phòng, chống vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai ở Thái Bình hiện nay
3.1.1. Yêu cầu khách quan, cấp bách của việc tăng c−ờng phòng, chống vi phạm hành chính về đất đai ở Thái Bình
Yêu cầu khách quan, cấp bách của việc tăng c−ờng phòng, chống vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai ở Thái Bình đ−ợc thể hiện trên những điểm sau đây:
Một là, đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là t− liệu sản xuất đặc biệt, với Thái Bình - một tỉnh "đất chật, ng−ời đông", thì tính chất quý giá và đặc biệt của đất đai lại càng cao hơn. Nếu phòng, chống vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai không tốt, sẽ phá vỡ trật tự, kỷ c−ơng, làm giảm hoặc làm mất hiệu lực quản lý nhà n−ớc về đất đai, dẫn đến thiếu công bằng, mâu thuẫn, bất bình trong nội bộ nhân dân, có thể sẽ dẫn đến diễn biến phức tạp, khó l−ờng, cùng nguy cơ tiềm ẩn những phản ứng có tính chất điểm nóng của nhân dân nh− năm 1997.
Những năm qua, hoạt động tăng c−ờng phòng, chống vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai ở Thái Bình đã thể hiện đ−ờng lối, chủ tr−ơng đổi mới của Đảng và pháp luật của Nhà n−ớc, góp phần thúc đẩy kinh tế, văn hóa - xã hội phát triển, trật tự, an toàn xã hội và an ninh chính trị đ−ợc giữ vững, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày một nâng caọ Cũng chính vì vậy, mà kinh tế của tỉnh những năm qua đã có những b−ớc tăng tr−ởng, phát triển t−ơng đối toàn diện. Sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển cả trồng trọt,
chăn nuôi, khai thác và nuôi trồng thủy, hải sản. Phong trào chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, dồn điền, đổi thửa đang phát triển mạnh ở các địa ph−ơng. Ngày càng có nhiều cánh đồng đạt giá trị sản xuất 50 triệu đồng/ha/năm.
Cơ cấu sử dụng đất cũng có những thay đổi tích cực cùng với việc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Diện tích đất dành cho phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề, cơ sở hạ tầng, các khu đô thị ngày một tăng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Ng−ời sử dụng đất phấn khởi, yên tâm và trách nhiệm hơn trong việc sử dụng đất đai; trong việc đầu t−, khai thác và nâng cao hiệu quả của việc sử dụng đất đaị
"Bên cạnh những thành tích đã đạt đ−ợc, những năm qua, việc xử lý vi phạm hành chính ở Thái Bình cũng còn bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém, gây nhiều bức xúc trong nhân dân" [74, tr. 2].
Hệ thống văn bản pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai còn phức tạp, cồng kềnh, tản mạn, chồng chéo, thiếu đồng bộ, đôi khi còn mâu thuẫn nhau; một số chủ tr−ơng quan trọng của Đảng và Nhà n−ớc về đất đai, về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai ch−a đ−ợc cụ thể hóa trong văn bản pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai; các quy định ch−a "bịt" hết các "lỗ hổng"; một số quy định ch−a cụ thể, gây khó khăn cho ng−ời thực hiện và áp dụng. Chính vì vậy, tính khả thi ch−a caọ
Tình trạng vi phạm pháp luật đất đai nói chung, vi phạm hành chính về đất đai nói riêng đang diễn ra phức tạp. "Công tác quản lý nhà n−ớc về đất đai ở cấp xã, cấp huyện trong tỉnh còn bị buông lỏng; còn tình trạng cấp đất, giao đất sai thẩm quyền. Hiện t−ợng sử dụng đất không đúng mục đích; lấn, chiếm đất; hủy hoại đất... vẫn còn xảy ra ở một số địa ph−ơng" [75, tr. 9].
Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai ch−a đ−ợc th−ờng xuyên. Thanh tra nhà n−ớc các cấp trong tỉnh, thanh tra chuyên ngành về đất đai đã phát hiện đ−ợc khá nhiều vi phạm hành chính về đất đai nh−ng việc xử lý ch−a nghiêm, ch−a
đúng pháp luật, còn nặng về nhắc nhở, phê bình bằng công văn, ch−a đ−a ra quyết định phạt cảnh cáo, phạt tiền, tịch thu tang vật, buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất tr−ớc khi vi phạm; chính vì vậy tác dụng răn đe, giáo dục, phòng ngừa hành vi vi phạm ch−a đạt đ−ợc hiệu quả caọ Đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra, làm công tác xử lý vi phạm hành chính về đất đai còn yếu về năng lực, trình độ, ngại va chạm với dân, tình hình vi phạm hành chính về đất đai ngày càng tinh vi và phức tạp, vì vậy ch−a đáp ứng với yêu cầu về quản lý đặt rạ
Có thể nói những năm qua ở Thái Bình, việc xử lý vi phạm hành chính về đất đai ch−a thể hiện đ−ợc tính quyền lực nhà n−ớc trong quản lý, và cũng ch−a thể hiện đ−ợc tính "mệnh lệnh, đơn ph−ơng" trong xử lý vi phạm hành chính; việc tuyên truyền, phổ biến, thực thi pháp luật ch−a cao; ch−a đảm bảo đất đai thực sự thuộc sở hữu toàn dân do Nhà n−ớc thống nhất quản lý. Chính vì vậy, việc xử lý vi phạm hành chính về đất đai ch−a đảm bảo hết vai trò của nó trong việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Điều đó, đòi hỏi phải tăng c−ờng phòng, chống vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai ở Thái Bình.
Hai là, cũng nh− các địa ph−ơng khác trong cả n−ớc, Thái Bình đang trong quá trình chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, tốc độ đô thị hóa ngày càng cao, quỹ đất nông nghiệp và đất ở ngày càng thu hẹp (chúng tôi đã trình bày ở phần 2.1.2), đòi hỏi phải tăng c−ờng và nâng cao chất l−ợng công tác quy hoạch, quản lý và sử dụng đất đaị Nếu không tăng c−ờng phòng, chống vi phạm hành chính về đất đai sẽ dẫn đến phá vỡ quy hoạch sử dụng đất, ảnh h−ởng đến trật tự, kỷ c−ơng và hiệu lực quản lý nhà n−ớc về đất đaị Tăng c−ờng các biện pháp đấu tranh phòng, chống vi phạm hành chính về đất đai, nhằm ngăn chặn các vi phạm có thể xảy ra, đồng thời phải xử lý nghiêm minh các vi phạm đã xảy ra, có nh− vậy mới đảm bảo việc sử dụng đất đai có hiệu quả, đúng mục đích các loại đất, góp phần tăng tr−ởng kinh tế bền vững.
Việc phòng, chống vi phạm pháp luật nói chung và vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai nói riêng, trong đó có Thái Bình là một bộ phận quan trọng trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Việc tăng c−ờng đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật trong giai đoạn cách mạng hiện nay là một trong những điều kiện quan trọng nhằm đảm bảo cho kinh tế - xã hội phát triển, là tiền đề vững chắc cho sự nghiệp CNH, HĐH thắng lợị Đảng và Nhà n−ớc ta rất coi trọng vấn đề nàỵ Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng tiếp tục khẳng định nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật, coi đó là cốt lõi để xây dựng Nhà n−ớc pháp quyền XHCN, "phát huy dân chủ, giữ vững kỷ luật, kỷ c−ơng, tăng c−ờng pháp chế" [14, tr. 49] và "phát huy dân chủ đi đôi với giữ vững kỷ luật, kỷ c−ơng, tăng c−ờng pháp chế, quản lý xã hội bằng pháp luật..." [14, tr. 135].
Điều 12 Hiến pháp n−ớc Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) đã quy định:
Nhà n−ớc quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng c−ờng pháp chế xã hội chủ nghĩạ Các cơ quan nhà n−ớc, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật, đấu tranh phòng, ngừa và chống các tội phạm, các vi phạm Hiến pháp và pháp luật. Mọi hành động xâm phạm lợi ích của Nhà n−ớc, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân đều bị xử lý theo pháp luật [31, tr. 17]. Để tăng c−ờng công tác quản lý nhà n−ớc về đất đai tại Thái Bình, UBND tỉnh đã yêu cầu các sở, ngành thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thành phố, UBND các xã, ph−ờng, thị trấn "có biện pháp ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm minh việc lấn, chiếm đất, mua bán, chuyển đổi mục đích trái pháp luật, lợi dụng việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp để xây nhà và các công trình không đúng với quy định của ủy ban nhân dân tỉnh" [63, tr. 1].
Nh− vậy việc thực hiện đúng đắn, nghiêm chỉnh, chính xác pháp luật tăng c−ờng phòng, chống vi phạm pháp luật là yêu cầu khách quan của ph−ơng thức Nhà n−ớc quản lý xã hội bằng pháp luật; đồng thời cũng là nhiệm vụ tất yếu của mọi cơ quan, tổ chức và cá nhân.
Ba là, trong điều kiện nhu cầu sử dụng đất ngày càng cao, giá trị đất ngày càng tăng, công tác quản lý nhà n−ớc về đất đai còn những hạn chế, yếu kém nhất định; dự báo tình trạng vi phạm pháp luật đất đai nói chung và vi phạm hành chính về đất đai nói riêng sẽ có thể diễn biến phức tạp; vì vậy cần tăng c−ờng phòng, chống vi phạm hành chính về đất đai, ngăn chặn các vi phạm hành chính về đất đai ngay từ khi chúng mới phát sinh, sẽ hạn chế đến mức thấp nhất các vi phạm và các hậu quả có thể xảy rạ
Nh− vậy, từ những yếu kém trong việc phòng, chống vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; cũng nh− những yêu cầu bức xúc trong việc thực hiện các chủ tr−ơng, đ−ờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà n−ớc, đã làm cho việc tăng c−ờng phòng, chống vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai ở Thái Bình hiện nay là một tất yếu khách quan.
3.1.2. Quan điểm về tăng c−ờng phòng, chống vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai ở Thái Bình hiện nay
Từ những chủ tr−ơng, đ−ờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà n−ớc và của Thái Bình về phát triển kinh tế - xã hội có liên quan đến đất đai; trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn việc xử lý vi phạm hành chính về đất đai; chúng ta thấy rằng, tăng c−ờng phòng, chống vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai phải quán triệt đầy đủ các quan điểm:
Một là, phòng, chống vi phạm hành chính về đất đai phải đảm bảo đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà n−ớc đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.
Nhà n−ớc ta có đ−ợc đất đai nh− ngày nay, chúng ta phải khẳng định rằng đó là thành quả cách mạng mà bao thế hệ đi tr−ớc đã phải đổ máu, hy sinh để bảo vệ, giữ gìn từ bọn đế quốc, phong kiến; cha ông ta, nhân dân ta đã phải trải qua bao gian khổ, bỏ ra biết bao công sức để khai phá, cải tạo, bồi bổ đất đai; chính vì vậy mà đất đai không thuộc về một cá nhân, một tổ chức hay một giai cấp nào mà nó thuộc về toàn thể nhân dân, nh−ng Nhà n−ớc thay mặt cho nhân dân làm đại diện chủ sở hữu duy nhất và tuyệt đối trong quản lý. Quan điểm này đã đ−ợc ghi nhận trong Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992, Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001), trong Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX; trong văn bản pháp luật đất đai của Nhà n−ớc ta; và đ−ợc ghi nhận trong Nghị quyết Trung −ơng bảy khóa IX: "Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà n−ớc đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý" [15, tr. 61]. Đồng thời, quan điểm cũng phù hợp với bản chất của đất đai "là lãnh thổ, tài nguyên, là tài sản chung vô cùng quý giá của quốc gia đ−ợc tạo lập nên bởi công sức và x−ơng máu của toàn dân tộc qua nhiều thế hệ" [5, tr. 11].
Quan điểm trên đã thể hiện rõ toàn bộ đất đai trong phạm vi cả n−ớc ta thuộc quyền sở hữu toàn dân do Nhà n−ớc đại diện chủ sở hữu, mà không thể thuộc quyền sở hữu của bất kỳ một cá nhân, tổ chức nàọ
Với t− cách là đại diện chủ sở hữu duy nhất về đất đai, Nhà n−ớc có đầy đủ, trọn vẹn các quyền năng của một chủ sở hữu là chiếm hữu, sử dụng và định đoạt, mà các chủ thể khác khi tham gia vào quan hệ đất đai không thể có đ−ợc. Quán triệt quan điểm này, trong việc xử lý vi phạm hành chính về đất đai phải coi toàn bộ đất đai trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam là thuộc sở hữu toàn dân do Nhà n−ớc đại diện chủ sở hữu; vì vậy, không còn khái niệm đất vô chủ, đất vắng chủ, không có tranh chấp về quyền sở hữu đất đai, không có sự phân công, phân cấp về sở hữu đất đaị Tuy rằng, Nhà n−ớc là đại diện chủ sở hữu, nh−ng Nhà n−ớc không độc quyền về quyền sử dụng đất đai, và cũng không trực tiếp sử dụng đất đai, mà Nhà n−ớc giao cho các tổ chức, hộ gia
đình và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài d−ới hình thức cho thuê đất, giao đất có hoặc không thu tiền sử dụng đất. Việc giao quyền sử dụng đất cho ng−ời sử dụng đất là nhằm mục đích khuyến khích việc sử dụng đất có hiệu quả, song đó không phải là quyền t− hữu, vì Nhà n−ớc có quyền định đoạt tối cao thông qua bộ máy quản lý từ Trung −ơng đến cơ sở. Nhà n−ớc sử dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền đại diện chủ sở hữu đất đai của mình nh−: Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, quyết định mục đích sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, cho phép chuyển quyền sử dụng đất, nghiêm cấm việc lấn, chiếm, hủy hoại đất, sử dụng đất không đúng mục đích...
Nhà n−ớc quy hoạch sử dụng đất và quản lý đất đai theo quy hoạch, đã giúp cho Nhà n−ớc can thiệp sâu vào quá trình sử dụng đất, đồng thời khắc phục những tồn tại về quản lý đất đai do lịch sử để lại; là điều kiện để đất đai đ−ợc sử dụng một cách hợp lý, có hiệu quả, đảm bảo cho Nhà n−ớc thực hiện quyền thống nhất quản lý đất đai của mình. Nhà n−ớc thiết lập bộ máy quản lý đất đai từ Trung −ơng đến địa ph−ơng, đồng thời quy định chặt chẽ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan này, mục đích để nâng cao hiệu quả quản lý, tránh buông lỏng, chồng chéo hoặc phân tán trong quản lý; mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất đều phải tuân thủ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất do cơ quan nhà n−ớc có thẩm quyền đề rạ
Hai là, tăng c−ờng phòng, chống vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai phải trên cơ sở quan điểm "quyền sử dụng đất là hàng hóa đặc biệt" [15, tr. 61]. Luật Đất đai năm 1993 quy định trong điều kiện nhất định thì ng−ời sử dụng đất đ−ợc chuyển quyền sử dụng đất; chính vì vậy, từ đó đến nay, quyền sử dụng đất đã trở thành hàng hóạ
Do đất đai có tính chất đặc biệt, nên hàng hóa quyền sử dụng đất đai cũng mang tính chất đặc biệt, mà không nh− các loại hàng hóa khác.
Quyền sử dụng đất là hàng hóa đặc biệt, vì một số lẽ: Nó chịu sự quản lý chặt chẽ của Nhà n−ớc, Nhà n−ớc đặt ra các quy định pháp lý đặc biệt để quản lý
nh− cơ quan quản lý đất đai; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất...; hơn nữa, vì là hàng hóa nên quyền sử dụng đất đ−ợc tham gia vào thị tr−ờng và chịu sự tác động của thị tr−ờng, nên Nhà n−ớc phải đặt ra những quy định để phù hợp với quy luật vận động của thị tr−ờng quyền sử dụng đất đaị
Quyền sử dụng đất là hàng hóa để cho phép ng−ời sử dụng đất đ−ợc chuyển đổi, chuyển nh−ợng, vì vậy nó đã trở thành động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Từ đó, yêu cầu đặt ra đối với Nhà n−ớc là phải quan tâm đầy đủ đến tất cả các mặt kinh tế, chính trị, xã hội trong quản lý thị tr−ờng đặc