2005: đóng góp vào ngân sách từ các doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố ngày càng tăng, tổng thu ngân sách đạt 56,94 triệu USD (kể cả xuất nhập
d. FDI góp phần tạo nên một số vấn đề xã hội mớ
2.3.7. Đánh giá các biện pháp chính sách thu hút và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Đà Nẵng
nước ngoài ở Đà Nẵng
Thời gian gần 10 năm qua, có thể nói Đà Nẵng đã tích cực trong công tác thu hút FDI bằng việc đưa ra nhiều biện pháp chính sách cụ thể, hiệu quả. Môi trường đầu tư khá thông thoáng, cơ sở hạ tầng trong và ngoài các KCN được tập trung đầu tư xây dựng mạnh mẽ, làm nền tảng cho thu hút vốn FDI; thủ tục hành chính được cải tiến một cách đáng kể
và đạt được một số kết quả bước đầu; công tác xúc tiến đầu tư có nhiều tiến bộ, sáng tạo trong cách làm; công tác đền bù, giải phóng mặt bằng giao cho nhà đầu tư tương đối tốt; đã áp dụng một số biện pháp khuyến khích, ưu đãi đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Thành phố đã chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và chịu chi phí bồi thường thiệt hại, giải phóng mặt bằng để bàn giao cho nhà đầu tư; ban hành và điều chỉnh, bổ sung chính sách ưu đãi nhằm thu hút vốn FDI. Kết quả là Đà Nẵng được đánh giá là địa phương có môi trường hấp dẫn về đầu tư nói chung và FDI nói riêng. Chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) do Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) khảo sát năm 2006 của Đà Nẵng là 7,68, có tiến bộ hơn so với 2005 và trong bảng xếp hạng về PCI, đứng thứ tư trong 64 tỉnh, thành phố (phụ lục 6).
Tuy nhiên, bên cạnh đó, các biện pháp chính sách thu hút và quản lý FDI ở Đà Nẵng thời gian qua vẫn còn một số hạn chế sau đây:
Thứ nhất, các biện pháp chính sách chưa thật sự hấp dẫn. Trước đây, thành phố ban
hành một số cơ chế chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài nhưng chưa nhất quán, một số quy định không phù hợp với Luật Đầu tư nước ngoài và các nghị định của Chính phủ.
Đà Nẵng cũng là một trong 33 địa phương trong cả nước đã “xé rào” trong ban hành chính sách ưu đãi thu hút FDI, góp phần làm cho chính sách khuyến khích đầu tư của nước ta không được thống nhất, gây ảnh hưởng không tốt đến lợi ích quốc gia và cản trở quá trình hội nhập quốc tế. Ví dụ, năm 2000, Đà Nẵng ban hành Quyết định số 50/2000/QĐ- UB v/v ban hành quy định một số chính sách ưu đãi nhằm thu hút FDI với nhiều ưu đãi vượt khung về thời hạn miễn nộp tiền thuê đất, thuế thu nhập doanh nghiệp…như bỏ thời hạn miễn thêm tiền thuê đất 3 đến 5 năm so với quy định tại Quyết định số 189/2000/QĐ- BTC ngày 24/11/2000 của Bộ Tài chính; bỏ thời hạn miễn thêm thuế thu nhập 5 năm so với quy định tại Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ. Đến năm 2005, Đà Nẵng đã ban hành Quyết định số 92/2005/QĐ-UB và Quyết định số 117/2005/QĐ-UBND điều chỉnh Quyết định số 50/2004/QĐ-UB v/v ban hành quy định một số chính sách ưu đãi nhằm thu hút FDI tại thành phố Đà Nẵng, với chính sách ưu đãi kém hấp dẫn hơn so với Quyết định 50 (năm 2000).
Bên cạnh đó, sự quan tâm hỗ trợ giải quyết các thủ tục hành chính cho nhà đầu tư sau cấp giấy phép ở Đà Nẵng cũng chưa được tốt, chưa kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp FDI trong quá trình sản xuất; sự phối hợp giữa các ngành liên quan như Công an, Cục thuế, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Hải quan không chặt chẽ, nhịp nhàng; một số cán bộ còn gây sách nhiễu, phiền hà đối với nhà đầu tư. Lợi thế kết cấu hạ tầng về cảng biển, sân bay quốc tế chưa được phát huy tốt, cước phí qua Cảng biển Tiên Sa còn quá cao (gấp 2-3 lần so với thành phố Hồ Chí Minh, như vậy, cao gấp 3- 5 lần so với các cảng hiện đại ở khu vực và thế giới), thủ tục xuất, nhập khẩu qua Cảng Tiên Sa còn rườm rà, cứng nhắc. Các đường bay quốc nội thường xuyên bị hủy chuyến, các đường bay quốc tế còn ít...
Thứ hai, một số biện pháp chính sách chưa được thông thoáng, cởi mở. Trong thời
gian qua, cải cách thủ tục hành chính theo mô hình “một cửa”, nhưng trong cấp giấy phép chưa có phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan có liên quan trong hoạt động thu hút FDI. Cơ chế “một cửa” được áp dụng nhưng còn hiện tượng được gọi là “nhiều khóa”, thiếu sự hỗ trợ, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cơ quan hữu quan như Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính, Viện Quy hoạch Xây dựng, Ban Quản lý các KCN và chế xuất, Trung tâm Xúc tiến đầu tư trong cả 3 giai đoạn trước, trong và sau khi cấp giấy phép đầu tư. Để thực hiện vai trò “đầu mối” của mình, Trung tâm Xúc tiến đầu tư phải giải quyết công việc thay cho nhà đầu tư.
Việc phối hợp giữa các cơ quan nói trên chưa có qui chế điều chỉnh. Thời gian giải quyết các vấn đề liên quan đến dự án, nhất là việc xác định địa điểm, xin chủ trương cho phép tiến hành dự án, các thủ tục liên quan đến đất đai, miễn giảm thuế, đánh giá tác động môi trường... thường bị kéo dài.
Thứ ba, tính minh bạch của các biện pháp chính sách chưa cao.
Tuy được đánh giá cao về tính minh bạch và tiếp cận thông tin nhưng Đà Nẵng còn tồn tại một số hạn chế về tính minh bạch trong các biện pháp chính sách thu hút FDI như giá cho thuê đất chưa rõ ràng, chưa quy định chi tiết giá thuê đất cho từng vị trí, khung giá thuê đất rộng, thường xuyên thay đổi, nên cơ quan xúc tiến đầu tư không chủ động được trong việc cung cấp thông tin cho nhà đầu tư trong quá trình khảo sát địa điểm.
Đà Nẵng hiện vẫn chưa có quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 các địa điểm dành cho các dự án FDI khu vực ngoài KCN. Thông tin về quy hoạch chưa rõ ràng hoặc thường xuyên thay đổi. Thông tin trên các website còn ít, số liệu chưa cập nhật kịp thời; thông tin cung cấp theo nhu cầu của nhà đầu tư chưa chính xác.
Việc công khai tất cả các thông tin về chính sách thu hút đầu tư, quy hoạch, định hướng, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, số liệu thống kê, thủ tục hành chính chưa đầy đủ, rõ ràng.
Thứ tư, tính bình đẳng của các biện pháp chính sách còn bất cập, chưa tạo lập môi trường cạnh tranh.
Theo cách đánh giá về chỉ số PCI năm 2006 của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam thì điểm số của ưu đãi đối với doanh nghiệp nhà nước về môi trường cạnh tranh của Đà Nẵng là 6,47 điểm thua Bình Dương 0,77 điểm; đứng thứ 33 so với 64 tỉnh thành.
Đây là kết quả đánh giá tương đối thấp về nội dung này của môi trường cạnh tranh ở Đà Nẵng.
Hiện nay, ở Đà Nẵng, vẫn đang tồn tại cùng lúc các quyết định khác nhau về chính sách ưu đãi nhằm thu hút FDI trong mối quan hệ với ưu đãi đầu tư trong nước. Trong khi đầu tư nước ngoài được hỗ trợ hoàn toàn chi phí giải phóng mặt bằng, thì đầu tư trong nước không phải lúc nào cũng được hưởng ưu đãi này; dẫn đến tình trạng đối xử bất bình đẳng đối với hai khu vực đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, và sẽ không phù hợp với chủ trương của Nhà nước Việt Nam, cũng như nguyên tắc không phân biệt đối xử và các cam kết khác khi trở thành thành viên chính thức của WTO. Luật Đầu tư 2005 đã điều chỉnh hoạt động quản lý đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước trên mặt bằng chung. Luật Doanh nghiệp chung áp dụng thống nhất về trình tự, thủ tục thành lập, hoạt động, quản lý doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, nhằm đảm bảo nguyên tắc không phân biệt đối xử. Những khuôn khổ pháp lý mới này chưa áp dụng ngay và triệt để được ở địa phương. Do vậy, trên thực tế, vẫn chưa thực sự thực hiện được bình đẳng giữa đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước ở Đà Nẵng.
Thứ năm, các biện pháp chính sách thu hút và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài
chính sách “vượt rào” để cạnh tranh thu hút FDI nên khi Chính phủ yêu cầu, phải điều chỉnh lại cho đúng luật. Như vậy, chính sách ưu đãi đầu tư nhằm thu hút FDI của Đà Nẵng không ổn định và thay đổi liên tục qua từng năm làm cho nhà đầu tư khó dự đoán, tiên liệu trước. Chỉ trong vòng 3 năm gần đây (2003 - 2005), chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư của thành phố dành cho nhà đầu tư nước ngoài thay đổi cứ mỗi năm một lần. Riêng năm 2005, có 2 quyết định cùng điều chỉnh một vấn đề mà phải sửa đổi nội dung trong vòng 3 tháng. Ngoài ra, cho đến nay, Đà Nẵng vẫn chưa có một chiến lược tổng quát về thu hút FDI, vì vậy, Đà Nẵng chưa thể tuyên bố về các chính sách thu hút FDI trong tương lai của thành phố với nhà đầu tư, và cũng không thể xây dựng lộ trình triển khai các cam kết thực hiện các chính sách thu hút FDI; làm cho các nhà đầu tư rất khó có thể dự đoán trước được sự thay đổi các biện pháp chính sách thu hút và quản lý FDI để ra các quyết định dài hạn của họ.
Chương 3