FDI góp phần nâng cao năng lực quản lý, trình độ tay nghề, tạo thêm nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động; thúc đẩy cơ sở hạ tầng, dịch vụ của thành

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Những giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay ppt (Trang 58 - 60)

- Thời kỳ 2001 2005: đóng góp vào ngân sách từ các doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố ngày càng tăng, tổng thu ngân sách đạt 56,94 triệu USD (kể cả xuất nhập

d. FDI góp phần nâng cao năng lực quản lý, trình độ tay nghề, tạo thêm nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động; thúc đẩy cơ sở hạ tầng, dịch vụ của thành

việc làm và thu nhập cho người lao động; thúc đẩy cơ sở hạ tầng, dịch vụ của thành phố ngày càng phát triển hoàn chỉnh

Nhờ mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, tham gia quản lý và hợp tác với các doanh nghiệp FDI, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nhà nước và ở các doanh nghiệp thành phố đã tiếp cận, học hỏi, đúc kết được nhiều kinh nghiệm tốt về quản lý kinh tế, quản lý doanh nghiệp, phong cách làm việc của các nhà đầu tư, quản lý ở các nước phát triển.

Đến nay, các doanh nghiệp FDI đã thu hút gần 25.000 lao động làm việc trực tiếp, tạo việc làm cho hàng ngàn lao động gián tiếp khác trong các ngành sản xuất và hoạt động dịch vụ liên quan. Nhìn chung, số lao động này bước đầu đã học hỏi được tác phong làm việc kiểu công nghiệp, có kỷ luật, có kỹ năng, có phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp.

Nhờ sự có mặt của nhà đầu tư nước ngoài mà thành phố đã tập trung vốn nhà nước để đầu tư kết cấu hạ tầng, chỉnh trang đô thị, làm cho diện mạo thành phố ngày càng thay đổi. Hàng loạt dự án kết cấu hạ tầng được Trung ương và thành phố đầu tư như Cảng Tiên Sa, Cầu Tuyên Sơn, các KCN, các tuyến đường quốc lộ và đường nội thành, hệ thống bưu chính, viễn thông, điện, nước… để thu hút FDI.

Từ hiệu ứng tác động của các công trình đầu tư đó, làm đòn bẩy kích thích kinh tế - xã hội thành phố phát triển. Nhiều dự án FDI đầu tư vào lĩnh vực khách sạn, khu nghỉ mát ven biển, nhà hàng góp phần cải thiện cở sở hạ tầng dịch vụ của thành phố, thúc đẩy du lịch phát triển.

đ. FDI tác động mạnh mẽ tới sự phát triển của các doanh nghiệp trong nước

Sự xuất hiện của các doanh nghiệp FDI đã thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp trong nước, bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Các doanh nghiệp trong nước cùng với các doanh nghiệp FDI liên doanh, liên kết, hợp tác để phát triển. Hoạt động của các doanh nghiệp FDI góp phần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi nhanh tư duy kinh tế của các doanh nghiệp Việt Nam, tạo nên áp lực và sức cạnh tranh đáng kể cho các doanh nghiệp trong nước, giúp họ tự điều chỉnh, bổ sung, nâng cao hiệu qủa quản lý kinh doanh, đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu, đó là con đường duy nhất để tồn tại.

Các doanh nghiệp trong nước tham gia sản xuất một số sản phẩm phụ trợ, thầu phụ (outsourcing) cho các doanh nghiệp FDI. Với việc tham gia hoạt động thầu phụ với các doanh nghiệp FDI, các doanh nghiệp trong nước sẽ phải tăng cường đổi mới quản lý, đổi mới thiết bị, tổ chức lại sản xuất kinh doanh, giảm chi phí đầu vào, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh. Điều này cũng phải được coi là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế của đất nước nói chung và Đà Nẵng nói riêng.

Tóm lại, hoạt động FDI đã có những tác động tích cực đối với thành phố trên nhiều phương diện, từ kinh tế đến văn hoá, xã hội, xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị đến giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người lao động, góp phần đáng kể vào những thành tựu mà thành phố đã đạt được trong thời gian qua.

2.2.2. Những tác động tiêu cực

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Những giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay ppt (Trang 58 - 60)