Nhóm giải pháp hoàn thiện pháp luật Tố tụng hình sự trong kiểm sát điều tra các vụ án hình sự

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật trong kiểm sát điều tra các vụán hình sự của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Ninh (Trang 83 - 91)

25 BLHS Không có tội 2001 11/11 1/1 7/7 1/1 2/

3.1.Nhóm giải pháp hoàn thiện pháp luật Tố tụng hình sự trong kiểm sát điều tra các vụ án hình sự

trong kiểm sát điều tra các vụ án hình sự

Qua hơn hai m−ơi năm đổi mới, xây dựng đất n−ớc; công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đã có nhiều tiến bộ rõ rệt; góp phần tích cực vào xây dựng Nhà n−ớc pháp quyền và trong công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm. Tuy nhiên đứng tr−ớc yêu cầu đòi hỏi của thực tế và tình hình vi phạm và tội phạm đang diễn ra hết sức phức tạp, công tác hoàn thiện pháp luật cần phải đ−ợc nâng lên ngang tầm.

Để nâng cao chất l−ợng, hiệu quả công tác KSĐT các vụ án hình sự thì việc áp dụng pháp luật theo các quy định của BLTTHS và BLHS hiện hành có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Mặc dù BLHS và BLTTHS mới có hiệu lực pháp luật ch−a lâu nh−ng qua hoạt động áp dụng pháp luật các cơ quan bảo vệ pháp luật nói chung và qua hoạt động KSĐT các vụ án hình sự của VKS nói riêng đã thấy rõ nhiều điểm bất cập, cần nhanh chóng sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định cho phù hợp; nhằm đảm bảo cho việc thực hiện hai bộ luật này đ−ợc thống nhất và có hiệu quả.

3.1.1. Hoàn thiện pháp luật trong công tác khởi tố

* Về việc giải quyết và kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo tội phạm: Tại Điều 103 BLTTHS năm 2003 quy định nhiệm vụ giải quyết tin báo tội phạm và kiến nghị khởi tố: Trong thời hạn hai m−ơi ngày, kể từ ngày nhận đ−ợc tin báo, tố giác tội phạm, kiến nghị khởi tố; cơ quan điều tra trong phạm vi trách nhiệm của mình phải tiến hành kiểm tra, xác minh nguồn tin và quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự. Nếu có nhiều tình tiết phức tạp hơn phải xác minh, kiểm tra nhiều địa điểm thì thời gian giải quyết tố giác, tin báo tội phạm có thể kéo dài hơn nh−ng không đ−ợc quá hai tháng.

Việc áp dụng quy định trên hiện còn gặp nhiều khó khăn nh−: Trên thực tế hiện nay, do cần để tránh oan sai, nên việc khởi tố cần thận trọng, nhiều vụ việc phức tạp; do đó cần phải có thời gian để xác minh dài hơn thì pháp luật lại không cho phép. Đây là một bất cập cần phải đ−ợc sửa đổi đầu tiên trong giai đoạn khởi tố điều tra các vụ án hình sự.

* Về việc khởi tố vụ án hình sự:

Theo Điều 104 BLTTHS năm 2003 quy định: Quyết định khởi tố vụ án hình sự phải ghi rõ thời gian, căn cứ khởi tố, điều, khoản của BLHS đang áp dụng và họ tên, chức vụ ng−ời ra quyết định. Quyết định này vẫn khó thực hiện đ−ợc đầy đủ bởi khi khởi tố vụ án hình sự, ngay thời điểm đó khó thực hiện đ−ợc đầy đủ các yêu cầu của nội dung quyết định khởi tố vụ án hình sự. Trong giai đoạn quyết định khởi tố vụ án hình sự, ch−a thể xác định hành vi phạm tội thuộc khung khoản nàọ Điều đó gây khó khăn cho công tác thống kê tội phạm. Do đó, chỉ nên quy định trong quyết định khởi tố vụ án hình sự điều luật áp dụng phù hợp.

Cũng theo quy định tại điều 104 BLTTHS năm 2003, Hội đồng xét xử có quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự hoặc yêu cầu VKS cùng cấp ra quyết định khởi tố vụ án hình sự; nếu qua việc xét xử tại phiên toà phát hiện đ−ợc tội phạm hoặc ng−ời phạm tội mới cần điều trạ Điều luật không nói rõ là Hội đồng xét xử nào; nếu theo Điều 20 BLTTHS năm 2003 thì Tòa án thực hiện theo hai cấp xét xử. Nếu vậy thì Hội đồng xét xử phúc thẩm có quyền khởi tố vụ án hình sự hay không; điều này đang gây lúng túng cho công tác khởi tố và kiến nghị khởi tố của Hội đồng xét xử. Cần phải có quy định rõ về thẩm quyền này cho các Hội đồng xét xử.

* Về phê chuẩn quyết định khởi tố bị can:

Theo quy định tại Điều 126 BLTTHS năm 2003 thì trong thời hạn không quá ba ngày kể từ ngày nhận đ−ợc quyết định khởi tố bị can; VKSND

phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn quyết định khởi tố bị can của cơ quan điều trạ Theo quyết định này rõ ràng VKS chỉ có hai sự lựa chọn: Phê chuẩn hoặc không phê chuẩn quyết định khởi tố bị can của cơ quan điều trạ Tuy nhiên, trong hoạt động thực tiễn, có nhiều tr−ờng hợp cơ quan điều tra gửi quyết định khởi tố bị can và các tài liệu liên quan tới VKS để xin phê chuẩn; nh−ng VKS xét thấy ch−a đủ căn cứ để phê chuẩn, nh−ng cũng xác định đối t−ợng có những dấu hiệu tội phạm, cần điều tra làm rõ cho chặt chẽ vì thế không thể trả tự do cho đối t−ợng bị bắt đ−ợc.

Điều 126 không quy định tr−ờng hợp này VKSND đ−ợc làm gì; thực tế có đơn vị đã có công văn từ chối việc phê chuẩn và đề nghị cơ quan điều tra tiếp tục điều tra xác minh. Tuy nhiên, vấn đề thực tế đặt ra là nếu việc điều tra xác minh kéo dài quá ba ngày thì thời hạn tạm giữ đ−ợc giải quyết nh− thế nào, đòi hỏi cần phải có quy định cụ thể hơn trong Điều 126 BLTTHS năm 2003.

Theo Điều 127 BLTTHS năm 2003 quy định về thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can: Chỉ đ−ợc thực hiện trong tr−ờng hợp có căn cứ xác định bị can phạm vào tội khác với tội đã khởi tố. Quy định nh− vậy là ch−a đủ bởi có thể phải thay đổi nội dung khác của quyết định khởi tố bị can nh−: Tên tuổi, nơi c− trú của bị can... Bởi lúc đầu, vì lý do nào đó bị can có thể khai không đúng lý lịch gia đình; vì vậy đề nghị sửa đổi quy định tại Điều 127 BLTTHS năm 2003 theo h−ớng: Có thể thay đổi, bổ sung nhiều nội dung của quyết định khởi tố bị can khi cần thay đổi họ tên, địa chỉ bị can cho phù hợp hoặc khi có căn cứ và cần thiết.

3.1.2. Hoàn thiện các biện pháp ngăn chặn * Về việc bắt ng−ời trong tr−ờng hợp khẩn cấp:

Có tr−ờng hợp cơ quan điều tra ra lệnh bắt khẩn cấp; VKS đã phê chuẩn nh−ng cơ quan điều tra ch−a bắt đ−ợc đối t−ợng. Trong tr−ờng hợp này lệnh bắt khẩn cấp sẽ có hiệu lực đến bao giờ kể từ khi lệnh bắt đã đ−ợc ký và

phê chuẩn. Lệnh này kéo dài đ−ợc bao lâủ Có thể nên quy định lệnh bắt khẩn cấp có hiệu lực pháp luật kể từ khi bắt đ−ợc đối t−ợng bị bắt.

Theo quy định tại Điều 81 BLTTHS năm 2003 thì trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi nhận đ−ợc lệnh bắt khẩn cấp và các tài liệu liên quan đến việc bắt khẩn cấp của cơ quan điều tra; VKS phải ra quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp của cơ quan điều trạ Nếu VKS không phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp thì cơ quan điều tra phải trả tự do ngay cho ng−ời bị bắt. Trong thời gian chờ phê chuẩn của VKS thì việc quản lý và chế độ của ng−ời bị bắt sẽ nh− thế nào; thời gian đó có đ−ợc trừ vào thời gian tạm giữ, tạm giam hay không; điều đó cũng cần phải đ−ợc xem xét, quy định rõ ràng hơn trong điều luật.

* Về tạm giữ:

- Tại khoản 3 Điều 86 BLTTHS năm 2003 quy định cơ quan điều tra gửi quyết định tạm giữ cho VKS cùng cấp, không quy định việc gửi kèm theo các tài liệu liên quan đến việc tạm giữ. Do đó, VKS kiểm sát tính có căn cứ hay không có căn cứ quyết định tạm giữ của cơ quan điều tra sẽ gặp khó khăn. Do đó cần bổ sung vào khoản 3 Điều 86 nội dung: cơ quan có thẩm quyền tạm giữ, gửi quyết định tạm giữ và những tài liệu có liên quan đến việc tạm giữ cho VKSND cùng cấp để VKS thực hiện chức năng kiểm sát việc tạm giữ.

- Khi VKS phê chuẩn quyết định ra hạn tạm giữ, nh−ng ch−a hết thời hạn gia hạn tạm giữ, xét thấy không cần thiết phải tạm giữ tiếp; nên cơ quan điều tra thay đổi biện pháp ngăn chặn bằng biện pháp cấm đi khỏi nơi c− trú. Trong tr−ờng hợp này, tr−ớc khi thay đổi biện pháp ngăn chặn phải có sự đồng ý của VKS; vấn đề đặt ra là: Cơ quan điều tra có phải có văn bản đề nghị VKS hay không và VKS phê chuẩn quyết định thay đổi biện pháp ngăn chặn hay quyết định thay đổi biện pháp ngăn chặn từ tạm giữ chuyển sang cấm đi khỏi nơi c− trú. Điều này đặt ra cần phải quy định cụ thể, rõ ràng hơn, tránh cho việc áp dụng tùy tiện.

* Về tạm giam:

- Thực tế áp dụng quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 88 BLTTHS năm 2003 cho thấy có bốn tr−ờng hợp v−ớng mắc cần phải sửa đổi, cụ thể là:

+ Tr−ờng hợp bị can phạm tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng và BLHS quy định mức hình phạt d−ới hai năm tù thì không đ−ợc tạm giam. Trong khi những ng−ời này có thể bỏ trốn; ng−ời ở địa ph−ơng khác, có thể gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử.

+ Tr−ờng hợp bị can phạm tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng; thời hạn tạm giam ngắn hơn thời hạn điều trạ Khi vụ án ch−a đ−ợc điều tra xong mà thời hạn tạm giam đã hết; nếu không cho bị can tại ngoại thì vi phạm, nếu cho bị can tại ngoại thì gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố và xét xử.

+ Tr−ờng hợp bị can là ng−ời ch−a thành niên từ đủ m−ời sáu tuổi đến d−ới m−ời tám tuổi phạm tội; nếu phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng do vô ý thì không đ−ợc tạm giam. Trong thực tế nếu không tạm giam một số các đối t−ợng này thì sẽ gây khó khăn cho việc điều trạ Nhiều bị can đã bỏ trốn hoặc không xác định địa chỉ, nhất là các bị can sống lang thang, không có chỗ ở ổn định.

+ Tr−ờng hợp vụ án hình sự có đồng phạm; có các bị can phạm các tội khác nhau hoặc tính chất phạm tội khác nhaụ Nếu thời hạn điều tra tính trong loại tội của bị can đầu vụ nh−ng thời hạn điều tra lại tính theo tội mà mỗi bị can đã bị khởi tố. Do đó, có bị can đã hết thời hạn tạm giam nh−ng việc điều tra vẫn ch−a xong; nếu thả tự do cho bị can đã hết thời hạn tạm giam thì cũng gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố và xét xử.

- Tại khoản 2 Điều 88 BLTTHS năm 2003 quy định, đối với tr−ờng hợp bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con d−ới ba sáu tháng tuổi thì không áp dụng biện pháp tạm giam. Thực tế đã có nhiều bị can thuộc dạng này trên địa bàn thành phố Bắc Ninh cơ quan chức năng đã không áp dụng

biện pháp tạm giam nên các đối t−ợng trên vẫn tiếp tục phạm tội (mua bán trái phép chất ma túy), gây bức xúc trong d− luận; gây khó khăn cho quá trình điều tra khám phá các vụ án hình sự.

- Tại khoản 3 Điều 88 BLTTHS năm 2003 quy định, trong thời hạn ba ngày kể từ ngày nhận đ−ợc lệnh tạm giam, đề nghị phê chuẩn và các tài liệu liên quan đến việc tạm giam; VKS phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn. Vấn đề đặt ra là nếu đến ngày thứ ba, VKS ra quyết định không phê chuẩn lệnh tạm giam và khởi tố bị can vì đối t−ợng không phạm tội; ba ngày đó đối t−ợng đã bị tạm giam để chờ phê chuẩn thì hậu quả pháp lý sẽ nh− thế nàọ

- Về việc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn: Trong tr−ờng hợp vụ án đang trong giai đoạn điều tra, cơ quan điều tra ch−a có văn bản đề nghị hủy bỏ hoặc thay đổi biện pháp ngăn chặn; VKS tự mình ra quyết định hủy bỏ hoặc thay đổi biện pháp ngăn chặn là thực hiện theo đúng quy định tại điều 94 BLTTHS năm 2003 (tức là đối với những biện pháp ngăn chặn do VKS phê chuẩn thì việc hủy bỏ, thay thế do VKS quyết định). Tuy nhiên, việc làm trên của VKSND có thể gây khó khăn cho cơ quan điều tra, vô tình tạo ra quan hệ không tốt giữa hai cơ quan nàỵ Vấn đề nêu trên cần phải có sự h−ớng dẫn cụ thể giữa liên ngành các cơ quan: Công an - VKS. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tất cả các vấn đề nêu trên, đã và đang gây khó khăn và lúng túng trong quá trình áp dụng pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng cần phải đ−ợc h−ớng dẫn cụ thể trong các điều luật hoặc thông qua các thông t− liên tịch của liên ngành Công an - VKS.

3.1.3. Về thời hạn điều tra và gia hạn điều tra

- Theo Điều 119 và Điều 120 BLTTHS năm 2003 quy định, thời hạn điều tra tội ít nghiêm trọng và tội nghiêm trọng dài hơn thời hạn tạm giam. Quy định trên là không hợp lý bởi có tr−ờng hợp thời hạn tạm giam đã hết,

nh−ng việc điều tra vụ án vẫn ch−a kết thúc; nếu thả tự do cho bị can thì sẽ gây khó khăn cho hoạt động điều trạ Nên quy định thời hạn điều tra bằng thời hạn tạm giam để đảm bảo việc áp dụng pháp luật trong KSĐT các vụ án hình sự đ−ợc thống nhất.

- Tại Điều 121 BLTTHS năm 2003 quy định việc gia hạn điều tra chỉ áp dụng đối với loại tội: nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Việc điều luật không quy định cho phép gia hạn điều tra đối với loại tội ít nghiêm trọng là không phù hợp. Bởi lẽ có nhiều tr−ờng hợp phạm tội ít nghiêm trọng nh−ng trong vụ án có nhiều bị can tham gia; tính chất phức tạp … nếu không gia hạn điều tra sẽ không đảm bảo đ−ợc thời hạn điều tra vụ án hình sự. Do đó, cần quy định đ−ợc gia hạn điều tra đối với cả những tội phạm ít nghiêm trọng, thời hạn gia hạn tối thiểu là một tháng.

3.1.4. Về việc khám nghiệm hiện tr−ờng, khám nghiệm tử thi

Điều 150 BLTTHS năm 2003 quy định việc khám nghiệm hiện tr−ờng do điều tra viên tiến hành, phải có kiểm sát viên tham gia để thực hiện chức năng kiểm sát. Tuy nhiên, trong thực tế có rất nhiều vụ việc, do ban đầu ch−a thể xác định đ−ợc việc có dấu hiệu của tội phạm nên cơ quan công an không thông báo cho VKS biết để cử kiểm sát viên tham gia khám nghiệm; hơn nữa khám nghiệm hiện tr−ờng nhiều tr−ờng hợp không bắt buộc điều tra viên phải tham giạ Ví dụ, đối với các vụ án vi phạm Luật lệ giao thông, cố ý gây th−ơng tích … khi phát hiện vụ việc, ban đầu nạn nhân ch−a chết hoặc không có biểu hiện bị th−ơng nặng, bị tử vong nên cán bộ Cảnh sát giao thông hoặc do Công an cấp xã, ph−ờng, thị trấn vẫn tiến hành khám nghiệm; không mời điều tra viên, kiểm sát viên tham gia khám nghiệm. Trong quá trình giải quyết vụ việc thì nạn nhân chết hoặc do th−ơng tích kín dẫn tới tử vong hoặc th−ơng tích nặng đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Từ đây, xuất hiện những vấn đề rất phức tạp về nhận thức và vận dụng; quyết định của VKS cũng rất

khó khăn, mỗi địa ph−ơng, mỗi đơn vị tùy theo tình hình thực tế của địa ph−ơng mình mà áp dụng những biện pháp phù hợp nhất. Những vấn đề này đang cần phải đ−ợc liên ngành Trung −ơng h−ớng dẫn ngay để đảm bảo cho việc áp dụng pháp luật trong lĩnh vực nàỵ

3.1.5. Về việc tạm đình chỉ, đình chỉ điều tra

- Trong thực tế đã có tr−ờng hợp bị can đã bị khởi tố nh−ng sau khi kết thúc điều tra thấy rằng việc điều tra, truy tố hoặc đình chỉ là ch−a đủ căn cứ mà phải chờ bắt đ−ợc các bị can khác còn đang lẩn trốn thì mới có cơ sở kết luận bị can này có phạm tội hay không. Nh−ng theo quy định tại Điều 160

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật trong kiểm sát điều tra các vụán hình sự của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Ninh (Trang 83 - 91)