Các giải pháp phòng, chống vi phạm hành chính về đất đai ở Thái Bình hiện nay

Một phần của tài liệu Vi phạm hành chính về đất đai ởThái Bình - thực trạng và giải pháp khắc phục (Trang 86 - 111)

đất đai ở Thái Bình hiện nay

3.2.1. Hoàn thiện các quy định về quản lý, sử dụng đất đai và xử lý vi phạm hành chính về đất đai

Nh− chúng ta đã biết đất đai có vị trí và vai trò hết sức quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội, vì vậy một số cơ quan, đơn vị và cá nhân luôn tìm cách lấn, chiếm, sử dụng đất đai không đúng mục đích; chuyển đổi, chuyển nh−ợng không tuân thủ quy định của pháp luật…, nhất là trong quá trình thực hiện CNH, HĐH ở n−ớc ta hiện naỵ Để tăng c−ờng QLNN đối với đất đai, Nhà n−ớc ta đã và đang không ngừng ban hành, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật đất đai và xử lý vi phạm hành chính về đất đai để tạo ra một hành lang pháp lý quan trọng điều chỉnh những quan hệ xã hội hết sức phức tạp và nhạy cảm đang tồn tại trong lĩnh vực nàỵ Chính vì vậy, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung −ơng khóa VII đã chỉ rõ: "Cùng với pháp luật, Nhà n−ớc phải ban hành hệ thống chính sách để định h−ớng và thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo những mục tiêu đã đề rạ Đối với nông nghiệp và nông thôn, chính sách ruộng đất là một trong những chính sách quan trọng nhất" [8, tr. 27].

Trong việc ban hành văn bản pháp luật ở n−ớc ta, thực tế có hạn chế là do nhiều nguyên nhân khác nhau, một số văn bản chính đã ban hành, nh−ng văn bản h−ớng dẫn ch−a đ−ợc chuẩn bị hoặc một thời gian dài sau đó mới đ−ợc ban hành đã ảnh h−ởng đến tính khả thi của văn bản gốc. Những hạn chế đó phải sớm đ−ợc khắc phục và đổi mới, nhất là trong quy trình lập pháp, lập quy, khi n−ớc ta đang xây dựng Nhà n−ớc pháp quyền XNCN Việt Nam nh−

Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung −ơng khóa VII đã chỉ rõ: "Văn bản chính chỉ ban hành khi đã cơ bản chuẩn bị đ−ợc văn bản h−ớng dẫn" [10, tr. 31].

Trong giai đoạn hiện nay, các quan hệ xã hội về đất đai đang phát sinh một cách đa dạng, phong phú và phức tạp, đòi hỏi phải hoàn thiện hệ thống pháp luật đất đai và xử lý vi phạm hành chính về đất đai để điều chỉnh những quan hệ xã hội này, điều này đã đ−ợc Đảng ta đề ra trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII:

Ban hành những quy định cụ thể về sở hữu và sử dụng bất động sản, về quyền sử dụng đất quy định về tính giá chuyển quyền sử dụng đất trong giá trị bất động sản. Tiền tệ hóa bất động sản thuộc sở hữu nhà n−ớc, làm cơ sở cho việc thực hiện chính sách đầu t−, xây dựng kết cấu hạ tầng, chính sách phát triển các khu công nghiệp và khu dân c− mới, chính sách về nhà ở. Đối với đất nông nghiệp ban hành quy định cụ thể cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trên nguyên tắc theo quy hoạch và đảm bảo an toàn l−ơng thực. Kiểm soát tích tụ ruộng đất canh tác, vừa khuyến khích sản xuất hàng hóa vừa ngăn chặn tình trạng ng−ời làm nông nghiệp không có đất để sản xuất [11, tr. 235].

Trên cơ sở những chủ tr−ơng, đ−ờng lối và quan điểm chỉ đạo của Đảng, từ thực trạng hệ thống pháp luật đất đai, xử lý vi phạm về đất đai ở n−ớc ta nói chung và ở Thái Bình nói riêng hiện nay thì vấn đề hoàn thiện hệ thống pháp luật đất đai, xử lý vi phạm hành chính về đất đai cần phải đảm bảo những yêu cầu sau:

Một là, hệ thống pháp luật đất đai và xử lý vi phạm hành chính về đất đai phải kịp thời thể chế hóa những chủ tr−ơng, đ−ờng lối và quan điểm đổi mới của Đảng - khâu nối tiếp sự lãnh đạo của Đảng.

Hai là,hệ thống pháp luật đất đai và xử lý vi phạm hành chính về đất đai phải thể hiện đầy đủ ý chí, nguyện vọng của nhân dân, phù hợp với quy luật

khách quan. Muốn thế phải tạo điều kiện cho nhân dân trực tiếp tham gia góp ý vào Luật Đất đai và các văn bản d−ới luật về đất đai, "cải tiến việc lấy ý kiến về các văn bản pháp luật theo h−ớng thiết thực, tránh hình thức, lãng phí" [8, tr. 4].

Ba là, hệ thống pháp luật đất đai và xử lý vi phạm hành chính về đất đai phải tạo cơ sở pháp lý quan trọng để xây dựng Nhà n−ớc pháp quyền XHCN Việt Nam, để Nhà n−ớc ta thực sự là Nhà n−ớc của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

Bốn là, với hệ thống pháp luật nói chung và hệ thống pháp luật đất đai nói riêng, cũng nh− văn bản xử lý vi phạm hành chính về đất đai, thì "phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ t− duy pháp lý, tập trung nghiên cứu để xây dựng các luận cứ khoa học cho việc xây dựng, hoàn thiện Nhà n−ớc và pháp luật, phát huy vai trò của Nhà n−ớc và pháp luật trong điều kiện nền kinh tế thị tr−ờng định h−ớng xã hội chủ nghĩa" [54, tr. 3].

Năm là, hệ thống pháp luật đất đai và xử lý vi phạm hành chính về đất đai phải đ−ợc xây dựng với kỹ thuật lập pháp hiện đại; từ ngữ trong sáng, dễ hiểu và đơn nghĩa, biểu đạt cô đọng, thống nhất, chính xác, không cần phải hình t−ợng, "màu mè".

Sáu là, pháp điển hóa, đảm bảo pháp luật xử lý vi phạm hành chính đ−ợc quy định bằng luật do Quốc hội ban hành.

Trong hơn 60 năm qua, hệ thống pháp luật về xử lý vi phạm hành chính đã từng b−ớc đ−ợc hoàn thiện, góp phần quan trọng vào việc phòng, chống và ngăn ngừa vi phạm hành chính nói chung, vi phạm hành chính về đất đai nói riêng. Từ năm 1989 đến nay, Nhà n−ớc ta đã ba lần ban hành văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính d−ới hình thức pháp lệnh và cũng ba lần ban hành văn bản xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai d−ới hình thức nghị định. Sau mỗi lần sửa đổi, bổ sung các pháp lệnh và nghị định mới đã đánh dấu b−ớc tiến đáng kể trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ

thống pháp luật về xử lý vi phạm hành chính nói chung và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai nói riêng. Tuy vậy, vấn đề đặt ra hiện nay là cần khẩn tr−ơng tiến hành việc đánh giá toàn diện hệ thống pháp luật xử lý vi phạm hành chính hiện hành và xúc tiến xây dựng Bộ luật Xử lý vi phạm hành chính nh− Nghị quyết 12/2002/QH11 ngày 16/12/2002 của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XI (2002 - 2007). Trong đó, Bộ luật Xử lý vi phạm hành chính là một trong 19 dự án luật thuộc danh mục 01 của Ch−ơng trình chuẩn bị đ−ợc ban hành kèm theo nghị quyết nàỵ Đây chính là cơ sở pháp lý cho việc xây dựng Bộ luật Xử lý vi phạm hành chính theo tinh thần nghị quyết trên.

+ Bảy là, t− pháp hóa vi phạm hành chính nói chung, về đất đai nói riêng nhằm thực hiện sự phán quyết của tòa án đối với một số vi phạm pháp luật mà hiện nay vẫn tiến hành xử lý hành chính.

Theo Nghị định số 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ thì việc xử lý vi phạm hành chính về đất đai đều do các cơ quan hành chính nhà n−ớc thực hiện. Tòa án hành chính hiện nay chỉ là cơ quan xét xử đối với các tr−ờng hợp khởi kiện của cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính khác mà đã khiếu nại đến cơ quan, ng−ời có thẩm quyền ra quyết định xử phạt hoặc quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính khác nh−ng hết thời hạn giải quyết theo quy định mà khiếu nại không đ−ợc giải quyết hoặc đã giải quyết nh−ng đ−ơng sự không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại và cũng không tiếp tục khiếu nại đến ng−ời có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo (Điều 39 Luật Khiếu nại, tố cáo) [32, tr. 26].

Trên thế giới hiện nay, còn rất ít quốc gia áp dụng xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp xử lý hành chính khác nh− đang đ−ợc quy định trong Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ở n−ớc ta hiện nay, mà rất nhiều quốc gia họ đã giải quyết bằng con đ−ờng tòa án. Song đối với n−ớc ta, hệ thống cơ quan tòa án dù có đ−ợc tổ chức hoàn thiện đến đâu đi nữa thì cũng

không thể giải quyết đ−ợc tất cả các vi phạm hành chính vì số l−ợng các vi phạm hành chính hiện nay là rất lớn, đa dạng và phức tạp. Vì vậy, chúng tôi cho rằng, trong quá trình xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà n−ớc, xây dựng một Nhà n−ớc pháp quyền XHCN, thì cần chuyển dần cho cơ quan tòa án phán quyết một số vi phạm hành chính.

3.2.2. Tăng c−ờng sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý nhà n−ớc về đất đai và xử lý vi phạm hành chính về đất đai

Tăng c−ờng sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý nhà n−ớc về đất đai và xử lý vi phạm hành chính về đất đai là một yêu cầu quan trọng trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là trong điều kiện xây dựng Nhà n−ớc pháp quyền XHCN. Đảng lãnh đạo bằng việc đề ra đ−ờng lối, chủ tr−ơng cụ thể trên lĩnh vực đất đai; Nhà n−ớc thể chế hóa những đ−ờng lối, chủ tr−ơng đó thành pháp luật, thành những quy định chung thống nhất trên quy mô toàn quốc về quản lý, sử dụng đất đai và xử lý vi phạm hành chính về đất đaị Đồng thời, Đảng th−ờng xuyên theo dõi, kiểm tra, h−ớng dẫn, chỉ đạo việc chấp hành đ−ờng lối, chủ tr−ơng đó; khuyến khích những mặt tốt, tích cực; xử lý, uốn nắn kịp thời những lệch lạc, những vi phạm. Ngoài ra, Đảng còn lãnh đạo bằng vai trò tiên phong của các đảng viên trong việc chấp hành pháp luật đất đai, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đaị Đảng lãnh đạo ở đây không phải Đảng bao biện làm thay Nhà n−ớc. Sự tin yêu của nhân dân đối với Nhà n−ớc và sự tham gia tích cực của nhân dân vào quản lý nhà n−ớc về đất đai, sự tuân thủ những quy định của pháp luật về đất đai, xử lý vi phạm hành chính về đất đai, đó chính là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá sự lãnh đạo của Đảng với công tác quản lý nhà n−ớc về đất đai và xử lý vi phạm hành chính về đất đaị

Đối với các cấp chính quyền ở Thái Bình, thì việc tăng c−ờng vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng từ tỉnh đến cơ sở trong việc thực hiện chính sách, pháp luật đất đai đ−ợc cụ thể hóa phù hợp với đặc điểm tình hình của các địa ph−ơng trong tỉnh bằng các chỉ thị, nghị quyết để chính quyền, đoàn thể,

cán bộ, đảng viên và toàn thể nhân dân thực hiện quản lý, sử dụng đất đai theo đúng chủ tr−ơng, đ−ờng lối, quan điểm của Đảng. Các chi ủy, chi bộ, Đảng viên ở từng cơ sở - nơi gần dân nhất, vừa phải nêu cao vai trò g−ơng mẫu của mình, vừa phải phát hiện và đấu tranh kịp thời với những biểu hiện vi phạm pháp luật đất đaị Các cấp, các ngành và mọi ng−ời dân trong tỉnh tập trung vào việc thực hiện tốt các nghị quyết của Tỉnh ủy Thái Bình. Cụ thể là:

- Nghị quyết số 04/NQ-TU ngày 20 tháng 9 năm 2000 về việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong nông nghiệp;

- Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XVI (năm 2001) về phát triển toàn diện nền kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo định h−ớng CNH, HĐH;

- Nghị quyết số 07/NQ-TU ngày 20 tháng 3 năm 2002 về dồn điền, đổi thửa và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp;

- Nghị quyết số 08/NQ-TU ngày 26 tháng 12 năm 2002 về xây dựng cánh đồng đạt giá trị sản xuất 50 triệu đồng/ha/năm.

3.2.3. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai với mọi tầng lớp nhân dân

ý thức pháp luật là nhân tố năng động, th−ờng xuyên bám sát sự thay đổi liên tục của thực tiễn để kịp thời thực hiện, tuân thủ, tôn trọng, phát hiện, đề xuất, kiến nghị ban hành, sửa đổi và hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về đất đai nói riêng. ý thức pháp luật là một hình thái ý thức xã hội, nên ý thức đó không thể tự có nhanh chóng ở mỗi con ng−ời đ−ợc; vì vậy muốn pháp luật nói chung, pháp luật đất đai nói riêng đ−ợc thực hiện và tuân thủ một cách nghiêm minh thì phải đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai với mọi tầng lớp nhân dân. Tuân thủ và thực hiện pháp luật, suy cho cùng đều do ng−ời dân thực hiện; vì vậy, để tăng c−ờng đấu tranh phòng, chống vi phạm hành chính về đất đai, xây dựng một Nhà n−ớc pháp quyền XHCN Việt Nam - một Nhà n−ớc của dân, do dân và vì (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

dân thì yêu cầu đặt ra là phải làm thế nào để mọi ng−ời dân đều hiểu rõ những quy định của pháp luật nói chung, các quy định của pháp luật về đất đai nói riêng. Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung −ơng khóa VII đã chỉ rõ: "Nâng cao hiệu lực thi hành pháp luật, thiết lập trật tự, kỷ c−ơng xã hội, kỷ luật trong bộ máy nhà n−ớc. Hoàn thiện quy chế, ban hành, công bố, phổ biến luật và các văn bản pháp quy khác" [10, tr. 31].

Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai với mọi tầng lớp nhân dân là một việc làm không thể "một sớm, một chiều", mà là quá trình tác động có định h−ớng của các nhân tố chủ quan nhằm hình thành tri thức pháp luật, lòng tin pháp luật, động cơ và hành vi hợp pháp cho mọi ng−ời dân. Vấn đề này đ−ợc đề cập trong Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII: "Tăng c−ờng giáo dục pháp luật, nâng cao hiểu biết và ý thức tôn trọng pháp luật, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, đảm bảo cho pháp luật đ−ợc thi hành một cách nghiêm chỉnh, thống nhất và công bằng" [9, tr. 57-58].

Thực tiễn giáo dục pháp luật về đất đai ở n−ớc ta những năm qua, trong đó có Thái Bình còn những hạn chế sau:

Một là, do nhận thức không đầy đủ mục đích của việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai, nên việc tiến hành tuyên truyền, phổ biến, giáo dục không khoa học, thiếu đồng bộ, thiếu sự phối kết hợp; các hình thức, ph−ơng tiện và ph−ơng pháp d−ờng nh− chỉ tập trung cho việc trang bị các quy định pháp luật thực định của Nhà n−ớc; chính vì vậy trên các ph−ơng tiện thông tin đại chúng mở rất nhiều chuyên mục để tuyên truyền, nh−ng hiệu quả không cao, ch−a đáp ứng đ−ợc yêu cầu và nguyện vọng của đại đa số nhân dân.

Hai là, nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai còn quá đơn giản; thời l−ợng tuyên truyền ít; thiếu liên tục và hệ thống trong việc chuyển tải tri thức, tình cảm và hành vi pháp luật, vì vậy hiệu quả của việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục ch−a caọ

Ba là, một bộ phận không nhỏ ng−ời dân do bị ảnh h−ởng nặng nề của t− t−ởng, hệ thống pháp luật phong kiến và thực dân với những hình phạt tàn ác, dã man; hơn nữa họ lại không đ−ợc tuyên truyền đầy đủ về pháp luật XHCN, về pháp luật đất đai nên họ thiếu lòng tin vào pháp luật, họ "sợ" pháp luật; vì vậy, họ có những hành vi thiếu tích cực với pháp luật nói chung, pháp luật đất đai nói riêng.

Bốn là, ng−ợc lại với tồn tại nêu trên, một số cán bộ, đảng viên và một bộ phận không nhỏ nhân dân tuy đ−ợc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về

Một phần của tài liệu Vi phạm hành chính về đất đai ởThái Bình - thực trạng và giải pháp khắc phục (Trang 86 - 111)